Khởi nghiệp thành công có thể được thiết kế bằng cách làm theo quy trình, có nghĩa là nó có thể được học, và có thể được dạy.
– Eric Ries
Định nghĩa Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn
Đầu tiên, Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn là phương pháp với quy trình và cách thức để giúp bạn quản lý quá trình khởi nghiệp của mình. Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn bắt nguồn từ Lean Manufacturing của Toyota nhằm giảm thiểu các hao phí sản xuất xe.
Nói theo một cách đơn giản thì Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn chính làm Startup theo một hướng ĐƠN GIẢN và HIỆU QUẢ.
Tại sao cần Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn
Với các mô hình khởi nghiệp thông thường, khi có một ý tưởng mới và muốn thực hiện nó, bạn kêu gọi một số người giỏi ra làm cùng mình. Cả nhóm tập trung nhiều tháng ngồi lập kế hoạch kinh doanh. Ngồi trong phòng phân tích và tìm hiểu thị trường để tạo ra 1 bản kế hoạch tuyệt vời- có-một-không-hai. Rồi mất 6 tháng để phát triển sản phẩm sau đó cho ra mắt sản phẩm. Dù đã đầu tư nhiều thời gian nhưng có 10 người thì 7 người thất bại, 2 người ngoi ngóp và 1 người có thể cho là tạm thành công! (Theo một số liệu được thống kê tại Mỹ).
Vậy sai lầm là ở đâu? Bản thân mọi sự đầu tư cả tiền bạc và thời gian mà không đem lại GIÁ TRỊ cho khách hàng đều được xem là lãng phí. Vậy nếu tốn cả năm trời để lên kế hoạch và cho ra đời 1 sản phẩm và cho ra đời một sản phẩm tưởng-như-hoàn-hảo thì nó lại không được khách hàng hưởng ứng do chưa đáp ứng được các giá trị mà họ mong muốn thì đó có phải là quá lãng phí?
Về căn bản khởi nghiệp là chất xúc tác để chuyển ý tưởng thành sản phẩm. Mỗi khi khách hàng tương tác với sản phẩm họ sẽ tạo ra vòng phản hồi Xây dựng – Đo lường – Học hỏi. Vòng phản hồi này là cốt lõi của mô hình khởi nghiệp tinh gọn. Nó quan trọng hơn tiền bạc hay các phần thưởng bởi nó sẽ ảnh hưởng và định hình cho hàng loạt các sản phẩm sau này.
Với mô hình khởi nghiệp tinh gọn, thay vì cố gắng xây dựng một sản phẩm với đầy đủ cá tính năng trong một giai đoạn thai nghén kéo dài, nhiều cân nhắc và bước tiến thì bạn nên chọn lọc ra 1 hoặc vài tính năng cơ bản nhất rồi hoàn thiện nó. Sản phẩm được tạo ra ở giai đoạn này được gọi là MVP (Minumum Viable Product – một sản phẩm khá dụng tối thiểu) bởi mục đích của MVP là bắt đầu quá trình học hỏi và mục tiêu của nó là để kiểm tra các giả thiết trong kinh doanh.
Nếu thành công bạn có thể bắt đầu các bước tiếp theo của dự án bao gồm việc thử nghiệm các nhóm khách hàng mới, bổ sung nhân lực cho các thử nghiệm tiên tiến hơn, cao cấp hơn. Cứ như vậy sản phẩm của bạn sẽ liên tục được nâng cấp, cải tiến và có thêm tập khách hàng mới.
Ưu điểm và Lợi ích của Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn
Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn có một số các ưu điểm nổi trội sau:
1. Tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường
Theo thống kê thì 90% startup thất bại là do không tìm được khách hàng. Với Lean Startup các sản phẩm tạo ra liên tục được hoàn thiện thông qua vòng phản hồi sau các đanh giá với khách hàng. Qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm với khách hàng cũ và mở rộng đối tượng khách hàng mới
2. Giảm thiểu rủi ro
Hiếm có 1 startup nào có thể hoàn thiện và tạo ra một bảng kế hoạch hoàn hảo ngay từ đầu. Vậy nên áp dụng cách tiếp cận theo hướng LeanStartup sẽ tạo ra hệ thống kiểm các công cụ kiểm ra tầm nhìn thường xuyên và liên tục. Áp dụng phương pháp này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí mà còn giảm thiểu nhiều các rủi ro. Dù bạn có sai, bạn cũng không tốn quá nhiều thời gian và công sức với một sản phẩm có tính khả dụng tối thiểu và hoàn toàn có thể phát triển sản phẩm sau nhiều lần kiểm thử như vậy.
3. Làm việc thông minh hơn
Làm việc thông minh luôn tốt hơn là làm việc chăm chỉ.
Làm việc chăm chỉ có thể tốn của bạn rất nhiều thời gian nếu bạn không đi đúng đường và làm nó đúng cách. Làm việc và thử nghiệm với một vài tính năng cơ bản nhất trước không chỉ giúp bạn giảm thiểu khối lượng công việc mà còn giúp bạn đặt toàn bộ nỗ lực của mình vào những thứ có giá trị và tạo ra lợi nhuận hơn trong thời gian ngắn hơn, tốn ít công sức hơn và ít tốn kém hơn. Với vòng phản hồi ngắn, thay vì mất 6 tháng thì bạn có thể chỉ mất 2 tuần để đưa ra một bản demo đến tay khách hàng. Thay vì một năm thử nghiệm để biết được ý tưởng ban đầu không phù hợp thì bạn có thể chỉ mất 2 tuần để kiểm chứng chúng hay thay vì tiêu sạch 200 triệu trong năm đầu tiên. Bạn chỉ tiêu khoảng 10 triệu trong 2 tuần và nếu khả thi thì bạn làm tiếp còn sau 2 tháng mà bỏ cuộc thì bạn cũng chỉ mất 40 triệu.
4. Học hỏi có kiểm chứng (validated learing)
Đo sự tiến triển trong quá trình sản xuất được tính toán thông qua các sản phẩm chất lượng. Với Lean Startup – khởi nghiệp tinh gọn quá trình đánh giá trong kinh doanh được kiếm chứng thông qua việc học hỏi từ nhu cầu và phản hồi trực tiếp từ khách hàng tạo ra sự chuẩn bị cần thiết trước những rủi ro theo từng phút.
Quy trình sơ lược của Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn
- Xây dựng: Hoàn thiện 1 vài tính năng quan trọng và phát hành bản đầu tiên
- Đo lường: Đưa sản phẩm đến với các đối tượng khách hàng tiềm năng để đánh giá tính hiệu quả
- Học hỏi: Tiếp nhận các phản hồi từ khách hàng để thêm bớt, cải thiện, bổ sung các yếu tố cần thiết.
Với Lean Startup, chia nhỏ và làm từng cái nhỏ để đỡ tốn thời gian rồi đem ra kiểm chứng trên thị trường để rút ra các bài học là một trong những điểm mấu chốt ở để tạo ra vòng phản hồi NHANH HƠN – ÍT RỦI RO HƠN – ĐỠ TỐN KÉM HƠN!
Tổng quan Lean Model Canvas – Mô hình kinh doanh tinh gọn là gì?
Không cần đến một bản kế hoạch kinh doanh dài vài chục trang giấy và có thể ngốn của bạn vài tuần để hoàn thành. Lean Model Canvas là mô hình kinh doanh tinh gọn giúp bạn có thể xây dựng hoặc phân tích một mô hình kinh doanh trên một trang giấy trong khoảng 20 – 30 phút.
Thay vì lập ra một bản-kế-hoạch-hoàn-hảo ngay từ lần đầu hạ bút thì Lean Model Canvas hướng đến việc phát triển liên tục thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và nhanh chóng các giả thiết ban đầu với thực tế trên thị trường và khách hàng. Lean Model Canvas là một phiên bản biến thể được Ash Maurya phát triển từ mô hình Business Model Canvas do Alexander Osterwalder đưa ra trong cuốn sách nổi tiếng có tên Business Model Generation.
Khác với mô hình Business Model Canvas được áp dụng rộng rãi cho cả các doanh nghiệp mới và cũ thì Lean Model Canvas tập trung vào việc tiếp cận từ khía cạnh tìm và giải quyết vấn đề nhằm phục vụ cho các đối tượng chính là các doanh nhân khởi nghiệp.
Lean Model Canvas được chia sẻ lần đầu trong một bài viết trên blog của tác giả có tên “How to Document your business Model On 1 Page” (tạm dịch: làm thể nào để lập mô hình kinh doanh tinh gọn trên một trang giấy) sau đó được trình bày đầy đủ trong cuốn Running Lean.
Các thành phần của một bảng Lean Model Canvas
Mô hình kinh doanh tinh gọn Lean Model Canvas được thúc đẩy bởi những phản hổi từ thị trường và triết lý của nó tập trung chủ yếu vào những việc không ngừng hoàn thiện để có được sản phẩm khả dụng tối thiểu tiếp theo. Phương pháp tinh gọn (Lean Methodology) phù hợp với startup bởi vì nó khuyến khích các doanh nhân khởi nghiệp trình bày rõ ràng các vấn đề và tránh tạo ra những sản phẩm sai và không cần thiết.
Nếu bạn muốn tạo 1 bảng Lean Model Canvas cho các ý tưởng có tính cạnh tranh của mình thì bạn cần hoàn thành 9 yếu tố sau đây trong bảng kế hoạch kinh doanh đó:
(Ngoài ra, blog Leon Ina xin được lấy case study project là FACEBOOK)
1. Problem (vấn đề)
Đa số các Startup thất bại trong việc “tạo ra đúng sản phẩm” chứ không phải là “tạo ra sản phẩm đúng cách”. Cách doanh nhân khởi nghiệp thường đánh giá sai nhu cầu của khách hàng, vấn đề từ thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại. Do đó hiểu rõ và tìm hiểu các vấn đề là yếu tố đầu tiên của mô hình. Lưu ý: Ở giai đoạn đầu nên giới hạn trong phạm vi 3 vấn đề mấu chốt mà bạn muốn giải quyết cho khách hàng.
Case study Facebook: Problem: Các mô hình mạng xã hội lúc bấy giờ đang tồn tại những điểm yếu:
- Chất lượng hội thoại thấp
- Lượng tương tác thấp (những người làm quảng cáo ssooid hỏi số lượng đối tượng tiếp cận và chất lượng tương tác)
Một số đối thủ cạnh tranh:
- My space, Freaster
- Google Adsword, Banner ads, Yahoo
2. Customer Segments (CS- Phân khúc khách hàng)
Các nhóm khách hàng chính mà bạn hướng đến là ai?
Case study Facebook: Đối tượng khác hàng chia làm 3 nhóm riêng biệt
- Người sử dụng Internet
- Nhà quảng cáo và người làm Marketing
- Các nhà phát triển ứng dụng
Với những nhóm này, bạn phải phân tích behavior cụ thể! Làm sao để chiếm được, reach được những con người này!
3. Unique Value Proposition (UVP – Đề xuất giá trị khác biệt)
Những ưu điểm mang tính cạnh tranh của mô hình khởi nghiệp của bạn là gì? Với khách hàng, đâu là lý do quan trọng nhất khiến họ chọn mua sản phẩm của bạn?
Case study Facebook: UVP
- Kết nối và chia sẻ với bạn bè
- Nhà quảng cáo tiếp cận được khách hàng mục tiêu với lợi tức đầu tư cao (ROI – tỷ lệ lợi nhuận thu nhập được sau chi phí bỏ ra)
4. Solution (Giải pháp)
Các đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ. Nên nhớ là bạn không thể giải quyết mọi vấn đề một lúc. Theo Lean Startup thì bạn nên lựa chọn những tính năng có tính hữu dụng tối thiếu trước sau đó dần hoàn thiện nâng cấp để phù hợp với nhưng đối tượng khác nhau đã trong vòng phản hồi cốt lõi của Lean Startup bao gồm Xây dựng – Đo lường – Học hỏi.
Case study facebook: Solution:
- Phát triển nền tảng
- Trở thành Trung tâm dữ liệu Quản lý vận hành
5. Key Metrics (Chỉ số chủ chốt)
Startup thường dễ bị nhấm chìm trong núi số liệu để có thể sắp xếp các biến số không chắc chắn đó. Tuy nhiên ở bất kỳ thời điểm nào cũng chỉ có một vài hoạt động chính mang lại giá trị. Vậy nên các doanh nhân khởi nghiệp cần tìm ra và tập trung vào 1 số hành hoạt động chính. Lưu ý rằng điều này cũng có tính rủi ro nếu bạn xác định sai có thể gây ra lãng phí.
Case study Facebook: Key metrics
- CPC – Cost per click
- CPM – Cost per 1000 impressions
- CPA – Cost per action
6. Revenue streams (Nguồn thu nhập)
Nguồn thu nhập của bạn đến từ đâu?
Case study Facebook: Revenue đến từ
- Facebook ads
7. Cost Structure (Chi phí)
Các chi phí mà công ty phải bỏ ra ví dụ như chi phí phân phối, lương, thưởng,v.v.
Case study Facebook: Cost từ:
- Chi phí trung tâm dữ liệu
- Nghiên cứu và phát triển
- Tiếp thị và bán hàng
- Quản lý và điều hành
8. Channels (Kênh bán hàng)
Các cách để tiếp cận khách hàng. Bạn nên liệt kê rõ cách kênh có trả phí và không. Bình thường sẽ có 4 loại kênh chính là: truyền thông, phân phối, bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Case study facebook: channel:
- Web, ứng dụng di động
- Quảng cáo facebook, Fanpage
- Công cụ phát triển và APIs (APIs là gì)
9. Unfair Advantage (Lợi thế cạnh tranh độc quyền)
Đây là phần khó hoàn thiện nhất với các Startup. Nó là những gì bạn có mà đối thủ hoặc người khác khó có thể mua hoặc sao chép được. Đây là yếu tố sống còn của 1 startup bạn nên liên tục dành thời gian suy nghĩ về vấn đề này cà tìm ra những lợi thế cạnh tranh của mình.
Case study Facebook: Unfair advantage:
- Có ảnh hưởng đến mạng lưới thế giới
Facebook Lean Model Canvas
Dưới đây là hình ảnh ví dụ cụ thể về mô hình Lean Model Canvas của Facebook:
Nguồn: agilebreakfast.vn