Tại sao việc phát triển bản thân(Personal Growth) lại khó khăn? Lực kéo vô hình nào đã tạo ra 1 chướng ngại vật lớn đến vậy? Lực kéo đấy chính là sự kháng cự (resistance). Nó hoạt động như 1 cái dây chun lớn luôn cố gắng kéo chúng ta lại mỗi khi chúng ta bị chệch ra quá xa so với trạng thái hiện tại của bản thân. Có thể nó biểu hiện không rõ ràng nhưng bạn có thể cảm nhận được sự cản trở đó.
Đây cũng là lý do khiến việc thay đổi bản thân khó khăn hơn rất nhiều.Tại sao lại rất khó khăn để thay đổi những thói quen hoặc hành vi phổ biến của bản thân mình? Danh sách khó khăn thì rất dài nhưng câu trả lời thì chỉ có 1: Sự kháng cự (Resistance).
Tại sao bạn không thể phát triển bản thân?
Sự kháng cự(resistance) bắt nguồn từ đâu?
Đầu tiên, bạn cần lưu ý 1 điều rằng loại kháng cự này không đến từ kết quả của Nhận thức: Suy nghĩ(thought), quyết định(decision) hay sức mạnh ý chí của bản thân(will power). Nó đến từ sâu bên trong tiềm thức của chúng ta, nơi mà các hoạt động nhận thức(ý chí, suy nghĩ, ý thức) của chúng ta hầu như rất khó để tác động đến.Bởi vậy bạn không cần phải trách cứ bản thân mình vì mãi mà không thay đổi của bản thân.
Sự kháng cự(Resistance) là 1 cơ chế trong 1 chương trình khác được lập trình của não bộ, – trạng thái nội cân bằng (homeostasis). Mục đích của chương trình này là để duy trì chúng ta luôn nằm trong 1 vùng giới hạn nhất định. Homeostasis là một chương trình được cơ thể chúng ta thiết kế để chống lại sự thay đổi. Mọi thứ bạn làm lúc đầu để thay đổi 1 điều gì đó có vẻ rất dễ dàng tuy nhiên càng về cuối chặng đường, mọi thứ càng khó kiểm soát hơn. Bạn dễ bị trôi tuột về những thói quen cũ. Sự kháng cự(Resistance) luôn chực chờ 1 cơ hội để kéo bạn lại vạch xuất phát ban đầu.
Ví dụ nhé. Bạn muốn giảm 20kg, và bạn bắt đầu chế độ ăn kiêng và chương trình tập thể dục cường độ cao. Lúc đầu, những nỗ lực của bạn có thể tạo ra những kết quả khá tốt và có vẻ như bạn sẽ hoàn thành mực tiêu mà không có quá nhiều khó khăn. Nhưng vì một vài lý do, bạn càng tới gần mục tiêu, bạn càng cần nhiều lỗ lực để tiếp tục giảm cân. 5kg cuối cùng mà bạn cần giảm sẽ khó hơn rất nhiều so với 15kg đầu tiên mà bạn đã giảm.
Chúng ta nên làm gì? Hãy học cách buông bỏ.
Giải pháp giúp phát triển bản thân
Một trong những cách hiệu quả nhất để chống lại lực kháng cự này (resistance) là hãy học cách buông bỏ. Khi bạn phá vỡ sự ràng buộc cảm xúc của mình với những điều cố định của bản thân, chúng ta đã cho phép bản thân mình được phát triển.
Có một số lĩnh vực bạn cần buông bỏ.
Sự kiểm soát (Control):
Chúng ta luôn cố gắng kiểm soát nhiều thứ trong cuộc sống của chúng ta từ việc hoạt động cá nhân, đi làm,… Hãy luyện tập thói quen buông bỏ ở lĩnh vực này. Hãy để người khác quyết định thay bạn những vấn đề không quan trọng và không cần thiết cho mục tiêu phát triển của bạn. Điều này sẽ cho bạn nhiều không gian(não bộ) và thời gian hơn để bạn có thể tập trung toàn lực vào việc thay đổi bản thân
Làm một điều gì khác.
Bạn có thường xuyên lái xe về nhà với cùng 1 con đường? Hãy thứ 1 con đường mới. Thử những món ăn mới trong bữa sáng, thử trang phục mới, những trò chơi mới,…. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn với sự thay đổi và giảm tính kháng cự(resistance) với sự phát triển.
Buông bỏ khái niệm “Muốn”:
Muốn là 1 biểu hiện của trạng thái của túng thiếu (lack). Khi bạn tập trung vào ‘’sự túng thiếu’’, bạn chỉ tạo thêm những điều tương tự mà thôi. Hãy tập trung vào lòng biết ơn. Lần tiếp theo hãy dẹp bỏ kiểu tư duy: “Điều mà mình muốn là…” mà thay vào đó hãy nghĩ về những điều mà bạn cảm thấy biết ơn. Hãy buông bỏ cảm giác phải hoàn thành điều gì đó hay 1 hoàn cảnh bạn muốn thấy nó diễn ra trong tương lai. Hãy tìm ra lý do khiến bạn thấy hạnh phúc và thoả mãn. Thời điểm bạn dừng nghĩ về những điều mà bạn thiếu(lack) bạn đã tạo ra cho mình 1 động lực phát triển bản thân lớn hơn rất nhiều.
Buông bỏ là tự do phóng thích:
Đầu tiên, bạn có thể cảm thấy giống như là đang từ bỏ (giving up) hơn là buông bỏ (letting go). Nhưng thực tế bạn đang phóng thích bản thân tới tự do. Bạn sẽ cảm thấy bớt stress hơn và ít bị trói buộc hơn vào sự kháng cự – Resistance.
Càng ít sự kháng cự (Resistance), quá trình phát triển bản thân càng diễn ra dễ dàng và tự nhiên hơn.
Bạn càng bám vào những sự thay đổi nhỏ nhặt trong cuộc sống, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để thay đổi bản thân. và dần dần quá trình này sẽ càng diễn ra thoải mái và mượt mà hơn. Quá trình phát triển và thay đổi liên tục sẽ trở thành 1 trạng thái cân bằng mới của bản thân (emotional homeostasis).
Sau đây là một số điều có thể làm để tập trung và kiểm soát bản thân hiệu quả hơn, theo Harvard Business Review:
1. Chấp nhận hoàn cảnh
Khi khó khăn xảy đến, thật dễ dàng để chống cự lại sự thật rằng nó đang diễn ra. Chúng ta thường ước ao những điều như “mọi thứ trở lại như cũ”, “được thoải mái giống như đang trong kỳ nghỉ mình vừa tận hưởng cách đó không lâu”… Tuy nhiên, bằng cách chối bỏ hiện tại, chúng ta đang tự trút cạn năng lượng của chính mình. Vì vậy, khi gặp áp lực công việc, mức độ chống đối lại hoàn cảnh càng cao, chúng ta càng đánh mất nhiều năng lượng.
Chấp nhận không có nghĩa là nhượng bộ, khuất phục hoàn cảnh. Ngược lại, nó có nghĩa là nắm bắt, thấu hiểu được thực tế đang diễn ra để có thể đưa ra hành động rõ ràng.
2. Quan sát và gọi tên những cảm xúc
Sự chấp nhận hoàn cảnh trở nên khó khăn vì những suy nghĩ tiêu cực như “Tôi đang không làm việc tốt”, “Tôi không biết mình có thể hoàn thành mọi thứ hay không”, “Tôi cảm thấy như đang thất bại cả ở gia đình và nơi làm việc”… thường chiếm ưu thế.
David Rock – Giám đốc Viện NeuroLeadership – gợi ý trong cuốn sách Your Brain at Workcủa mình rằng, thay vì phủ nhận hoặc tìm cách đẩy lùi cảm xúc, việc gọi tên cho chúng là cách tiếp cận hiệu quả hơn.
“Những người thành công nhất có khả năng giữ được bình tĩnh khi gặp sự kích thích cao độ, một phần là vì họ có khả năng “dán nhãn” cho những tình trạng cảm xúc của mình”, ông nói.
Lần tới, khi gặp áp lực, hoặc nếm trải một thất bại trong công việc, hãy quan sát suy nghĩ và cảm xúc của mình, rồi tìm một từ để gọi tên nó ra, như “căng thẳng”, “lo lắng”, “áp lực”… Nghiên cứu của Rock cho thấy, bằng cách sử dụng chỉ một hoặc 2 từ để diễn tả điều đang xảy ra, bạn có thể làm giảm sự kích thích của “hệ thống chiến đấu” trong não, thay vào đó là kích thích vùng não bộ chịu trách nhiệm về kỹ năng điều hành, giải quyết vấn đề.
3. Tỉnh táo khi đưa ra lựa chọn
Chấp nhận hoàn cảnh và “dán nhãn” cảm xúc có thể giúp làm giảm cảm giác lo lắng khi gặp áp lực công việc. Điều này rất quan trọng, như một nghiên cứu của Đại học Pittsburgh cho thấy, sự lo lắng tác động trực tiếp đến khả năng nhận thức của chúng ta, đặc biệt là đối với những lĩnh vực, vấn đề cần phải đưa ra quyết định đúng đắn.
Đừng để bị rơi vào trạng thái trở thành nạn nhân, nghĩa là tin rằng mình không thể kiểm soát được bất kỳ một lựa chọn nào. Thay vào đó, hãy thận trọng hơn trong việc đánh giá những sự ưu tiên, dù khó khăn cũng phải đưa ra các quyết định mang tính đánh đổi, kết hợp với việc tự kiểm soát những thứ trong tầm tay. Chẳng hạn, hãy hỏi chính mình:
– 1 – 2 điều đặc biệt quan trọng trong hôm nay là gì?
– Tôi có thể làm điều gì đó để sạc lại năng lượng cho mình, như đi ngủ sớm một đêm nào đó trong tuần này, nghe những bài hát yêu thích…?
– Có ai đó hoặc điều gì đó mà tôi phải nói “Không” trong khoảng thời gian này?
4. Trao đổi với những người thân thiết
Khi cảm thấy bị quá tải sức, hãy dừng lại thư thả hơn và trao đổi với người thân của bạn để tìm ra hướng giải quyết hợp lý, người ngoài cuộc họ có cái nhìn thoáng và bao quát hơn so với chính chúng ta:
– Đặt ra những giới hạn chặt chẽ hơn: Những giới hạn của chúng ta cần phải khác nhau trong giai đoạn công việc căng thẳng. Hãy để những người khác (cả những người liên quan đến công việc hoặc cuộc sống cá nhân) biết khi nào bạn có thể nói “Có” và khi nào bạn phải nói “Không”, để họ ý thức rõ hơn về những giới hạn của bạn.
– Yêu cầu sự hỗ trợ: Nhiều người trong chúng ta tự hào rằng mình có khả năng tự lập cao, không cần làm phiền người khác. Đây là phẩm chất tuyệt vời, nhưng vẫn có những lúc chúng ta cần sự giúp đỡ. Đối với các công việc ở nhà, hãy nhờ sự giúp đỡ của người nhà, đồng thời san sẻ gánh nặng công việc bớt cho đồng nghiệp bằng cách ủy thác hoặc làm việc cùng nhau, chứ không tự mình làm hết mọi thứ.
5. Tự yêu thương mình
Annie McKee – tác giả cuốn How to Be Happy at Work và đồng tác giả một số cuốn sách về trí thông minh cảm xúc nói như thế này về lòng từ bi, sự tự yêu thương bản thân mình (self-compassion): “Nếu bạn thực sự muốn đối phó với stress, hãy ngưng việc cố gắng trở thành một anh hùng và bắt đầu quan tâm đến chính mình”.
Để thực sự tự yêu thương mình, đặc biệt là trong giai đoạn gặp stress trong công việc, hãy chấp nhận hoàn cảnh bằng cách thấu hiểu nó với sự nhận thức và từ bi, quan sát và “dán nhãn” cho những cảm xúc (chứ không ngăn chặn hoặc chối bỏ chúng), tỉnh táo khi đưa ra lựa chọn, trao đổi với đồng nghiệp hoặc những người thân thiết, và yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết.
Thực hành những cách này, bạn sẽ trải qua “cơn khủng hoảng” tiếp theo một cách dễ dàng và sống “hòa bình” hơn với cái gọi là áp lực.
Tổng hợp
Thanh Tuyền – ATP Software