Nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện thương hiệu ( Brand Identity) là các hoạt động mà doanh nghiệp làm để tạo ra một cá tính riêng cho doanh nghiệp trong thị trường và suy nghĩ của khách hàng.
Xây dựng nhận diện thương hiệu là chuỗi các hoạt động toàn diện trong doanh nghiệp để tạo ra nét độc đáo riêng đó. Nó liên quan chặt chẽ đến các giá trị cốt lõi, sứ mệnh của doanh nghiệp.
5 yếu tố để có bộ nhận diện thương hiệu tốt
Độc đáo và khác biệt
Bộ nhận diện thương hiệu cần phải độc đáo và khác biệt với các thương hiệu khác có sẵn trên thị trường, phục vụ cho cùng một đối tượng mục tiêu và cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ tương tự
Dễ nhớ
Một thương hiệu có bộ nhận diện thương hiệu đơn giản dễ nhớ sẽ dễ dàng được thị trường chấp nhận hơn.
Khả năng mở rộng
Khi xây dựng nhận diện thương hiệu, bạn cần phải dự tính các kế hoạch dài hạn và yếu tố thay đổi của thị trường để chọn bộ nhận diện có khả năng linh hoạt thích ứng.
Ví dụ bạn xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đi sâu vào một ngách nào đó ngay từ đầu thì sau này sẽ khó để mở rộng thị trường hơn với bộ nhận diện đó. (Tiki được nhận diện với một thương hiệu chuyên bán sách trực tuyến, vì vậy Tiki sẽ gặp khó khăn hơn khi bắt đầu đổi sang sàn TMĐT bán các mặt hàng điện tử, gia dụng)
Chặt chẽ
Nhận diện thương hiệu phải phù hợp với các giá trị cốt lõi và sứ mệnh của doanh nghiệp.
Dễ dàng áp dụng
Nhận diện thương hiệu phải dễ dàng tiếp cận phù hợp với yêu cầu thị trường mục tiêu .
Nhận diện thương hiệu không chỉ đơn thuần là thiết kế logo sáng tạo và làm việc về thẩm mỹ thiết kế, vì độ phức tạp của doanh nghiệp cộng với các điều kiện thị trường nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để doanh nghiệp và thương hiệu nổi bật trên thị trường trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Đôi khi, các nhà quản trị thương hiệu gần gũi với doanh nghiệp đến mức họ không thể tìm ra những lỗ hổng trong hoạt động và chiến thuật. Do đó, điều rất quan trọng là suy nghĩ từ góc độ của bên thứ ba và từ quan điểm của khách hàng để xây dựng Nhận diện thương hiệu và các chiến lược thành công.
7 bước để xây dựng bộ nhận diên thương hiệu
Phân tích khách hàng mục tiêu
Để doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận và mở rộng phạm vi hoạt động, điều quan trọng là phải nhắm mục tiêu đúng nhóm đối tượng và chuyển đổi họ thành khách hàng
Bằng cách hiểu thị trường kỹ lưỡng và phân biệt đối tượng mục tiêu về các thông số về độ tuổi, giới tính, địa điểm, mức thu nhập, lối sống, sở thích và thói quen; bạn sẽ dễ dàng xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu của mình
Nghiên cứu thị trường
Ngoài việc phân tích các điều kiện thị trường, doanh nghiệp cũng cần phải phân tích các đối thủ cạnh tranh và chiến lược thương hiệu của họ.
Hiểu cách tiếp cận của họ đối với khách hàng, các dịch vụ, chiến thuật quảng cáo, chiến lược tiếp thị và thiết kế thương hiệu.Thiết kế bộ Nhận diện thương hiệu không chỉ độc đáo về bản chất và tính cách mà còn có lợi thế so với môi trường cạnh tranh.
Hiểu rõ thương hiệu của bạn
Quá trình nhận diện thương hiệu bắt đầu với sự hiểu biết và phân tích chuyên sâu của thương hiệu, bản chất của doanh nghiệp, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, sản phẩm và dịch vụ cung cấp, làm thế nào để doanh nghiệp muốn để miêu tả bản thân trên thị trường, giá trị và các nguyên tắc cơ bản đã hình thành nên doanh nghiệp.
Điều rất quan trọng là các thành viên của ban quản lý và nhân viên chủ chốt cần ngồi lại với nhau, lên kế hoạch, suy nghĩ và lên chiến lược cho những điều đã đề cập ở trên và đi đến kết luận chung về bộ Nhận diện Thương hiệu.
Tuyên bố sức mệnh
Mỗi thương hiệu cần tuyên bố cho khách hàng và các bên liên quan về tầm nhìn của mình cho tương lai và sứ mệnh mà qua đó sẽ giúp doanh nghiệp đặt ra mục tiêu của doanh nghiệp, đưa ra tầm nhìn và tuyên bố sứ mệnh giữ vị trí khá nổi bật trong kiến trúc thương hiệu tổng thể .
Thiết kế bộ nhận diện sáng tạo
Bước tiếp theo là thiết kế nên bộ nhận diện thương hiệu như logo, linh vật, slogan, kiểu chữ, bảng màu và các mẫu thiết kế không chỉ nghệ thuật và sáng tạo mà còn cộng hưởng với tâm lý thị trường và thu hút ngay lập tức sự chú ý của khán giả mục tiêu.
Thực hiện các chiến lược thương hiệu
Khi đã có sự hiểu biết chi tiết về thị trường và khách hàng cùng với kiến trúc thương hiệu, đã đến lúc thực hiện các chiến lược thương hiệu bằng cách triển khai các kênh truyền thông như PR, phương tiện truyền thông xã hội, truyền thông doanh nghiệp, quảng cáo truyền hình, quảng cáo in và tham gia trong các sự kiện giúp truyền thông thương hiệu đến thị trường và nhắm mục tiêu đối tượng.
Theo dõi đo lường và điều chỉnh chiến lược thương hiệu
Sau khi Bộ nhận diện thương hiệu được thông cáo ra thị trường, đây là lúc để ban quản lý và các nhà quản lý thương hiệu phân tích ý nghĩa của nó và tỷ lệ thành công cộng với phản hồi từ khách hàng.
Nếu mọi thứ đều hoàn hảo, thì thương hiệu cần phải làm việc vượt quá mong đợi đã đặt ra. Nhưng nếu có bất kỳ sơ hở nào, thì cũng cần phải sửa chữa và tinh chỉnh theo động lực thị trường và thị hiếu của khách hàng.
Theo Marketing91