Trong những năm trở lại đây, thị trường khởi nghiệp tại Việt Nam luôn có xu hướng phát triển. Tuy nhiên tại thời điểm dịch Covid-19, Việt Nam có bước tăng vọt về số lượng dự án khởi nghiệp và được đánh giá là môi trường khởi nghiệp năng động bậc nhất châu Á. Bên cạnh thị trường giao dịch ngoại hối, thì đây cũng là cơ hội đầu tư tiềm năng đối với các nhà đầu tư trên thế giới.
Nhìn chung, môi trường khởi nghiệp Việt Nam đang có những khởi sắc mới, các ý tưởng kinh doanh hướng đến giải pháp toàn cầu được đánh giá cao. Trong bối cảnh này, các dự án startup được quan tâm nhiều hơn và tạo điều kiện để tiếp tục đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp vững chắc đến từ các nhà đầu tư.
Động lực thúc đẩy nền kinh tế
Việt Nam sở hữu nền dân số đông và trẻ, đồng thời có xu hướng tiếp nhận nhanh những sản phẩm tiêu dùng công nghệ mới. Bên cạnh đó, các chính sách nhà nước tích cực hỗ trợ và nguồn vốn đầu tư nước ngoài rót vào trở thành động lực chính thúc đẩy cho một nền kinh tế số tiềm năm.
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng khá nhanh mặc dù GDP bình quân còn tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế Việt Nam đặt kỳ vọng đạt gần mức trước đại dịch, cụ thể 5,5% trong năm 2022 và tăng lên 6,5% trong năm 2023.
Sau Singapore và Indonesia, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đã có sự bứt phá vươn lên đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Hiện nay, Việt Nam đã có khoảng 3.800 startups, trong đó 11 startups được định giá trên 100 triệu USD. Từ đó, các nguồn đầu tư từ quỹ đầu tư và tổ chức thúc đẩy kinh doanh cũng tăng lên đáng kể.
Chỉ trong năm 2021, Việt Nam ghi nhận tổng giá trị đầu tư hơn 1,3 tỷ USD với 88 thương vụ. Trong đó, những lĩnh vực phát triển nóng, thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ có thể nhắc đến như công nghệ tài chính, thương mại điện tử, game, giáo dục, y tế.
Sự chuyển mình của hệ sinh thái khởi nghiệp
Trong năm vừa qua, hệ sinh thái gồm các công ty và nhiều lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy còn khá non trẻ nhưng năm 2021, Việt Nam đứng thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam xếp hạng 59 trong số 100 quốc gia.
Sự dịch chuyển rõ ràng của xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam có lẽ bắt đầu từ khi bắt đầu Covid-19. Đại dịch vừa qua đã khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, tuy nhiên với sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường trong khoản thời gian này đã kéo theo sự thay đổi về thói quen tiêu dùng. Đây là cơ hội để thúc đẩy sự tăng trưởng đối với các nhóm ngành thương mại điện tử, công nghệ tài chính hay công nghệ giáo dục.
Lĩnh vực công nghệ trở thành xu hướng chính trong hệ sinh thái sáng tạo khởi nghiệp Việt Nam. Trong tương lai, công nghệ chuỗi khối, thành phố thông minh, bền vững và ESG mang lại tiềm năng phát triển khởi nghiệp.
Ngoài ra, lĩnh vực tiêu dùng kỹ thuật số cũng đang được các nhà đầu tư quan tâm, điển hình như Kinnevik – một công ty đầu tư của Thụy Điển. Bạn cũng có thể đầu tư vào lĩnh vực này bằng cách giao dịch Kinnevik AB trên thị trường CFD.
Bùng nổ gọi vốn và bệ phóng vững chắc cho năm 2022
Theo thống kê từ nền tảng Tracxn, kể từ thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện, số doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đã tăng từ 1.600 đến hơn 3.000. Trong năm qua, các startup Việt Nam đã có bước chuyển mình và vươn lên trở thành một ngôi sao trên thị trường Đông Nam Á. Cùng với đó là những thương vụ gọi vốn lên đến hàng trăm triệu USD.
Theo báo cáo “Những người khổng lồ mới nổi ở châu Á-Thái Bình Dương 2022” của ngân hàng HSBC và công ty KPMG đã đánh giá Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có môi trường khởi nghiệp năng động hàng đầu châu Á. Đặc biệt trong lĩnh vực fintech và thương mại điện tử phải kể đến Momo và Tiki.
Trong năm 2021, Momo được nhận định là ngôi sao thu hút đầu tư nhiều nhất. Ví điện tử Momo vào cuối tháng 12/2021 đã công bố số tiền đầu tư khoảng 200 triệu USD cho vòng gọi vốn thứ 5 (Series E).
Bên cạnh đó, Tiki vẫn giữ vững sự thu hút lớn đối với các nhà đầu tư. Tháng 11/2021, Tiki đã huy động 258 triệu USD và đưa định giá công ty lên gần 1 tỷ USD.