Doanh nghiệp phong cách Indie, viết tắt của cụm từ Independent (độc lập – tự do) hiểu đơn giản là MỘT NGƯỜI làm tất cả công việc: tự tạo ra sản phẩm và tự tìm giải pháp bán hàng, mở rộng quy mô khi có lợi nhuận. Người xây dựng 1 doanh nghiệp từ A-Z như vậy được gọi là Indie Maker (hay Indie Hac.ker). 2 tháng trước mình tình cờ đọc được case study của anh Tony Dinh chia sẻ lại hành trình trở thành một Indie Maker & cách anh ấy kiếm hàng trăm ngàn $ mỗi tháng từ sản phẩm công nghệ để phát triển doanh nghiệp.
Thật bất ngờ khi research về cụm từ “doanh nghiệp Indie” thì các nguồn thông ở VN quá ít (chỉ có Vietcetera & Viblo Asia là có thông tin tham khảo). Ngay lập tức mình bị cuốn vào thuật ngữ mới mẻ này & dành thời gian để nghiên cứu về “nó” + với kinh nghiệm nhiều năm làm sản phẩm công nghệ thì mình quyết định sẽ soạn 1 bài viết tâm huyết về Indie.
Liệu rằng “Doanh nghiệp Indie” có thể phát triển tại thị trường VN hay không, bài viết này sẽ cung cấp thêm góc nhìn cho những ai đang có ý định xây dựng doanh nghiệp theo phong cách này.
I. DOANH NGHIỆP INDIE LÀ GÌ?
– Chủ yếu đề cập đến các startup khởi nghiệp trong mảng công nghệ
– Được phát triển & vận hành bởi một người (đây vừa là lợi thế vừa là yếu điểm của doanh nghiệp, mình sẽ nói rõ ở bên dưới)
– Sẽ có rất rất nhiều task công việc cần phải xử lý cho doanh nghiệp 1 người, tuy nhiên tóm gọn lại trong 2 phần: làm sản phẩm & tìm cách bán sản phẩm.
– Doanh nghiệp Indie tận dụng chính nguồn lực của nhà sáng lập (còn gọi là Bootstrapper): thời gian, kinh nghiệm, nguồn vốn, tài chính cá nhân… tất cả đều là tự thân vận động không vay mượn dùng đòn bẩy như doanh nghiệp truyền thống.
**Quan trọng:
– Sản phẩm phát triển dùng để giải quyết vấn đề cho bản thân, giải quyết vấn đề cho một nhóm người, lớn hơn cả là giải quyết vấn đề cho toàn xã hội.
– Sản phẩm của Indie luôn bắt đầu từ việc chính nhà sáng lập đặt mình vào vai trò của khách hàng để “nghĩ” ra các vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp giải quyết. Điều này có thể trái ngược với cách tạo ra sản phẩm của nhiều doanh nghiệp tại hiện tại: tạo ra sản phẩm & marketing chúng. Sản phẩm tạo ra bởi Indie Maker có tiềm năng phát triển nhanh hơn vì đánh trúng “nỗi đau” của khách hàng tiềm năng.
– Ngược lại nếu bắt đầu bằng việc cung cấp giải pháp thì có thể giải pháp đó đang giải quyết một vấn đề không tồn tại (do research không kĩ hoặc khảo sát sai tập khách hàng). Các sản phẩm tạo ra có vẻ xịn xò nhưng không có người dùng vì người ta không có nhu cầu. Chính bản thân mình cũng thường mắc phải lỗi này.
Mặc dù là doanh nghiệp công nghệ nhưng key quan trọng nhất là ý tưởng, chỉ cần ý tưởng đó là độc nhất (giải quyết đúng vấn đề khách hàng) + tốc độ building sản phẩm nhanh nhất + marketing đúng tệp khách hàng thì đó chính là sản phẩm win trong tương lai (Winning Product)
II. DOANH NGHIỆP INDIE KIẾM TIỀN BẰNG CÁCH NÀO?
1/ Subscription: thanh toán định kỳ, đây là nguồn thu được đa số các Indie Maker áp dụng cho sản phẩm của mình. Doanh thu mỗi gói sub thường khá thấp nên thu hút được lượng lớn người dùng trả phí, bán gói 1$ cho 1 triệu người sẽ khác bán gói 1000$ cho 1000 người (điển hình là Netflix cho dễ hiểu). Nếu có lượng người dùng trả phí hàng tháng thì đây sẽ là dòng tiền cực kỳ ổn định cho doanh nghiệp.
2/ License: bản quyền phần mềm. Người dùng trả tiền một lần và được sử dụng theo định kỳ 3 tháng – 6 tháng – 1 năm – trọn đời. (Hiện tại ATP đang tính phí các sản phẩm theo cách này)
3/ Trừ tiền hệ thống: mình không rõ về thuật ngữ chuyên ngành của cụm từ này ae biết có thể góp ý thêm. Người dùng nạp tiền & chuyển đổi thành tiền trên hệ thống, mỗi lượt sử dụng sẽ tự động trừ tiền trên hệ thống, dùng hết lại nạp. (Điển hình là ChatGPT và các sản phẩm công nghệ ứng dụng AI hiện tại đều trừ token/coin cho một lượt request).
4/ Gọi vốn/ xây để bán: sản phẩm tiềm năng, đã hoặc đang ở giai đoạn growth hac.k nhưng có thể thiếu nguồn lực/ kinh phí để scale up nên nhà sáng lập có thể chọn cách gọi vốn để bơm thêm kinh phí phát triển hoặc bán toàn bộ doanh nghiệp (tuỳ vào khẩu vị của các nhà đầu tư & mục đích của nhà sáng lập).
III. BẮT ĐẦU XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP INDIE NHƯ THẾ NÀO?
Bản chất là doanh nghiệp trong ngành công nghệ mà theo cách Indie thì tất nhiên chúng ta PHẢI LÀM HẾT mọi việc. Như mình đã đề cập phía trên, khối lượng công việc rất nhiều nhưng sẽ chia làm 2 phần chính: LÀM SẢN PHẨM & TÌM CÁCH BÁN.
1. LÀM SẢN PHẨM (Một Inder Maker bắt buộc phải có các kỹ năng này):
– Biết dev sản phẩm: doanh nghiệp Indie mà, không code được sản phẩm thì thất bại từ đầu rồi.
– Research/ Survey: Tìm hiểu kỹ nhu cầu người dùng, khảo sát kỹ các vấn đề mà “tập khách hàng tiềm năng” đang gặp phải.
– Lên plan: cụ thể cho các công việc xây dựng sản phẩm
– Thành thạo code/ fix bug sản phẩm: khối lượng kiến thức cực kỳ nhiều, không dành cho dev mới vào nghề.
– Thành thạo UX/UI: kiến thức để building sản phẩm trở thành win product, không có sản phẩm triệu đô nào mà thiết kế giao diện quá xấu hoặc trải nghiệm người dùng quá tệ.
– Thành thạo các công cụ thanh toán trực tuyến: Stripe, Paypal, ở Việt Nam thì có Momo, ZaloPay…
**Quan trọng: sau khi xây dựng xong sản phẩm
– Tung sản phẩm MVP (Minimum viable product) đến một nhóm người dùng tiềm năng. Chúng ta thường biết đến các sản phẩm công nghệ hoặc các tựa game ở giai đoạn open beta (sản phẩm ở mức độ hoàn thiện cao & sẵn sàng phát hành rộng rãi) thì MVP là phiên bản phát hành trước đó với các chức năng cơ bản đủ để người dùng sử dụng. Đây vừa là lợi thế vừa là yếu điểm của MVP mình sẽ đề cập bên dưới.
– Việc tung bản MVP ra trước giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian & nguồn lực triển khai. Ra quyết định đóng sản phẩm đang trong giai đoạn phát triển nếu dưới chỉ số yêu cầu là một quyết định đúng đắn của Indie Maker.
Chủ doanh nghiệp Indie sẽ đo lường tỉ lệ người dùng sản phẩm trong tuần/ tháng đầu tiên launching (WAU – Weekend Active Users, MAU – Monthly Active Users) từ đó đưa ra các quyết định: nâng cấp phần nào, sữa lỗi phần nào, mở rộng phần nào thậm chí là quyết định đóng sản phẩm nếu tỉ lệ WAU/MAU dưới chỉ số đặt ra.
2. BÁN HÀNG
Sau giai đoạn building sản phẩm thì việc tiếp theo cần phải làm là Marketing sản phẩm đó & bán cho khách hàng tiềm năng. Các kỹ năng tối thiểu cần có:
– Lựa chọn nền tảng để giới thiệu: vì giới hạn nguồn lực nên chủ doanh nghiệp cần chọn lọc kỹ nền tảng Marketing dựa trên năng lực bản thân. Ở thị trường nước ngoài các startup thường chọn pr sản phẩm ở trang Product Hunt, Reddit, Twitter… ở VN thì mình sẽ gợi ý phía dưới.
– Thiết kế website/ Landingpage: bất kỳ sản phẩm nào cũng cần một trang giới thiệu, không ai khác ngoài chủ doanh nghiệp chính là người phải làm công việc này. Vì sao? Vì chỉ người làm ra sản phẩm mới hiểu rõ cách mô tả sản phẩm như thế nào và biết được vấn đề của khách hàng ở đâu (2 key vô cùng quan trọng để trang giới thiệu có chuyển đổi, kinh nghiệm cá nhân,kk)
– Quay dựng/chỉnh sửa video: cần có kỹ năng mềm, biết ăn nói, tự tin trước ống kính… rào cản khá lớn đối với anh/em Dev VN,kk
– Các kỹ năng chạy Ads, viết content, Email Marketing: list ra thì nhiều vô cùng, quan trọng là chọn kênh nào triển khai.
…
Sau khi xây dựng sản phẩm & bán được hàng thì Indie Maker cần tìm hiểu thêm về quy trình đăng ký doanh nghiệp, quy trình thanh toán, hoàn tiền (refund) , thuế (doanh nghiệp công nghệ được hỗ trợ thuế doanh nghiệp trong 4 năm), xuất invoice (nếu sản phẩm cung cấp cho doanh nghiệp thì phải cung cấp invoice khi có yêu cầu.
Các công việc cơ bản để xây dựng đế chế Indie của Indie Maker.
IV – XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP INDIE TẠI VN DỄ HAY KHÓ?
1. Dễ – Điểm mạnh:
– Khởi nghiệp với nguồn lực tinh gọn: 1 người đảm nhận all in one các vị trí công việc trong doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận cao chính vì nguồn lực tinh gọn nên sẽ giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí cố định: tiền thuê nhân sự, bảo hiểm, văn phòng, điện-nước-wifi…
– Dễ dàng bảo hành, fix bug sản phẩm khi gặp vấn đề: hãy tưởng tượng bạn phát triển sản phẩm bằng cách outsource hoặc có nhân sự đảm nhận công việc này. Vào một ngày đẹp trời hệ thống sập/ bị DDOS mà đối tác outsource đang đi chơi hay nhân sự nghỉ ốm thì bạn sẽ làm gì? Đây chính là lợi thế của Indie Maker: chỉ việc bật laptop lên & nhấm nháp 1 tách cafe tìm bug, vá lỗi.
– Dễ dàng thoát việc khi sản phẩm chạy ổn định
– Khi thấy chán không muốn làm tiếp thì có thể tìm investor & bán doanh nghiệp, một mình bạn exit hưởng trọn.
– Thị trường sản phẩm công nghệ ở VN còn chưa phổ biến
2. Khó – Điểm yếu
– Không dễ để xây dựng 1 doanh nghiệp theo cách này
– Yêu cầu quá nhiều kỹ năng cho Indie Maker
– Khó thực hiện ở thị trường Việt Nam
– Tư duy của người dùng chưa phổ biến hình thức trả phí, để xây dựng niềm tin bán License như tụi mình đã là khá khó rồi, bán subscription lại càng khó nữa.
– Cạn nguồn vốn trước khi trở thành Winning Product: cơ bản nhất là bạn cần 1 con server để sản phẩm có thể vận hành, giá cả ở VN tương đối cao.
– Nếu ở nước ngoài thì bạn có thể tham gia nhiều chương trình tương tự như AWS Active để nhận credit mua server với chi phí thấp
– Động lực – sự kỷ luật khó duy trì theo thời gian, đặc biệt ở giai đoạn phát triển sản phẩm phải “ăn mì gói khởi nghiệp” thì rất dễ nản & bỏ cuộc.
– Thời điểm bạn tung ra MVP thì đối thủ của bạn, các “cá mập” cũng sẽ thấy. Ngay lập tức chỉ trong một thời gian ngắn khi bạn còn loay hoay với bản MVP thì đối thủ đã có product ở trạng thái hoàn thiện, scale up nhanh gấp nhiều lần vì họ có tiền.
…
———
**Một số Indie Maker đã kiếm tiền khủng nhờ việc xây dựng nên doanh nghiệp Indie tinh gọn:
1/ Tony Dinh với mức thu nhập hàng tháng lên tới $45K (tương đương 1 tỷ mỗi tháng). Cũng là Idol giúp mình biết đến Indie Maker/ Indie Hac.ker
2/ Pieter Levels với mức thu nhập hàng tháng lên tới 6 con số $200K (gần 5 tỷ)
3/ Marc Lou 💰 $69K/tháng
4/ Jon Yongfook 💰 $52K/tháng
5/ Modest Mitkus 💰 $33K/tháng
6/ Cuối cùng là levelsio: Tác giả sách Readmake – thành công với thu nhập từ Winning Product:
– levels .vc $209K/m
– ApplicantAI . com $0.1K/m
– TherapistAI . com $0.3K/m
– PhotoAI . com $53K/m
– InteriorAI . com $47K/m
– NomadList . com $30K/m
– RemoteOK . com $51K/m
Tổng kết
Doanh nghiệp Indie là thuật ngữ khá mới ở VN, mặc dù còn khá nhiều bất cập & khó khăn nhưng mình cảm nhận vài năm tới có thể làn sóng khởi nghiệp theo phong cách Indie sẽ phổ biến ở VN để phát triển doanh nghiệp.
Tham khảo sách kinh doanh tại Book.vn