Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các Marketer thì việc phát triển sản phẩm mới thật sự rất quan trọng. Và như ai cũng biết, việc phát triển các sản phẩm mới thật sự không dễ dàng, chúng như một bông bồ công anh, dễ dàng được thổi lên cao nhưng không đứng vững được. Vậy đâu là nguyên nhận khiến các sản phẩm mới bị thất bại?
Nhiều công ty Mỹ, kể cả Procter & Gamble tiến hành, các bước nâng cao tốc độ và rút ngắn chu-kỳ phát triển sản phẩm mới; bằng cách ban cho các nhà quản lý các nhóm sản phẩm hay nhãn hiệu nhiều quyền lực ra quyết định hơn. Các công ty càng ngày càng tránh việc tiêu dùng thời gian cho kiểm tra thị trường khu vực mà chuyển sang phát hành sản phẩm trong cả nước. Do vậy, việc các doanh nghiệp làm tốt các công việc phát triển sản phẩm mói, để trở thành người đầu tiên đưa sản phẩm mới ra thị trường ngày càng trở nên quan trọng.
Các nguyên nhân thất bại của sản phẩm mới
Nhiều lý do dẫn đến sự thất bại của sản phẩm mói liên quan đến các vấn đề thực hiện và điều khiển. Dưới đây là một số nguyên nhân quan trọng về sự thất bại của. sản phẩm mới, mặc dù nó đã được xem xét, đánh giá, phát triển và tiêu thụ rất cẩn thận:
1. Đánh giá sai tiềm năng thị trường.
2. Các phản ứng bất ngờ từ các đối thù cạnh tranh.
3. Thời gian giới thiêu sản phẩm ngắn.
4. Có sự thay đổi mạnh mẽ trên thị trường (nền kinh tế) sau khi sản phẩm đã được ủng hộ.
5. Điều khiển chất lượng không phù hợp.
6. Đánh giá sai chi phí sản xuất
7. Tiêu dùng vào việc khuếch trương ban đầu không hợp lý.
8. Kiểm định thị trường sai.
9. Kênh phân phối thiếu triển vọng.
Có thể nói, các nguyên nhân cốt lõi gây thất bại của sản phẩm mới như sau:
1. Không hiểu rõ về nhu cầu thị trường:
Việc không xác định được thị trường có thật sự cần hay có nhu cầu đối với sản phẩm sẽ khiến sản phẩm dễ dàng bị đào thải, không ai mua và sử dụng, biến mất trên thị trường trong khoảng thời gian ngắn. Bởi vị thị trường, người tiêu dùng không cần, không có nhu cầu
Khi nhóm khách hàng tiềm năng không được thấu hiểu thì sản phẩm tung ra thị trường mang lại doanh thu thấp do tính năng sản phẩm, vẻ bề ngoài sản phẩm, cách truyền thông về sản phẩm chung chung không nhắm vào đối tượng cụ thể nào, không nhấn mạnh được sản phẩm dành cho ai.
2. Chiến lược truyền thông, quảng bá sản phẩm:
Sản phẩm truyền thông không thu hút được nhóm khách hàng tại các điểm chạm thương hiệu (bao bì không bắt mắt, các đoạn quảng cáo sai thông điệp, người tiêu dùng tiềm năng không thấy họ trong các thông điệp hình ảnh quảng cáo)
Ứng dụng truyền thông không hiệu quả, độ phủ của sản phẩm không cao, đặc biệt không truyền tải được đến khách hàng về công dụng/lợi ích, độ cần thiết/qaun trọng của sản phẩn, khiến sản phẩm tồn tại “có cũng như không” trên thị trường.
3. Giá cả không hợp lý:
Đối với một sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm vừa có mặt trên thị trường thì việc định giá sản phẩm rất quan trọng. Thật khó để cân nhắc mức giá hợp lý, không quá đắc khiến người khá e dè, cũng không quá rẻ để người khác dè chừng về chất lượng sản phẩm.
Một tips để xác định giá hơp lý đó chính là hãy hiểu thật kỹ: bạn bán hàng cho ai?
Tóm lại, một sản phẩm mới hay thương hiệu mới không thể tự nhiên mọc lên thị trường, mà ẩn sau đó là quyết định của cá nhân hay cả tập thể. Các doanh nghiệp thường tạo ra sản phẩm trước rồi chào bán ra thị trường bỏ qua bước hiểu thị trường, nghiên cứu thị trường, đây là một cái sai rất lớn. Bạn cần hiểu được khách hàng của bạn muốn gì, họ sẽ sẵn sàng chi tiền cho những vấn đề, sản phẩm nào. Thật khó khi cứ chạy theo khách hàng, nhưng càng khó hơn nếu bạn muốn giáo dục, thuyết phục khách hàng có nhu cầu với sản phẩm của bạn!
ATP Software