“Sau khi đánh giá được tính khả thi và thực tế của sản phẩm mình muốn làm; tức là bài toán chính thì bài toán phụ trong ngắn hạn lại là điểm then chốt để bạn có thể sống sót đến lúc đủ khả năng giải quyết bài toán chính”
Từ trước đến nay, mọi người đều nghĩ rằng DesignBold chỉ là 1 công cụ thiết kế online; lúc trà dư tửu hậu, có ông bạn còn động viên, làm phần mềm ở VN khổ lắm, dân Việt nam không chi tiền đâu. Mình chỉ mỉm cười vì đúng là ông ấy nói đúng, chỉ có điều bạn ấy chưa hiểu hết các tính toán của DesignBold mà thôi.
Cách đây 2 hôm, tớ bắt đầu lên kế hoạch thử nghiệm phần Print cho DesignBold, mặc dù chỉ hỏi vu vơ tìm kiếm mua lại/ hợp tác với một nhà in, là ông bạn kia gọi điện ngay cho mình bảo: “Tôi không nghĩ ông nhiều thuyết âm mưu đến vậy, mảng này lớn, cho tôi tham gia cùng đi. Tớ lại phá lên cười: “Sao ông bảo làm phần mềm thì không có tiền?”
Startup là vậy, bài toán chính lúc nào chả hàng tỉ đô, hàng trăm triệu khách hàng tiềm năng, nhưng để sống còn, lại phải biết cách lựa chọn những bài toán phụ và tìm được phương pháp giải quyết phù hợp với năng lực, sở trường của từng Founder và team mà mình có. Tớ không có 1 kinh nghiệm hay năng lực gì trong ngành IN cả, nếu mà đi làm 1 startup về IN ấn từ đầu thì giờ chắc đang SML ở đâu đó rồi
PHƯƠNG PHÁP CHỌN BÀI TOÁN PHỤ
Lựa chọn bài toán phụ cũng là cả 1 nghệ thuật, phải chọn bài toán để có nhiều cửa sống, bài toán chính có thể chỉ cần là 1 nhưng bài toán phụ thì có thể có cả 5 hay 10 lựa chọn, lựa chọn sai bài toán phụ thì cũng nên tập xác định là ra đường ở luôn nhé.
Vậy làm sao để chọn bài toán phụ tốt nhất. Hãy tập trung vào mấy tiêu chí cốt lõi:
1. Chi phí thấp nhất
2. Thời gian MVP nhanh nhất
3. Phù hợp với team hiện có nhất
Và quan trọng nhất là bài toán phụ phải làm được 2 mục đích:
1. Góp phần giải quyết bài toán chính
2. Bài toán phụ cũng phải là bài toán đủ lớn, và thực sự bài toán phụ đủ lớn thì chỉ cần giải 1,2
DesignBold may mắn tìm ra một bài toán chính và bài toán phụ mà mình cho hội tụ đầy được các yếu tố nói trên.
Nếu như “Thiết kế online” là bài toán chính ở thị trường Global thì nó lại là bài toán phụ ở thị trường Việt nam. Theo thống kê của chúng tôi thì mỗi ngày có khoảng hơn 10,000 thiết kế được tạo ra, và khoảng 10% trong đó là các thiết kết (Printable) nghĩa là chúng tôi có khoảng 1000 đơn hàng tiềm năng có thể “chuyển đổi” sang đơn hàng in ấn. Ai đó làm ngành in sẽ đủ hiểu rằng nếu 1 doanh nghiệp in ấn có doanh thu vài trăm tỉ/năm thì một ngày 500 đơn hàng là 1 con số khủng khiếp như thế nào. Tất nhiên đơn hàng của DB sẽ là những đơn hàng nhỏ (vài hộp card, 200 cái tờ rơi, 5 cái poster…) những đơn hàng mà chi phí thực hiện quá cao, tỉ suất lợi nhuận thấp mà hiện tại chẳng nhà in nào muốn nhận, trừ khi khách hàng phải chấp nhận chi phí gấp 2,3 lần.
Với sự phát triển của ngành công nghiệp in kỹ thuật số (in Nhanh) vô cùng phát triển trong 2-3 năm gần đây thì rõ ràng DesignBold sẽ là đối tác “đáng giá” đối với các doanh nghiệp IN ấn: chỉ tính sơ bộ tại thời điểm hiện tại, chúng tôi đã có thể tạo ra lượng đơn hàng lớn hơn 1000 “nhà thiết kế” quen biết của các bạn có thể tạo ra.
Một vài ví dụ về việc áp dụng bài toán phụ “Bài toán phụ” hiệu quả trong khởi nghiệp”
Thực tế cho thấy các startup giải quyết tốt bài toán phụ trước rồi khi đủ nguồn lực, vốn, kinh nghiệm sẽ giải quyết được các bài toán chính, cơ hội sống còn cao hơn. Rất nhiều startup đã ngã ngựa khi xả thân giải guyết trực diện bài toán chính.
VD1: YouBanBe / TầmTay / GO.vn / ZingMe chết tức tưởi với bài toán “mạng xã hội” – Một bài toán quá lớn và quá khó, sau khi đốt hàng chục tỉ vào vẫn bi loại khoải đường đua nhanh chóng. Mình có để ý thì không thấy họ vận dùng bài toán phụ nào đủ tầm. Linkedin giải quyết bài toán phụ là tạo cho người dùng một “hồ sơ nghề nghiệp” tốt nhất cho user, sử dụng các thông tin như công ty, kỹ năng để kết nối những người cùng nghề nghiệp vào nhau. Và khi bài toán công cụ tạo hồ sơ nghề nghiệp được giải quyết. Bài toán “Mạng xã hội nghề nghiệp” lớn nhất thế giới được giải quyết.
VD2: TopCV sẽ không phải là một công ty cung cấp công cụ thiết kế CV. Đó là bài toán phụ để xây dựng tập người dùng, mà cuối ngày TopCV sẽ là 1 công ty về tuyển dụng. Và Hiếu chọn bài toán phụ này khá thông minh, bài bản… Doanh thu của startup này 80% đến từ việc tuyển dụng chứ không phải là thu tiền bán công cụ tạo CV.
Người ta vẫn hay nói rằng “Good Things Take Time” – đã là khởi nghiệp chân chính thì phải mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội. Tốc độ và thời gian luôn là thách thức đối với Founder, nhưng bên cạnh đó, Founder cũng đừng quá nôn nóng, để rồi thiêu thân vào những bài toán chính “quá sức”. Hậu quả nhận có thể là những “cái chết bất ngờ”.
Lại ngẫm về câu nói nổi tiếng anh em vẫn hay nhắc nhở nhau “Think BIG, Do small”,
Bản chất, “Do Small” chính là việc giải quyết tốt các bài toán phụ trong quá trình khởi nghiệp.
Nguồn: Fb Hung Dinh