Chuyển đổi số ngành nông nghiệp bao gồm các hoạt động cơ bản như áp dụng công nghệ hiện đại trong canh tác, liên kết chuỗi giá trị và thay đổi phương thức quản lý. Cụ thể như sau:
1. Áp dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác nông nghiệp
Hiện nay, có nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng trong canh tác nông nghiệp. Tiêu biểu là IoT và cảm biến trên cánh đồng, học máy và phân tích, máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng.
1.1. IoT và cảm biến trên cánh đồng
Khi áp dụng công nghệ này, hệ thống máy móc xung quanh cánh đồng sẽ được gắn cảm biến và kết nối internet. Vị trí lắp đặt cảm biến được tính toán cẩn thận sao cho có thể bao quát toàn bộ cánh đồng. Nhờ đó, người trồng có thể nắm bắt được tình trạng của cây và thực hiện các thay đổi phù hợp.
-
Hệ thống thiết bị sẽ tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây theo sự điều khiển của người trồng.
-
Cảm biến được tích hợp với công nghệ nhận diện hình ảnh giúp người trồng có thể theo dõi, quan sát tình trạng cây từ xa.
-
Các thông tin về cây được cảm biến thu thập, cập nhật liên tục theo thời gian thực để gửi cho người trồng.
1.2. Học máy và phân tích
Bên cạnh IoT và cảm biến trên cánh đồng, người nông dân còn có thể ứng dụng công nghệ học máy và phân tích trong nông nghiệp.Học máy và phân tích được đánh giá là một trong những công nghệ chuyển đổi số sáng tạo nhất trong nông nghiệp. Bởi công nghệ này giúp khai thác các dữ liệu hiện có để dự báo cho các xu hướng trong tương lai.
Học máy có thể dựa trên thực tế sản xuất và khí hậu của địa phương để dự báo đặc điểm và các gien tốt nhất. Hơn nữa, thuật toán này còn dự báo được các sản phẩm bán chạy và ế ẩm trên thị trường. Nhờ đó, nông dân có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp để canh tác.
1.3. Máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng
Máy bay không người lái trông giống như một chiếc máy bay thu nhỏ được điều khiển từ xa. Thiết bị này có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:
-
Giám sát cây trồng.
-
Phun thuốc bảo vệ thực vật từ trên cao với hiệu suất lớn.
-
Xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất và phân tích, mô hình hóa cây trồng.
Tìm hiểu thêm: Ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp
2. Liên kết chuỗi giá trị
Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong nông nghiệp còn phải liên kết các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp một cách tự nhiên theo chuỗi giá trị. Trong đó, trung tâm phát triển giải pháp công nghệ phải nằm ở vị trí trung tâm. Các thành phần khác tương tác với nhau, thúc đẩy trung tâm phát triển giải pháp công nghệ phát triển và tận hưởng các lợi ích mà trung tâm đề ra.
Đồng thời, liên kết chuỗi giá sự còn là sự kết nối giữa các đơn vị với nhau, gồm:
-
Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp và thị trường
-
Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với thị trường.
Như vậy, giải quyết bài toán chuyển đổi số ở đây chính là giải quyết bài toán về kết nối.
3. Thay đổi phương thức quản trị hoạt động nông nghiệp
Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ thể hiện ở việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, liên kết chuỗi giá trị mà còn thể hiện ở việc thay đổi phương thức quản trị hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp ngành nông nghiệp có thể điều hành hiệu quả, tăng năng suất tại các bộ phận back off và tiết kiệm chi phí.
Để thay đổi phương thức quản trị hoạt động, doanh nghiệp ngành nông nghiệp cần:
-
Số hóa quy trình: Việc số hóa phải được thực hiện ở tất cả các khâu, từ sản xuất, thu hoạch đến nhập kho, phân phối. Đồng thời, doanh nghiệp cần tăng cường liên lạc với các bên liên quan trong hệ thống nông nghiệp. Điều này sẽ giúp tăng khả năng hiển thị dọc theo chuỗi cung ứng. Quy trình hoạt động nông nghiệp của doanh nghiệp cũng minh bạch và hiệu quả hơn.
-
Tối ưu công tác hành chính – nhân sự: Doanh nghiệp cần sử dụng các phần mềm quản trị để tối ưu hóa hoạt động. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể nắm được thông tin chính, tài sản, kho; quản lý bán hàng tại chi nhánh, cửa hàng…ở khắp mọi nơi. Kế toán viên có thể làm việc từ xa, kết nối dữ liệu với hệ thống CRM, kết nối hóa đơn điện tử, kê khai thuế qua mạng…
-
Hiện đại hóa cách thức thực hiện canh tác: Việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào canh tác giúp nông dân đạt được năng suất, hiệu quả cao hơn. Đồng thời, tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái cũng được hưởng lợi ích.
Nguồn: https://digital.fpt.com.vn/linh-vuc/nong-lam-nghiep-thuy-san/chuyen-doi-so-trong-nong-nghiep.html