Blockchain là một trong những công nghệ đang được chú ý rất nhiều hiện nay, vậy những vấn đề mà công nghệ này có thể giải quyết là gì?
Hiện nay, mọi thứ xung quanh bạn đều dần được chuyển thành dữ liệu và cách bạn sử dụng những dữ liệu đó sẽ quyết định rất lớn đến cuộc sống cá nhân và xung quanh bạn. Cụ thể, các ngân hàng, nhà nước trên thế giới đang nắm giữ những thông tin liên quan đến tài sản của người dùng, và nếu thứ này mất đi thì đồng nghĩa với việc tài sản của người dùng hoàn toàn có thể bị mất đi, và tất nhiên còn rất nhiều trường hợp khác thể hiện sự quan trọng của dữ liệu. Như vậy, trong trường hợp, một cuộc tấn công diễn ra nhằm vào hệ thống máy chủ của những tổ chức này thì sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, và đây chính là vấn đề mà công nghệ blockchain có thể giải quyết. Nguyên nhân là do blockchain được vận hành không dựa vào một máy chủ trung tâm nào, ngược lại do được tạo thành từ hàng loạt những node máy tính ngang hàng nên mỗi node đều nắm giữ bản sao lưu của các dữ liệu được đưa vào kết hợp với độ bảo mật cực cao của các thuật toán trong blockchain nên chính công nghệ này đã giải quyết được vấn đề về tính an toàn trong việc bảo vệ dữ liệu. Vấn đề thứ hai mà blockchain có thể giải quyết là loại bỏ được bên trung gian để xác thực một dữ liệu nào đó, lấy ví dụ nếu bạn muốn chuyển tiền cho một ai đó hay muốn bán một tài sản gì đó thì bạn luôn cần một bên thứ ba để có thể xác thực hoạt động của bạn, tuy nhiên với blockchain thì do mọi thứ đều được minh bạch với tất cả các node trong hệ thống nên bên thứ ba hoàn toàn có thể loại bỏ, việc này cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm được một chi phí vô cùng lớn cho những hoạt động cần đến bên thứ ba để xác minh.
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng đề cập đến những ứng dụng thực tế của blockchain:
-Ngày nay, blockchain đã được ứng dụng để tạo ra những hợp đồng thông minh ( gọi là smart contract ), cụ thể thì những yêu cầu của bạn sẽ được chuyển thành dữ liệu và đưa vào chương trình máy tính, chương trình này sẽ thực hiện đúng theo yêu cầu của bạn khi thoả mãn được những điều kiện bạn đưa ra. Lấy ví dụ, nếu bạn muốn mua một căn nhà thì smart contract sẽ lưu lại giao dịch của bạn trên chương trình, và khi người bán đã chuyển giao căn nhà cho bạn thì tiền của bạn sẽ tự động chuyển đến cho người bán thông qua việc cài đặt hợp đồng thông minh. Và tất nhiên những giao dịch này đều được xác thực dựa vào công nghệ blockchain nên rất được đảm bảo về tính an toàn và tin cậy, đặc biệt với smart contract thì bên thứ ba để chứng thực hoàn toàn được loại bỏ, điều đó giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong những hoạt động hằng ngày của mình.
-Lĩnh vực tiếp theo là lưu trữ thông tin:một số startup hiện nay đã có những dự án ứng dụng công nghệ blockchain vào việc lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng, cụ thể thì những thông tin của bạn như thẻ căn cước, passport.. sẽ được chuyển thành dữ liệu điện tử, nhờ vậy bất cứ dịch vụ nào khách hàng sử dụng đều có thể truy cập đến thông tin của khách hàng thông qua hệ thống blockchain, và điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian lẫn chi phí trong việc thu thập, xác thực dữ liệu của khách hàng.
-Tiếp theo blockchain được sử dụng trong công việc dự đoán thị trường tài chính, các tổ chức tài chính luôn đầu tư rất nhiều vào việc thu thập và bảo vệ những dữ liệu trên thị trường. Tuy nhiên, những dữ liệu này luôn đứng trước nguy cơ bị tấn công, bị thay đổi, nhờ công nghệ blockchain thì việc bảo vệ dữ liệu luôn được đảm bảo. Với việc giữ nguyên được những dữ liệu này, các tổ chức tài chính có thể biết được những diễn biến trên thị trường, dự đoán được những gì sắp xảy ra vì thị trường luôn luôn có sự tuần hoàn.