Nỗi khổ khi lao đầu vào khởi nghiệp ở những ngành nhạy cảm từ 2 bàn tay trắng với số vốn quá ít ỏi. (Nằm trong chuỗi bài tâm sự đời làm chủ tôi chia sẻ cho cộng đồng)
Bài học kinh doanh số 30 – Những điều ít ai biết khi khởi nghiệp về F&B
Bài học kinh doanh số 31 – Vì sao các quán Cafe độc lạ lại thất bại đau đớn?
Bài học kinh doanh số 32 – Có nên thuê quản lý cho quán Cafe?
Nỗi khổ khi lao đầu vào khởi nghiệp với số vốn ít
Những ngành nhạy cảm là dịch vụ liên quan nhiều đến con người phục vụ (thường là nữ) và tiếp nhiều thành phần trong xã hội. Như cafe, quán nhậu, bida, tiệm massage tẩm quất, karaoke, …. và càng khổ hơn nếu lao vào với số vốn ít ỏi từ 2 bàn tay trắng.
1. Mệt mỏi vì bảo kê và cạnh tranh bằng tệ nạn thay vì thương hiệu và marketing.
Vì đến điểm vui chơi đa phần là dân ăn chơi, như các quán nhậu đặc sản vùng ven. Thế nên, đôi khi chèo kéo KH, nhiều quán cho thêm các em đào tiếp khách, thậm chí để phục vụ tới bến, như nhiều chỗ karaoke mình biết, sẵn sàng phục vụ cả thuốc lắc, cho KH đập đá vì lợi nhuận lớn. Thế nên câu chuyện phúc xo giàu nhanh từ karaoke tôi không lạ gì cả.
Mà ngộ, là những chiêu trò này lại hút khách làng chơi vô cùng. Lúc này liệu bạm còn đủ tâm trí ngồi xây dựng chiến thuật marketing nổi không hay là bắt chước làm theo vì vốn ít!!!
Khi nhìn rõ mọi khía cạnh chìm nổi của “tảng băng” này, ta dễ dàng kết luận rằng bản thân loại hình karaoke, quán nhậu, masage… không sai gì cả. Nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy như hiện nay và gây ảnh hưởng xấu đến cả thị trường kinh doanh dịch vụ giải trí này chính là định hướng sai lệch của một số chủ kinh doanh, họ vì lợi nhuận mà vô tình đẩy ngành dịch vụ giải trí này rơi vào hỗn loạn. Quả thật là “con sâu làm rầu nồi canh”.
2. Mệt mỏi vì sự cố trên trời rớt xuống
Nào là 1 nhóm khách vô quán ăn cho đã, xong tự nhiên cãi nhau nhóm bàn kế bên, 2 bên lao vô đánh nhau. Vừa hư hao tài sản quán mà cả 2 nhóm cũng chẳng trả tiền, Khách khứa sợ bỏ chạy cũng không trả tiền. Tiền kiếm cả tuần bỗng mất hết trong 1 đêm là nỗi lòng các chủ quán hay gặp. Cũng vì vậy mà nhiều chủ cơ sở bế tắc chủ động tìm đến các băng nhóm bảo kê để quán yên ổn làm ăn.
Hay như mở nhà nghỉ đang kinh doanh yên ổn, tự nhiên 1 đôi nam nữ vô KS tự tử để rồi công an đến lập biên bản, niêm phong hiện trường, để điều ra vụ việc. Rõ xui.
Ác nhất là 1 băng nhóm nào đó hoạt động mại dâm, nó cứ cho gái làng chơi dắt khách vô nhà nghỉ của bạn mà hành xự. Rồi cơ động me được, bắt quả tang tại nhà nghỉ, nội chứng minh bạn không liên đới trong đường dây mại dâm đó đủ để bạn vật vã đóng cửa cái nhà nghỉ luôn.
3. Mệt mỏi vì nhân viên đi riêng với KH.
Từ lúc nào không biết, cơ sở bạn bỗng thành tụ điểm mại dâm cho giới ăn chơi mà nếu còn non tay, không biết kiểm soát, bạn cũng chết.
4. Đôi khi thế yếu, phải sống chung với bảo kê!!
Vì quy mô nhỏ lẻ, để tồn tại, hoạt động, phát triển và cạnh tranh với những quán khác, hầu như tụ điểm massage, karaoke, bida, quán nhậu nào ở các khu vực vùng ven, xa hẻo lánh, đôi khi là dọc các quốc lộ,…cũng có lực lượng bảo kê chống lưng phía sau.
Chính sự cạnh tranh làm ăn giữa các quán không lành mạnh với nhau cũng rất khốc liệt, có nhiều trường hợp các quán cho người tới thăm dò, quấy phá địa bàn của nhau. Vì thế, nếu không ai bảo kê, bạn rất thiệt thòi, mà có thì mệt mỏi nếu quán, điểm làm ăn vốn dĩ đang ế khách.
Những trò bẩn bạn sẽ hứng chịu như ném sơn vào nhà, xịt sơn bẩn cửa ra vào, ăn mặc nhếch nhác, kéo đến ngồi ăn khiến thực khách gớm (đám này vẫn trả tiền bạn bình thường nên bạn không thể từ chối phục vụ được)…
Quán massage, karaoke, quán nhậu, bida… là “miếng mồi thơm” nên có không ít các băng đảng thanh toán, tranh giành nhau quyền bảo kê. Sau khi đã xác định, phân chia được địa bàn thì các băng nhóm liền cắt cử quân lính của mình tới “trực chiến” tại địa điểm các quán. Nhiệm vụ chính của các băng nhóm bảo kê là “xin tiền bo” và giữ gìn “an ninh” tại địa bàn “tiếp quản”, nếu có biến, lực lượng này sẵn sàng “chiến đấu” và nếu thấy yếu thế sẽ gọi anh em tới ứng cứu ngay lập tức.
5. Hướng nào cho anh em?
Hạn chế mở cơ sở kinh doanh các ngành nhạy cảm ở vùng ven khu đô thị, TP vì xa trung tâm và các cơ quan an ninh, nên vô cùng phức tạp. Né những khu vực có tiền sử ma túy, hút chích, mại dâm, trộm cướp.
Nhiều chủ kinh doanh hàng quán tại huyện Bình Chánh cho hay, họ đều bị các đối tượng này đe dọa lấy tiền bảo kê theo doanh thu của quán, quán nhỏ thì 2-5 triệu đồng, quán lớn thì từ 5-10 triệu đồng. (Nguồn: báo an ninh thế giới)
Nhiều hộ kinh doanh dịch vụ tại Nhà Bè trước đây không thể kinh doanh yên ổn bởi bị nhóm của Nguyễn Văn Hùng (tức Hùng “trắng”, quê Hải Phòng) cầm đầu thường xuyên kéo đến đòi tiền bảo kê. (Nguồn: báo an ninh thế giới)
Hầu hết bạn sẽ thấy các cơ sở karaoke, nhà hàng, quán ăn ở các vùng ven, vùng xa đều mở quy mô rất to, có đội ngũ vệ sĩ, bảo vệ hùng hậu và dĩ nhiên 100% người chủ là có máu mặt, và có thiết lập quan hệ lớn với chính quyền sở tại khu vực. Thường như vậy mới mong không bị bảo kê. Còn 1 cơ sở karaoke nhỏ xíu, 1 quán nhậu nhỏ ven đường do 2vc làm chủ, thuê dăm 3-4nv cỡ nào bị ghé hỏi thăm. 1 người bạn mình bị ép tới gần 15tr/tháng và không thể gánh nổi phí giết người đó nên buông bỏ quán ốc nhỏ sau 3 tháng khởi nghiệp. Nó chết không hẵn vì kinh doanh dở, mà vì tiền bảo kê 15tr/tháng sống dở chết dở kia mà ra. Có những tháng trả trễ 1 vài ngày, tụi nó đánh sống dở chết dở, chủ nhà cũng muốn lấy lại mặt bằng vì quá mất an ninh trật tự khu phố (do bạn mình mở trong hẻm).
Còn các chuỗi lớn, có thương hiệu thường không phải là đối tượng nhắm đến vì tụi nó biết các quán trên là của cả 1 tổ chức, đầu tư lớn, khó mà tiếp cận được người chủ phía sau, với 1 phần sợ người chủ cũng có tiềm lực riêng nên ngại va chạm (như 1 quán cả 1000m2 đầu tư vài chục tỷ thì ông chủ đó tài sản thật sự không phải là ít). Tuy nhiên không phải đi cả chuỗi là không bị băng nhóm kiếm chuyện, lúc này nó không kiếm chuyện kiểu lộ liểu mà kín đáo hơn rất nhiều để chủ hệ thống, hoặc người điều hành chuỗi (không phải nhà đầu tư, chỉ làm thuê) phải ra mặt đàm phán 2 bên.
Thế mới thấy, khổ quá, lao ra khởi nghiệp buôn bán mở quán kiếm sống thôi, chưa mong thành ông này bà nọ, doanh nhân gì cả mà đôi khi trắng tay vì mấy chuyện đâu đâu. Tối về chỉ ước “Ước gì mình có máu mặt để quán có thể yên ổn làm ăn”.
Ngày nay, may mắn hơn là an ninh tốt hơn nhiều, và nếu bạn khởi sự 1 quán cafe, massage, bida… ở các khu trung tâm thì sẽ đỡ hơn nhiều, nhưng có bị viếng thăm hay không thì vẫn dùng 2 chữ “hên xui” nếu quy mô nhỏ xíu, kiếm sống qua ngày.
Thế nên ngày nay, nhiều bạn trẻ chọn lựa những mô hình F&B văn minh hơn, chọn mở trong các nơi an ninh hơn như trong Trung Tâm Thương Mại, dưới các tòa nhà Office lớn, mở ở những chỗ gần công an phường (nếu ở nơi xa) tránh né những ngành nhạy cảm, hạn chế hướng đến đối tượng là dân chơi (dù nhóm này tiêu tiền khủng khiếp) cũng là 1 cách để tự bảo vệ mình trước thế giới ngầm và những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh trong cách làm ăn của thế giới ngầm khi đi từ đáy xã hội đi lên như Hùng ngày xưa.
Những bài tâm sự là góc nhìn riêng, trải nghiệm riêng đúc kết từ thực tế của riêng tôi gặp phải, lên bờ xuống ruộng, nó không đại diện hay đảm bảo sẽ giúp ai đó thành công, mọi người chỉ nên xem để có thêm 1 góc nhìn cho mình nhé, để lỡ sau này có gặp thì không bỡ ngỡ.
Chúc anh/chị/em nhiều sức khỏe và thành công trong công việc, cuộc sống.
– Doanh nhân. Nguyễn Tuấn Hùng –