Thị trường trà sữa được ví von là “mỏ vàng” cho những nhà kinh doanh khai thác. Tốc độ phát triển của kinh doanh trà sữa tăng trưởng đến “chóng mặt”. Tạm ước tính ở nước ta, một tháng, có trên 20 cửa hàng mới sẽ khai trương. Nếu trước đây trà sữa chỉ là “cơn sốt” với giới trẻ, độ tuổi uống trà sữa chỉ từ 12 đến 18 thì nay đối tượng mở rộng đến 30 tuổi. Cầu nhiều kéo theo cung cũng phải tăng. Nhìn vào thực tế này có thể thấy kinh doanh trà sữa là cơ hội vàng cho những ai muốn khởi nghiệp thành công. Hẳn bạn cũng nắm bắt được điều này rồi nhưng lại băn khoăn mở quán trà sữa cần những gì đúng không?
Dưới đây, ATPsoftware.vn sẽ cung cấp cho bạn 10 bước cơ bản để “hiện thực hóa” giấc mơ mở quán trà sữa. Đây là công thức được nhiều chủ quán áp dụng thành công. Nắm trong tay bí quyết này rồi là tự tin về chuyện mở quán trà sữa cần những gì đấy!
10 bước cơ bản cần để mở quán trà sữa
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng
Rất nhiều bạn chủ quán khi tìm hiểu về mở quán trà sữa cần những gì thường bỏ qua bước này. Tuy nhiên, đây là yếu tố then chốt quyết định 99% những gì bạn làm sau này. Vì để mở quán thành công, bạn cần hiểu rõ khách hàng của mình là ai. Và khách hàng tiềm năng của bạn là:
► Học sinh sinh viên: Trong giới trẻ hiện nay, trà sữa đang là một loại đồuống rất HOT với mức giá không quá đắt. Chính vì vậy, đối tượng này chiếm khoảng 60% tập khách hàng của bạn và hay đi theo nhóm.
► Các cặp đôi và gia đình: Chiếm khoảng 30% lượng khách của bạn (tùy địa điểm). Lượng khách này thường tập trung vào buổi tối và các ngày nghỉ, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu để phục vụ tốt nhất.
Bước 2. Xác định nguồn vốn để mở quán
Tài chính vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi chuẩn bị mở quán. Bạn nên xác định số tiền mình dự định đầu tư trước, từ đó phân phối vào các khoản cho hợp lý:
- Chi phí thiết kế và sửa sang quán nếu cần
- Chi phí trang bị trang thiết bị cần thiết cho quán
- Các chi phí duy trì hoạt động: tiền lương nhân viên, tiền điện nước, tiền thuế
- Các loại phí khác: chi phí làm giấy phép kinh doanh, chi phí marketing..
Bước 3: Tìm hiểu về kinh doanh và chuẩn bị menu
Học hỏi kinh nghiệm sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các bước sau này. Bạn sẽ hiểu khách hàng hơn và đây cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của việc thiết kế phong cách, làm menu đồ uống cho quán.
Bước 4: Lựa chọn địa điểm
- Gần các trường học
- Khu vực đông dân cư, đặc biệt là gần các khu chung cư
- Tất nhiên, nếu không thể tìm được những địa điểm thật đẹp, thì kinh doanh ở những vị trí ít người cạnh tranh cũng là 1 giải pháp không tệ. Nhưng nên nhớ khu vực đó phải có khách hàng tiềm năng của bạn.Một địa điểm mở quán đẹp sẽ hút khách dễ hơn nhiều.
Bước 5: Xây dựng thương hiệu riêng
Bạn có thể chỉ tốn khoảng 5 triệu để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.Trên hết, việc xây dựng thương hiệu hay mua thương hiệu ngoài đều phải căn cứ trên đặc điểm khách hàng tiềm năng của bạn.
Nếu bạn hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên, hãy thiết kế theo phong cách trẻ trung, nhiều màu sắc. Nếu hướng tới đối tượng cặp đôi và gia đình, 1 không gian ấm cúng và lãng mạn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.
Bước 6: Lên ý tưởng thiết kế và trang trí
Ngày nay nhiều người đến các quán trà sữa hay cafe không chỉ để uống nước mà còn để check-in. Vì vậy trang trí quán trà sữa trang trí đẹp, lung linh khi lên hình chắc chắn sẽ thu hút nhiều người. Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cho quán của mình.
Bước 7: Nhập máy móc nguyên liệu
Nhắc đến chuyện mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì, thì vấn đề nhập máy móc và nguyên liệu chính là một trong những khoản đầu tư cần chú ý. Làm trà sữa cần khá nhiều máy và các nguyên liệu.
Đầu tư đầy đủ máy móc là tốt nhất, nhưng chi phí khá cao. Nếu còn khó khăn về tài chính, bạn nên cân nhắc, phụ thuộc với quy mô mà chọn những loại máy phù hợp tránh lãng phí.
Bước 8: Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán
Việc chúng ta kinh doanh có thương hiệu và lâu dài thì việc hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán là điều cần làm đầu tiên phải không nào.Hãy hoàn thiện ngay tất cả giấy tờ liên quan đến kinh doanh trước khi mở quán nhé!
Bước 9: Thuê và quản lý nhân sự
Việc tuyển chọn nhân viên cũng khá quan trọng, bạn có thể là người pha chế chính hoặc tuyển nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ. Giá của mỗi nhân viên vào khoảng 12k-20k/1h. Tùy thuộc vào lượng công việc để thuê số lượng người cho phù hợp tránh lãng phí bạn nhé!
Bước 10: Lên kế hoạch marketing cho quán
Bạn nên cần chú ý đến việc marketing cho quán của mình. Bạn hãy bắt đầu quảng bá trà sữa của mình trên các ứng dụng chuyên về ăn uống như: foody, lozi… hay chạy quảng cáo Google, Facebook, làm SEO… Có rất nhiều thức marketing nên bạn hãy cân nhắc và chọn lựa hình thức phù hợp với điều kiện của quán nhất.
Xem thêm
Cách tìm kiếm khách hàng bằng Graph Search
Cách phân tích đối thủ kinh doanh
4 cách phân tích Page đối thủ để áp dụng quảng cáo hiệu quả
Phần mềm nhắn tin tự động – Simple Facebook
Phần mềm quảng cáo Facebook theo UID – Simple Ads
Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm mở một quán kinh doanh trà sữa dành cho các bạn mới bắt đầu. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn khởi nghiệp thành công với ngành trà sữa.