Thông thường thì hầu hết chúng ta sẽ không biết khi nào là đủ, khi nào là phù hợp để có thể kinh doanh hay khởi nghiệp. Tôi cũng thế và tôi tin rằng những điều sau đây sẽ giúp cho cả tôi và bạn nên cần phải làm gì hay biết rằng khi nào chúng ta sẽ bắt đầu.
Ở phần này, tôi sẽ chia sẻ với bạn khác đi một chút. Ở đây không phải là tôi chia sẻ những điều mà tôi đã làm, mà tôi sẽ chia sẻ những gì mà tôi đã học được và nó dành cho cả bạn và cả cho tôi.
Chúng ta sẽ cùng đi đến 9 lời khuyên đắt giá để kinh doanh thành công
1. Ý tưởng là yếu tố quan trọng bậc nhất
Ý tưởng ở đây là quyết định mô hình, sản phẩm mà bạn kinh doanh hay khởi nghiệp.
Ý tưởng không phải yếu tố quyết định 100% nhưng nó cực kỳ quan trọng và quyết định nhiều điều.
Ngoài ý tưởng thì bạn cần phải có nhiều yếu tố khác nữa: thực thi, triển khai, lên kế hoạch hay rất nhiều thứ khác. Bạn có ý tưởng tốt nhưng thực thi hay triển khai không được thì ý tưởng cũng vô nghĩa mà thôi.
Nhiều người thì không lựa chọn được cho mình một ý tưởng kinh doanh thực sự tốt. Họ ảo tưởng về tính khả thi và tỉ lệ thành công của ý tưởng đó, vì hầu hết họ chưa hiểu và nghiên cứu sâu về thị trường cũng như sự tiềm năng của nó.
Cũng có rất nhiều người, họ rất giỏi, giàu kinh nghiệm, đã va chạm và trải nghiệm rất nhiều. Nhưng khi lựa chọn ý tưởng sai hoặc triển khai không được thì họ lại thất bại.
Vì thế hãy chọn cho mình một ý tưởng, mô hình kinh doanh hay sản phẩm phù hợp bằng cách
- Nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu sản phẩm
- Nghiên cứu đối thủ
- Nghiên cứu khách hàng
- Độ tiềm năng
- Tỉ lệ win của dự án hay sản phẩm
- Lên kế hoạch đủ
- …
Hãy đảm bảo cho ý tưởng kinh doanh của bạn với một vài tiêu chí như:
- Tính thực tế của ý tưởng đó
- Tính khả thi của ý tưởng đó
- Độ dễ triển khai của ý tưởng
- Đã có người thành công
Hay bạn có thể là người đi sau, sao chép ý tưởng hoặc biến nó thành của mình bằng cách. Đi ngách với ý tưởng đó: cá nhân hoá, local hoá, lựa chọn phân khúc về khách hàng, lựa chọn một phân khúc phù hợp hơn hay một ngách nào đó mà bạn cho rằng có tính khả thi.
Ngoài ra thì còn một vài keyword khác như, sản phẩm hay ý tưởng ấy của bạn phải thực sự phù hợp với bản thân.
“Nhiều người nói: để kinh doanh thành công bạn phải yêu thích công việc, sản phẩm hay ý tưởng của mình”
Hay còn nhiều yếu tố khác là thời điểm, hợp thời và một chút may mắn thì lý do thành công của bạn sẽ cao hơn.
Giống như ATP Software có kết quả như ngày hôm nay, bạn có thể thấy rằng bên mình có lợi thế là đơn vị tiên phong trong mảng phần mềm này. Ngoài ra với nhiều dự án khác, thì mình cũng nhận ra và đúc kết được rất nhiều trong việc lựa chọn ý tưởng phù hợp.
Những sản phẩm bên mình hầu hết là do ý tưởng, nhu cầu của bản thân. Sau đó phù hợp với những anh/em xung quanh là người kinh doanh, từ đó mở rộng cung cấp và mang đến sản phẩm này đến cộng đồng.
Vì vậy, những bài học xương máu của mình thật sự là rất phù hợp với anh/em đang có ý định kinh doanh hay khởi nghiệp.
Bài viết hay về ý tưởng kinh doanh: 101 Ý Tưởng Kinh Doanh Dễ Thành Công 2019
2.Kế hoạch
để kinh doanh thành công thì chúng ta phải có những bản kế hoạch rõ ràng, bài bản và thực tế
- Có những con số
- Lộ trình thực thi
- Phân tích thị trường
- Lợi thế cạnh tranh
- Key khác biệt thực sự
- …
Nên đọc: Lập kế hoạch kinh doanh đơn giản qua vài bước này
Thông thường thì bản kế hoạch của chúng ta sẽ rất chi tiết hay bắt mắt. Nhưng đó chỉ phù hợp với khi đi gọi vốn hoặc kêu gọi đầu tư từ một chương trình nào đó.
Tuy nhiên, khi chúng ta làm kế hoạch cho đội nhóm, cho bạn hay những đồng nghiệp của mình triển khai thì không cần quá chi tiết. Quan trọng chúng ta phải rõ ràng, gần gũi, có những con số phù hợp, lộ trình phù hợp và mang tính chất thực thi hay checklist phù hợp.
Chúng ta sẽ thường tham khảo trên mạng, nhưng hầu hết sẽ khá lan man và khó triển khai.
Mình có một vài mẫu bạn có thể tham khảo ở đây (bản kế hoạch sơ bộ, dạng tham khảo, ngắn và 1 vài tờ a4)
3. Trang bị kiến thức:
Rất rất quan trọng, nó nằm ở bản thân của bạn. Những trải nghiệm, sự học tập, nghiên cứu trong quá trình làm việc, đúc kết được.
Ở đây, để một hoạt động kinh doanh được thành công và giảm thiểu nhiều rủi ro thì chúng ta phải trang bị cho mình kiến thức đủ lớn.
“Kiếm thức của bạn ở đâu thì hoạt động kinh doanh của bạn sẽ có quy mô ở đó”
Vì thế bạn phải trang bị cho mình rất nhiều kiến thức, tầm nhìn, kỹ năng, chuyên môn để có thể giúp ích trong việc kinh doanh và khởi nghiệp thành công.
- Những bài học
- Những case study
- Những buổi cà phê học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
- Những chia sẻ từ các chuyên gia: trong video, khoá học
- Tham gia những cộng đồng: marketing, khởi nghiệp, …
- Tham gia các sự kiện, offline, workshop
- Trong những cuốn sách
- …
Để chúng ta có thể học hỏi, đúc kết, nghiên cứu và trang bị kiến thức, hành trang để kinh doanh hay khởi nghiệp.
4. Co – founder, teamwork
đây là một trong những keywork rất khó trong hoạt động kinh doanh cũng như khởi nghiệp.
Những lần đầu làm kinh doanh thì hầu hết chúng ta sẽ cần những người đồng hành, những người bạn ban đầu, những anh/em gắn bó lâu dài.
Co – Founder: Thông thường thì chúng ta sẽ lựa chọn một đồng sáng lập, rủ một người người bạn, anh/em hay bạn bè gì đó để làm kinh doanh. Nhưng hầu hết là đều đổ vỡ trong quá trình triển khai và thực thi vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này.
Một vài nguyên nhân như:
- Đồng sáng lập không có tính chất cộng hưởng: tức sẽ không bù trừ với bạn về chuyên môn, quản lý hay một vị trí nào đó mà bạn đang thiếu. Hầu hết chúng ta sẽ “đánh nhau” và sau đó có nhiều bất cập sẽ xảy ra, dẫn đến việc kinh doanh thất bại.
- Hay trong quá trình làm sẽ xảy ra các trường hợp như: tranh giành quyền lợi, nạnh việc, có những xu hướng làm ức chế nhau và dẫn đến không còn cùng chí hướng nữa.
Lời khuyên là
- Bạn nên lựa chọn khoảng 2 – 3 Co – Founder. Nếu nhiều quá sẽ rất khó có những quan điểm đồng nhất với nhau. (Hãy tưởng tượng một cuộc họp bàn mà có 5 hay 7 ý kiến trái chiều).
- Lựa chọn các Co – Founder có thể bù trừ về chuyên môn, kỹ năng. Giả sử như một người thiên về quản trị và một người thiên về kỹ thuật. Điều này sẽ giúp ít rất nhiều trong quá trình gầy dựng, triển khai và hoạt động kinh doanh của bạn.
- Chọn những người có cùng quan điểm, chí hướng, lâu dài và định hướng rõ ràng. (rất nhiều dự án đã thất bại vì sự đấu đá nhau sau đó).
Teamwork: xây dựng đội nhóm chưa bao giờ là dễ dàng, vì thực tế khi bạn bắt đầu kinh doanh hay khởi nghiệp. Bạn thường sẽ không có teamwork, để xây dựng rất khó.
Những bước chập chững bắt đầu thì hầu như là bạn chưa có: văn hoá doanh nghiệp, chưa có không gian, môi trường đủ tốt. Thậm chí là chưa có nhiều nguồn doanh thu hay những lợi nhuận ban đầu. Hầu hết là các khoản chi, đầu ra, và chịu lỗ.
Lúc này để tuyển người sẽ cực kỳ khó khăn. Và chúng ta sẽ rất dễ rớt người, anh/em sẽ khó có thể gắn bó và ra đi sau đó.
Vậy thì lời khuyên của mình là gì:
Lựa chọn các anh/em qua “referral”. Từ giới thiệu và các mối quan hệ của mình đang có như:
- Những mối quan hệ từ cấp 3, đại học
- Những anh/em, bạn bè ở quê
- Họ hàng, một mối quan hệ nào đó
- Trên Facebook hay cộng đồng, những khách hàng, mối quan hệ online
- …
Chúng ta có thể lựa chọn và khá dễ để có thể kéo các anh/em đó để về làm cùng vì lợi thế của các anh/em đang ở một vài trường hợp như:
- Là trang giấy trắng, newbie
- Đã học xong và chưa xin được việc làm
- Có thể đang học mà nghỉ đi làm gì đó
- Sa cơ – lỡ vận
- Nhóm trẻ
Lúc này mình sẽ tuyển dụng và đưa anh/em về làm cùng. Tính chất công việc sẽ dễ dàng hơn, anh/em sẽ dễ hoà nhịp và làm việc cùng nhau.
Hơn nữa, bạn sẽ dễ dàng hỗ trợ, training, đào tạo anh/em hơn.
Và đặc biệt là: các chỉ số cày cuốc, gắn bó, cố gắng của anh em sẽ cực kỳ cao.
ở ATP Software thì trong khoảng 2 – 3 năm trở lại đây có rất ít anh em đã out ra. Hầu hết đều gắn bó với công ty từ ban đầu đến giờ và đã có những kinh nghiệm, đúc kết và khá giỏi cho đến thời điểm hiện tại. Tính đến thời điểm này cũng khoảng 60 anh/em đang làm việc tại công ty.
Ngoài ra, đối với các nhóm việc về chuyên môn thì có thể tuyển với mức ổn định và có thể chi trả được. Vì tính chất công việc này, anh/em sẽ không cần quá đòi hỏi về môi trường, không gian hay các điều kiện khác. Tất nhiên là vẫn cần, nhưng sẽ không nhiều. Sau này quy mô của bạn lớn hơn, bạn sẽ giữ được họ.
Một vài keyword mà mình muốn chia sẻ thêm ở đây:
5. Thực thi
đây là yếu tố siêu siêu quan trọng, năng lực thực chiến. 4 khâu đầu tiên bạn đã chuẩn bị rất tốt, nhưng nếu fail khâu này thì toàn bộ đều sẽ fail hết.
Mình đã từng hợp tác với nhiều dự án của các anh/em. Đội ngũ nhân viên của mình triển khai các dự án mới cũng đã thất bại một vài lần và ngay cả mình cũng vậy.
Rất khó để bạn có thể “đánh đâu – thắng đó”.
Vì vậy, bạn phải trang bị cho mình “năng lực thực chiến” và không còn cách nào khác đó là: cày, cày & cày mà thôi.
Chúng ta phải làm rất nhiều, rất tập trung, cam kết đạt được các chỉ số, các con số đã đề ra trước đó và phải siêu nỗ lực thì lúc này chúng ta mới có những kết quả ban đầu.
Những giai đoạn đầu tiên, những bước đầu tiên trong kinh doanh là cực kỳ “nhiêu khê”. Nếu chúng ta làm một cách hời hợt và không siêu nổ lực thì rất khó để chúng ta có thể thành công được.
Hay ở ATP Software hiện tại, đã hình thành và xây dựng nhiều năm, đã có lượng khách hàng, đối tác hay có traffic tự nhiên đến khá nhiều. Đôi khi đi du lịch, nghỉ ngơi một thời gian sẽ không ảnh hưởng quá nhiều và tất cả là đều nhờ vào NỀN TẢNG.
Nhớ lại những giai đoạn đầu thì anh/em phải cày, OT rất nhiều mới có thể tăng được “năng lực thực thi” và có kết quả ban đầu. Sấp mặt cũng có vài lần, những hầu hết là phải cày cuốc thì mới có thể bù lại được.
Vì thế bạn phải chuẩn bị cho mình “năng lực thực thi” và tâm thế siêu nổ lực.
6. Tối ưu, hoàn thiện
Trong quá trình triển khai, thực thi và để có những kết quả ban đầu. Chắc chắn chúng ta sẽ có những điểm còn phải hoàn thiện, những điểm chưa tối ưu và không thể nào hoàn hảo được.
Mình từng nói là gì “khi chúng ta còn nhiều điểm fail, điểm ngu thì chúng ta đang còn có thể phát triển”
Còn nếu đã ổn định và không biết hoàn thiện, chỉnh sửa hay tối ưu ở đâu thì có thể chúng ta đang đi xuống.
Ở những tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: VinGroup, Viettel họ cũng tương tự như thế là không thể nào hoàn thiện tất cả. Vì thế họ phải luôn tối ưu, hoàn thiện hơn, thay đổi để có thể phát triển mạnh mẽ hơn.
Là người đứng đầu, người chủ doanh nghiệp hay bạn đang kinh doanh thì bạn phải là người hiểu sâu sắc nhất. Mình đang đúng ở đâu, đang sai chỗ nào, cần tối ưu những gì.
Hay chúng ta phải cần một người mentor, những anh/em xung quanh. Mình thường hay đi cà phê với các anh/em và mối quan hệ xung quanh để có những lời khuyên giá trị.
Vì đôi khi, mình là người trong cuộc chỉ thấy được những góc nhìn trong doanh nghiệp và không thể nào nắm rõ hết được.
Nên phải cần những người mentor, định hướng, những anh/em bên ngoài nhận xét, review hay cho những lời khuyên, từ đó chúng ta có thể đúc kết, hoàn thiện và phát triển đúng hơn, mạnh mẽ hơn.
7. Nên tập trung vào điều gì?
Trong hoạt động kinh doanh thì cần tập trung vào điều gì là quan trọng? đây là thắc mắc của hầu hết người kinh doanh.
Con người là ưu tiên số 1, vì như mình đã chia sẻ ở phần trước liên quan đến hoạt động tuyển dụng, training nội bộ. Để giúp anh/em phát triển, giúp anh/em giỏi lên và có thể làm việc đa năng, tiến bộ vượt bậc.
Mình đầu tư rất nhiều vào con người, dành nguồn lực và thời gian, chi phí cơ hội để có những buổi training, đào tạo nội bộ, định hướng và giúp anh/em có thể làm các nhóm công việc khó, lúc này sẽ giúp được công ty đi xa và phát triển mạnh mẽ hơn.
Hiện nay thì rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn làm điều này. Vì cốt lõi của một doanh nghiệp vận hành đó là con người. Trong kinh doanh hay khởi nghiệp cũng vậy, nên trang bị và đầu tư cho con người.
Nền tảng là sao, nếu ai hiểu ATP Software hoặc để ý thì thực tế tất cả những gì mình đang làm đều là hướng về nền tảng. Mình hay nói đùa với các anh/em trong công ty là “tới thời điểm này, mình thực sự chưa đi kiếm tiền”.
Gần như những bước chuẩn bị, nguồn lực được đầu tư để xây dựng nền tảng và lộ trình tăng trưởng trong tương lai. Thành ra mình tập trung cho nền tảng rất nhiều.
- Về thương hiệu
- Lượng traffic của khách hàng
- Tiếp cận khách hàng & nhận diện đa kênh
- Những sự hỗ trợ, hài lòng dành cho khách hàng
- …
Giả sử như một bạn nhân sự nào đó out, thì sẽ không quá ảnh hưởng vào một nền tảng nào đó quá nhiều. Vì khi bạn đã sở hữu nền tảng hay xây dựng nền tảng, lúc này sẽ không bị gãy hoặc ảnh hưởng. Và đó là điều mà nhiều doanh nghiệp đang rất cần nó.
Vì vậy, hãy tập trung xây dựng nền tảng lâu dài.
Phát triển năng lực: liên quan đến việc trang bị kiến thức, bạn phải luôn update mỗi ngày, phát triển bản thân mỗi ngày để có thể giúp đỡ công ty, giúp đỡ anh/em phát triển.
Mình đã có chia sẻ trước đó là gì “Kiến thức của bạn ở đâu thì hoạt động kinh doanh của bạn sẽ có quy mô ở đó”
Vì vậy, để phát triển và kinh doanh thành công, bạn phải trang bị cho mình năng lực đủ và luôn hướng về việc phát triển bản thân mỗi ngày và tập trung vào nó.
MKT/bán hàng: đây là hoạt động không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp hay trong quá trình bạn kinh doanh. Để duy trì, phát triển thì bạn phải có tiền, không những có mà phải trong tâm thế có rất nhiều tiền.
“Nhưng không phải vì thế mà bạn đánh mất giá trị cốt lõi hay đầu tư vào những điều mà mình chia sẻ ở trên”. Mọi thứ phải được đầu tư, lâu dài và có tầm nhìn dài hạn.
Kinh doanh online hiện nay nếu bạn không có kiến thức về nó hay triển khai được thì rất dễ fail. Ngược lại, bạn phải lựa chọn kênh marketing/bán hàng phù hợp để mang lại doanh số, nguồn doanh thu mỗi ngày bằng việc:
- Phân tích thị trường
- Phân tích đối thủ
- Phân tích khách hàng
- Phân tích kênh triển khai và lựa chọn ngách
- Tính khả thi và phù hợp của kênh
- Lựa chọn ngân sách phù hợp cho kênh
- Đưa ra các chiến dịch quảng cáo phù hợp
- Chăm sóc, hỗ trợ khách hàng đúng cách (siêu quan trọng)
- Cập nhật xu hướng của khách hàng, thay đổi của thị trường
- Hay còn rất nhiều keyword khác nữa mà bạn phải trang bị cho mình hay có kiến thức về nó.
Quản trị: góc độ là một người đứng đầu, kinh doanh thì bạn phải trang bị cho mình kiến thức và năng lực về quản trị. Từ tài chính, quản lý, các hoạt động bussiness của doanh nghiệp.
Mình có khá nhiều thời gian “rãnh” để chia sẻ, update kiến thức, mình hay ra ngoài làm việc và cả tháng chỉ lên công ty một vài lần để họp và trao đổi cụ thể với các anh/em.
Còn lại là anh/em đã tự run được vì mình đã tập trung vào con người, đầu tư thời gian, nguồn lực để anh/em phát triển hay xây dựng nền tảng lâu dài, ổn định. Lúc này mình sẽ có nhiều khoảng thời gian trống hơn và ưu tiên việc update mỗi ngày.
Bản thân mình phải phát triển bản thân. Có kiến thức để hút người, giữ con người ở lại. Cũng như là đưa ra các định hướng, chiến lược để hỗ trợ doanh nghiệp và đội ngũ phát triển.
Ngoài ra thì cũng phải tập trung vào marketing và bán hàng vì không thể thiếu để giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển.
Sẽ tuỳ vào quy mô, tuỳ vào tính chất của mỗi mô hình kinh doanh khác nhau mà bạn có thể lựa chọn cho mình những chiến lược, bước đi khác nhau hay tập trung vào những keyword phù hợp ở mỗi thời điểm.
8. Khi thất bại, khó khăn khi cần làm gì?
Mọi thứ sẽ không màu hồng đâu. Mình sẽ gặp những thất bại, những trở ngại, khó khăn, nhất là những ai đang kinh doanh lần đầu hoặc mới bắt đầu kinh doanh.
Đôi khi mình đã rất nổ lực nhưng hướng đi fail thì mình phải chọn phương án off hoặc chuyển mình khi cần.
Mình lấy ví dụ điển hình là, ngày xưa mình kinh doanh quán cà phê. Tuy nhiên mô hình này rất khó để triển khai và có kết quả tốt và thực sự là mình đã không quá tập trung và làm tốt nó, thành ra là không có lợi nhuận và một vài tháng thì bù lỗ vào các khoản chi phí từ mô hình này.
Và sau đó là mình phải đổi mô hình sang dạng cho thuê – cho thuê toà nhà đó và lợi nhuận của mình ổn hơn. Tuy không có quá nhiều lợi nhuận nhưng an toàn, ổn định và hơn nữa mình không phải bù lỗ nữa khi đã chuyển mô hình, chuyển hướng khi cần.
“Nên đôi lúc, bạn phải chấp nhận thất bại”
Nhiều anh/em cứ cắm đầu làm, đến khi cạn vốn. Nhất là các mô hình như: cà phê, nhà hàng, quán ăn, …nhiều mô hình kinh doanh ngập vào trong nợ nần và thua lỗ mà chúng ta không có điểm cắt lỗ và ngừng thì chúng ta sẽ fail và càng ngày càng vào ngõ cụt.
Không phải lúc nào chúng ta đưa ra lộ trình, kế hoạch phát triển và nó sẽ luôn đúng cả. Thành ra là có những lúc chúng ta sẽ gặp những thất bại và chúng ta phải sẵn sàng để có thể đón nhật nó.
Và khi gặp thất bại thì chúng ta phải nổ lực hơn rất nhiều lần để có thể trải qua, tiếp tục làm lại hay có thể làm những điều mới mẻ hơn hoặc có thể chuyển hướng sang một mô hình khác để vớt vát lại những gì mà chúng ta đã mất trước đó hay có thể làm.
Trong hoạt động kinh doanh thì chúng ta sẽ có thể gặp những khó khăn như: mất một đối tác quan trọng, nhân sự nào đó ra đi hoặc một kênh marketing/bán hàng nào đó không còn hiệu quả nữa. Hoặc cũng có thể nghiêm trọng hơn là những biến cố xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình.
Khi đó, điều quan trọng là chúng ta phải reiview lại toàn bộ hoạt động của mình. Xem khó khăn đó có ảnh hưởng gì cho hoạt động của chúng ta. Và phải vượt qua bằng tâm thế siêu siêu nổ lực.
Ở ATP Software mình gặp rất nhiều giai đoạn khó khăn như thế này. Và qua những khó khăn hay biến cố như vậy “Tụi mình đã vượt qua và tăng trưởng rất nhiều”.
Những giai đoạn khó khăn như vậy nó có thể là một bước ngoặc hoặc cũng có khiến chúng ta thất bại và thua lỗ. Hay nặng hơn là lâm vào cảnh “bế tắc”.
Vì vậy, trong làm kinh doanh thì phải chuẩn bị và sẵn sàng cho tâm thế thất bại và phải nổ lực làm lại lần 2 lần 3 hay có thể nhiều hơn từ những kinh nghiệm, đúc kết lần đầu.
“Rất ít người khởi nghiệp, kinh doanh lần đầu mà thành công”
Và có một điểm là: nhiều người, nhiều trường hợp thì không có tố chất kinh doanh. Việc trang bị kiến thức, tố chất và nội lực của họ rất khó để kinh doanh thành công. Từ yếu tố con người, tính cách, từ lượng kiến thức, mong muốn thì họ không đủ tố chất để làm và họ cứ làm, cứ làm đi làm lại mà vẫn cứ thất bại.
Thật sự là rất nhiều người như vậy!
Vì vậy, đôi khi nếu chúng ta không phù hợp thì có thể chúng ta phải lựa chọn việc “làm công ăn lương” hoặc là lựa chọn mô hình, ý tưởng kinh doanh bớt rủi ro và an toàn hơn.
Chứ cứ cắm đầu làm, làm mãi mà vẫn thất bại thì rất khó, sẽ lâm vào cảnh nợ nần và mất trắng những gì mình tích góp trong quá trình suốt nhiều năm.
Kinh doanh thì tỉ lệ thành công không nhiều, cần những người có ý chí kiên cường, tố chất hay những sự hy sinh lớn để có thể làm điều này.
9. Duy trì – ổn định:
khi chúng ta đã có một kết quả tốt thì việc duy trì cũng rất khó khăn.
Ở ATP như hiện tại, tụi mình đang gặp những áp lực, khó khăn khi mà đội ngũ nhân sự nhiều lên, đội ngũ tiến bộ, các dự án nhỏ hơn mọc ra thì bắt buộc và áp lực doanh nghiệp phải tăng trưởng.
Vì nếu không tăng tưởng thì nhân sự sẽ không tăng thu nhập và đi ngang. Đối thủ mới sẽ mọc ra, họ lớn nhanh hơn và nhảy vào rất mạnh. Vì thế phải tìm ra những keyword để có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình hay dành cho hoạt động kinh doanh.
Việc tăng trưởng ổn định này phải cần những chiến lược và lộ trình phát triển đúng đắn và với một tâm thế luôn luôn nổ lực.
“Tinh thần khởi nghiệp luôn trong mọi trạng thái làm việc”.
Hầu hết, khi chúng ta đã làm tốt thì chúng ta sẽ chủ quan và an nhàn hơn, nhiều lúc chúng ta chủ quan thì đối thủ sẽ vượt qua, họ lấy thị phần hoặc có thể làm tốt hơn.
“Khi bạn ngừng cố gắng, ngoài kia có rất nhiều người nổ lực và cố gắng gấp 10 lần bạn”
Vì thế, cuộc chiến về kinh doanh trong giai đoạn này là cuộc chiến của những người liên tục nổ lưc, liên tục cố gắng để duy trì kết quả và làm ra những điều mới mẻ, sáng tạo hơn.
Nếu chúng ta ngừng sáng tạo, ngừng đổi mới thì sẽ bị đối thủ nhanh chóng lấy thị phần và cạnh tranh hơn. Lúc này hoạt động kinh doanh của chúng ta sẽ khó khăn hơn gấp nhiều lần.
“Để kinh doanh thành công một cách bền vững theo thời gian thì chúng ta phải có tầm nhìn dài hạn, một lộ trình phát triển đúng đắn và một sự nổ lực lâu dài, không ngừng nghỉ”
Follow me: Phan Toàn
comment thảo luận tại post này AE nhé <3