Khởi nghiệp tinh gọn (Lean startup) là khái niệm du nhập vào Việt Nam từ năm 2012. Từ đó đến nay phương thức khỏi nghiệp này đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều nhà sáng lập trẻ. Tuy nhiên, khi nhắc đến Lean starup, nhiều nhà điều hành lãnh đạo doanh nghiệp vẫn đang rất băng khoản. Từ đó sinh ra những quan điểm khá sai lầm về mô hình khởi nghiệp này.
Khái niệm Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn
Đầu tiên, Lean Startup là phương pháp với quy trình và cách thức để giúp bạn quản lý quá trình khởi nghiệp của mình. Lean Startup bắt nguồn từ Lean Manufacturing của Toyota nhằm giảm thiểu các hao phí sản xuất xe.Nói theo một cách đơn giản thì Lean Startup chính làm Startup theo một hướng ĐƠN GIẢN và HIỆU QUẢ.
Những ngộ nhận về phương pháp khởi nghiệp tinh gọn
Khởi nghiệp tinh gọn (Lean startup) là khái niệm du nhập vào Việt Nam từ năm 2012. Từ đó đến nay phương thức khỏi nghiệp này đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều nhà sáng lập trẻ. Tuy nhiên, khi nhắc đến Lean starup, nhiều nhà điều hành lãnh đạo doanh nghiệp vẫn đang rất băng khoản. Từ đó sinh ra những quan điểm khá sai lầm về mô hình khởi nghiệp này.
Thông thương một người khi có ý tưởng sẽ mất từ 6 tháng đến 1 năm để làm ra sản phẩm mẫu và đưa nó đến tay khách hàng. Trong khi với Lean starup quá trình này chỉ mất 2 tháng. Đó là lý do nhiều ý kiến cho rằng khởi nghiệp tinh gọn là không nghĩ lớn, không nghĩ xa. Lean starup đấy nhanh quá trình đưa sảng phẩm đến tay khách hàng, sản phẩm ở giai đoạn này được gọi là MVP(Minimun Viable Products) sáng phẩm khả dụng tối thiểu. Từ đây, nó sẽ bắt đầu con đường tiếp cận cới khách hàng mục tiêu. Nhận phản hồi và được các nhà sáng lập hoàn thiện dần. Trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo thông thường, một sản phẩm mới khi đến tay người dùng phải là sản phẩm hoàn hảo bởi lẽ như vậy khách hàng mới có thiện cảm và quay lại với mình.
Trong kinh doanh, chúng ta thường nghĩ ai có sản phẩm tốt hơn sẽ thành công hơn nhưng đối với Lean starup, 2 nhà khởi nghiệp trong cùng lĩnh vực, chiến thắng không đến với người sản xuất ra sản phẩm MVP tốt hơn mà đến với người có tốc độ tiếp cận phản hồi từ khách và thay đổi nhanh hơn.
Việc gọi vốn cho khởi nghiệp là điều mà hầu hết các nhà sáng lập quan tâm nhiều người cho rằng với phương pháp khởi nghiệp tinh gọn không cần thiết phải gọi vốn đầu tư. Tuy nhiên sẽ không chỉ có 2 hay 3 sản phẩm MVP đôi khi con số này sẽ lên tới hàng chục thậm chí là hàng trăm hàng ngàn. Như vậy, ở giai đoạn phát triển MVP việc gọi vốn rất cần thiết. Đối với Lean starup việc thuyết phục nhà đầu tư sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Khởi nghiệp tinh gọn cho phép doanh nghiệp thử – sai – sửa nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp cho phép bản thân sơ sài, từ mình cho phép bản thân sai quá nhiều lần. Sản phẩm MVP tuy chưa cần hoàn thiện về mẫu mã, chất lượng nhưng phải thể hiện rõ tinh thần, mục đích và những điểm mới lạ của starup. Có như vậy mới có thể chinh phục khách hàng, chinh phục nhà đầu tư. Doanh nghiệp cần xây dựng thước đo riêng của mình trong việc xây dựng mình nên phát hành bao nhiều MVP và bao giờ thì nên dùng lại.
>>
Kết luận
Trên thế giới, đã có không ít công ty công nghệ được thành lập nên từ gara oto của gia đình, ở đó chỉ có vài con người cùng chí hương cùng tạo ra sản phẩm cùng thử nghiệm chờ dến khi doanh nghiệp thật sự trở thành đế chế. Có thể kể đến cái tên như Apple, Google, Amazon,..Tất nhiên Lean starup không phải là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề cấu thành một doanh nghiệp thành công nhưng đây là quả thật là một phương pháp kinh doanh mà các nhà sáng lập nên cân nhắc.
Hãy truy cập vào website https://ytuongkinhdoanh.vn/ của chúng tôi để có được những giải pháp, ý tưởng kinh doanh hiệu quả nhất.
Nguồn Chuyển động kinh doanh