Mở cửa hàng kinh doanh mua bán xe máy cần giấy tờ gì? – Với việc mở cửa hiệu mua bán xe máy, cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm:
Phần mềm kết bạn bán hàng tự động Simple Facebook
Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook cá nhân
Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh
Trong trường hợp này, chủ cửa hàng nên đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh. Điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định cụ thể về hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.
Quy trình đăng ký hộ kinh doanh
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được tiến hành theo quy định của điều 52 Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Cụ thể:
– Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
– Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Số vốn kinh doanh;
– Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập
Ngoài ra, kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình. Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Hơn thế, khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cần có đủ các điều kiện theo quy định. Thứ nhất, ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh. Thứ 2, tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Và cuối cùng phải nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật cấp tỉnh.
Trước nhu cầu sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển chính như hiện nay sẽ có rất nhiều hệ thống đại lý ủy nhiệm và các cửa hàng xe máy đang hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người. Chính sự phát triển này cũng gây nên làn sóng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Vì vậy để đứng vững trên thị trường này, các công ty hãy chuẩn bị ngay từ đầu chiến lược kinh doanh và giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty lên cao.
9 bước cần làm để bắt đầu kinh doanh cửa hàng xe máy?
Việt Nam là quốc gia có số lượng xe máy nhiều nhất nhì thế giới. Bạn có thể thấy mỗi gia đình đều ít nhất có một chiếc xe máy. Vì vậy, nếu bạn là người yêu thích xe máy và đang muốn bắt đầu kinh doanh thì việc mở một cửa hàng xe máy không phải là ý tưởng tồi. Bất kể bạn chỉ muốn kinh doanh quy mô nhỏ hay trở thành một đại lý phân phối xe máy lớn thì yếu tố quan trọng làm nên thành công là bạn phải thực sự coi trọng sản phẩm mà bạn bán ra. Tuy nhiên, để làm được thì bạn cần khá nhiều yếu tố khác nữa. Đạt được thành công khó hay dễ còn phụ thuộc vào khả năng và sự đầu tư của bạn. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn có sự chuẩn bị chắc chắn khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng xe máy.
1. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết
Bạn cần có những mục tiêu nhất định để lấy làm động lực phấn đấu, nhất là khi bạn là người mới trong lĩnh vực này. Một kế hoạch chi tiết và cụ thể giúp bạn vững chắc trong mỗi bước đi và giảm thiểu tối đa rủi ro cho cửa hàng. Trong kế hoạch bạn nên có những phương án dự trù và những biện pháp sẵn có nếu gặp bất kì khó khăn gì. Kinh phí cũng là một quan trọng phải lưu ý. Hãy cố gắng làm nó thật chi tiết và chính xác trong từng phần để tiết kiệm tối đa nguồn vốn cho cửa hàng. Về phần chiến lược kinh doanh, bạn nên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước và hoàn toàn có thể học hỏi từ chính đối thủ của mình.
2. Chọn tên cửa hàng
Một số người xem nhẹ tên cửa hàng, và điều này là không nên. Tên cửa hàng chính là thương hiệu của bạn, là công cụ để khách hàng phân biệt cửa hàng của bạn với người khác. Tên cửa hàng nên đặt đơn giản, dễ nhớ và tạo sự khác biệt với những cửa hàng khác, nhất là trong phạm vi khu vực bạn kinh doanh.
3. Tìm địa điểm thích hợp cho cửa hàng
Mặt bằng kinh doanh liên quan mật thiết đến thị trường mà bạn muốn hướng đến, khi mà hiện nay đã có không ít cửa hàng tương tự và những ông lớn như Yamaha hay Honda đều có showroom uy tín trên hầu hết các địa bàn. Bên cạnh đó, xe máy là mặt hàng chiếm nhiều diện tích. Vì vậy, bạn cần đầu tư cửa hàng đủ rộng rãi để trưng bày sản phẩm và luôn khuyến khích dùng cửa kính để khách hàng có thể nhìn thấy từ bên ngoài.
4. Đảm bảo đầy đủ bảo hiểm
Xe máy là loại hàng có giá trị cao, do đó việc liên hệ với công ty bảo hiểm là điều rất cần thiết. Nó sẽ bảo đảm cho bạn về mặt thiệt hại trong trường hợp có tai nạn xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm có trong cửa hàng.
5. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý
Giấy phép kinh doanh là thứ mà bạn không được phép thiếu nếu muốn bắt đầu mở cửa hàng xe máy. Bạn cũng nên tìm hiểu về các loại thuế mà cửa hàng của bạn phải đóng định kỳ cho nhà nước.
6. Tìm nhà cung cấp uy tín
Hãy chọn cho mình nhà cung cấp uy tín và chất lượng để hợp tác lâu dài. Các vấn đề về giá cả, chính sách, ưu đãi cần được thảo luận và thống nhất chặt chẽ. Cửa hàng của bạn có thể là nhà phân phối của các hãng lớn, lấy nguồn hàng nhập trực tiếp từ xưởng sản xuất về, hoặc nhập khẩu từ nước ngoài thì cũng cần phải đảm bảo thật chất lượng.
7. Thuê chuyên gia
Nếu cửa hàng của bạn chỉ bán sản phẩm thì bạn cần một chuyên gia am hiểu về xe máy để tư vấn một cách phù hợp và chính xác với nhu cầu của khách hàng. Còn nếu bạn kiêm cả bảo hành, sửa chữa thì bạn cần phải thuê thêm chuyên gia về máy móc để phục vụ bộ phận này. Những vấn đề liên quan đến máy móc, kĩ thuật là những vấn đề chuyên ngành, bạn cần có những chuyên gia được đào tạo bài bản thì mới có thể đảm bảo công việc.
8. Xác định vốn
Vốn để kinh doanh cửa hàng xe máy khá lớn. Bạn phải đảm bảo có đủ để trang trải cho tất cả chi phí, nếu không sẽ phải dừng lại giữa chừng. Bạn nên huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ người thân quen, vay vốn ngân hàng hay chung vốn hợp tác với một số người khác. Nguồn vốn bạn chuẩn bị không chỉ dành cho những chi phí ban đầu mà còn cần phải dự trù cho những rủi ro sau này.
9. Lên kế hoạch marketing
Bạn không bao giờ có thể bán được hàng nếu không có marketing hỗ trợ. Một cửa hàng mới toanh cần có các công cụ quảng bá để mọi người biết đến và từ đó bạn mới có khách mua hàng. Bạn có thể dùng website, banner quảng cáo, hay dùng mạng xã hội để mở rộng tên tuổi của cửa hàng. Mặt hàng xe máy trên các diễn đàn và các chợ rao vặt khá phổ biến, bạn có thể áp dụng để marketing hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên đầu tư cho cửa hàng một số thiết bị và phần mềm để tối ưu năng suất và tiết kiệm thời gian, nhân lực. Nhanh cung cấp phần mềm quản lý cửa hàng xe máy, giúp bạn không chỉ quản lý các hoạt động giao dịch hàng ngày mà còn quản lý kho hàng, nhà cung cấp và khách hàng.
Xem thêm:
Phần mềm kết bạn bán hàng tự động Simple Facebook
Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook cá nhân
Nguồn tham khảo: motosoft.vn, nhanh.vn
>> ATPMedia – Giải pháp truyền thông nội dung số