Pixel là 1 đoạn mã Javascript mà Facebook cung cấp cho nhà quảng cáo để theo dõi, đo lường, tối ưu hóa và tạo đối tượng cho quảng cáo của họ.
Nếu ví website của bạn như là ngôi nhà thì Pixel Facebook giống như là camera vậy. Mọi động tĩnh trong nhà, ngoài sân đều được nó ghi lại đầy đủ.
Tất nhiên là bạn không cần cài Facebook Pixel nếu như bạn không có ý định quảng cáo trên Facebook.
Vậy Facebook Pixel để làm gì
Tối ưu hóa chuyển đổi:
Giả sử bạn đã cài Facebook Pixel và đã lên camp thành công.
Khi một ai đó thực hiện một hành động nào đó (ví dụ Mua hàng) thì Facebook Pixel sẽ được kích hoạt.
Khi ngày càng có nhiều lượt chuyển đổi diễn ra trên website của bạn, nhờ vào công nghệ Học máy (Machine Learning), Facebook sẽ phân phối hiệu quả hơn đến những người có nhiều khả năng mua hàng nhất.
Lúc mới tạo con Pixel xong, chắc hẳn nó cũng “ngáo ngơ” như lần đầu xuống núi. Gặp ai em nó cũng chào hàng.
Sau một vài đơn hàng thành công, nó bắt đầu “học”: À thì ra những người như thế này, thế kia mới quan tâm đến sản phẩm nè!
Do đó, nó chỉ phân phối đến những người như vậy.
Sau 50 – 100 đơn hàng thành công, nó đã trở nên “lão luyện”, nhìn mặt là biết ai có nhu cầu mua hàng hay không.
Nhờ đó bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn với cùng mức chi phí dẫn đến ROI cũng tăng theo.
Vì suy cho cùng thì phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo.
Nếu Facebook không làm cho nhà quảng cáo bán được hàng thì không ai còn quảng cáo trên Facebook nữa.
Tại phần dự án > Chọn dự án cần cài pixel > Hành động > Gắn mã Analytics
Sau đó dán đoạn code pixel Facebook vào > Ấn Cập nhật
Sau đó bạn quay trở lại với Facebook hãy kiểm tra xem liệu pixel đã hoạt động hay chưa bằng cách dán link URL landing page và nhấn Chuyển lưu lượng truy cập
Khi kết quả hiện hoạt động như hình dưới tức là bạn đã tích hợp pixel thành công!
Tìm hiểu cấu trúc cơ bản của Landing Page
Để thiết kế được một landing page chuyển đổi cao bạn cần nắm cấu trúc cơ bản của giao diện landing page. Việc có kiến thức nền tảng sẽ giúp quá trình lên ý tưởng nội dung và thiết kế Landing page trở nên nhanh và hiệu quả hơn.
Trong bài viết này Simplepage sẽ giới thiệu đến bạn những khái niệm cơ bản nhất khi xây dựng trang bán hàng Landing Page.
Landing-page là gì?
Landing page có rất nhiều đơn vị uy tín định nghĩa, bạn có thể tham khảo vào định nghĩa bên dưới sau đó SimplePage sẽ phân tích nghĩa đơn nhất cho bạn.
Theo Bigweb thì Landing page trong thực tế là một trang được thiết chuyên biệt, đặc biệt chỉ được dành riêng cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó mà mà bạn thực sự muốn làm nổi bật. Mục tiêu cuối cùng của những chuyên trang này là để kêu gọi người dùng thực hiện các chuyển đổi hành động cụ thể chẳng hạn như đăng ký tư vấn, điền form thông tin, mua hàng hoặc đăng ký trải nghiệm dịch vụ,….
Theo Ladipage: Trong các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, Landing Page là một trang web đơn có nội dung tập trung nhằm dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện một mục tiêu chuyển đổi cụ thể.“
Theo Vinahost: Theo thuật ngữ chuyên ngành, Landing Page còn có một tên gọi khác nữa đó là trang đích (trang mục tiêu) và mục tiêu chính của nó là thu hút lượt xem, lượt click, hay kích thích hành vi mua hàng của người dùng thông qua các tác vụ kêu gọi xuất hiện trong Landing Page như điền form, click mua hàng, đăng kí nhận thông tin…
Theo Kiemtiencenter:Landing Page (hay còn gọi là trang đích) là 1 trang web đơn mà cá nhân hoặc doanh nghiệp tạo ra nhằm mục đích tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi. Chuyển đổi ở đây có thể là: Mua hàng, lấy thông tin khách hàng, tải tài liệu, cài ứng dụng, tham gia sự kiện, đăng ký đặt trước,…Hoặc bất cứ mục tiêu tiếp thị nào khác. Đơn ở đây có nghĩa là sẽ tập trung vào 1 trang duy nhất, người đọc kéo từ trên xuống dưới để khám phá những nội dung đó.
Qua các định nghĩa trên bạn đã có thể hiểu cơ bản về Landing page là gì. Bây giờ Simple Page sẽ giúp bạn nhớ nhanh về nó như sau
Landing là gì? – Landing có nghĩa là hạ (cánh), đặt, để (xuống)…
Page là gì? – Trang của một website
Vậy Landing Page ý nghĩa của nó là trang của website với chức năng thôi thúc người dùng để lại một hành động nào đó. Ví dụ như hành động click nút mua hàng, điền thông tin v.v…
Cấu trúc kỹ thuật của Landing Page bao gồm những gì?
Về mặt kỹ thuật thì khi thiết kế Landing Page, bạn sẽ thường xuyên sử dụng đến 2 thành phần chính đó là
Section: một vùng chọn trên trang bao gồm các cột để chứa các phần tử tiện ích (widget) trong đó
Widget: Phần tử, là tiện ích nhỏ được kéo thả nằm trong các section với những chức năng khác nhau trên trang
Section (Vùng nội dung)
Section là một khu vực (vùng) nội dung của trang. Các khu vực này thường được chia thành các cột nhỏ để chứa các widget.
Mỗi Section thường giải quyết một phần nội dung của Landing Page (xem hình minh họa bên dưới)
Ví dụ trên ảnh có 3 section được bôi đỏ và mỗi section sẽ giới thiệu nội dung riêng.
Section 1: Giới thiệu tổng quan về cuốn sách
Section 2: Giới thiệu về tác giả
Section 3: Đánh giá của khách hàng đã mua
Column (Cột)
Cột có thể được xem là section con nằm trong section lớn để chứa các phần tử (widget) nội dung bên trong.
Một section có thể được chia ra thành nhiều cột khác nhau. Ví dụ như
Section 1 cột
Section 2 cột
Section 4 cột
Widget (Phần tử)
Widget là một phần tử có nhiều chức năng khác nhau được kéo thả vào trong các cột của section để tạo ra các nội dung trên landing page.
Widget có các chức năng như
Tiêu đề nội dung
Nút bấm
Bộ đếm ngược
Form điền thông tin
Hiệu ứng
Hình ảnh
Hiển thị ảnh dạng slide
Hiển thị video
…
Tóm lại bốc cục của Landing Page sẽ gồm nhiều section với nhiều mục đích khác nhau.
Trong các section này sẽ được chia ra một hoặc nhiều cột để chứa các widget nội dung.
Simple Page là giải pháp giúp người kinh doanh online có thể nhanh chóng tạo dựng các Landing Page đẹp chuyển đổi cao cho hoạt động quảng cáo trực tuyến của mình.
Dựa trên nền tảng builder kéo thả mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay là Elementor, SimplePage xây dựng các mẫu giao diện landing page cực kỳ đẹp mắt kèm theo đó là các mini tool trên website giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng như vòng quay may mắn, heatmap, popup đơn hàng ảo,….
Minigame vòng quay may mắn.
Popup hiển thị thông tin
Bạn có thể dễ dàng thiết kế Landing Page cho mình từ kho giao diện mẫu của SimplePage. Để sử dụng miễn phí bạn vui lòng đăng ký tại đây
Những lợi ích của Pixel Facebook
Theo dõi các chuyển đổi Facebook
Conversion Rate hay còn gọi là tỷ lệ chuyển đổi là số lượng người dùng đã tương tác trên website, facebook sau đó trở thành người sử dụng sản phẩm, người mua. Để đánh giá sự thành công trong quảng cáo, cũng như PR giới thiệu sản phẩm, thương hiệu người ta dựa vào chỉ số Conversion. Để theo dõi những chuyển đổi này, bạn chỉ cần sử dụng Facebook Pixel cơ bản.
Bằng cách sử dụng Facebook Pixel, bạn sẽ biết được cách người dùng tương tác như thế nào với Website sau khi họ nhìn thấy quảng cáo trên Facebook. Ngoài ra, bạn còn có thể theo dõi khách hàng từ chính thiết bị của họ nếu muốn.
Bạn sẽ biết được khách hàng thường theo dõi quảng cáo trên máy tính hay điện thoại và quyết định mua hàng trên nền tảng nào. Những thông tin tưởng chừng không quan trọng này lại giúp bạn có thể điều chỉnh và tối ưu quảng cáo tốt nhất.
Tiếp cận khách hàng
Sự kết hợp giữa Retargeting pixel data (dữ liệu lưu trữ khách hàng) và quảng cáo động trên Facebook sẽ góp phần thể hiện những mục tiêu, hướng đến những khách hàng đã từng vào Website của bạn. Facebook Retargeting được đánh giá cao bởi khả năng tạo ra những tệp khách hàng mục tiêu, từ đó tăng hiệu quả quảng cáo Facebook.
Tạo danh sách khách hàng tiềm năng
Dựa trên Targeting pixel data, Pixel Facebook có thể tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng. Căn cứ vào những thông tin có sẵn Facebook sẽ đưa ra những danh sách những người có cùng sở thích, phân khúc với những khách hàng đã tương tác và mua hàng trên Website. Nhờ vậy, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp và mở rộng quy mô quảng cáo.
Tối ưu hóa quy trình Facebook Ads để chuyển đổi
Bằng cách sử dụng Facebook Tracking Pixel Data bạn có thể tối ưu hóa quảng cáo của mình cho những sự kiện chuyển đổi trên Website. Trong trường hợp không sử dụng Pixel, bạn chỉ có thể tối ưu chuyển đổi theo những lượt nhấp vào liên kết. Ngược lại, nếu sử dụng Pixel bạn có thể tối ưu chuyển đổi liên kết một cách chặt chẽ với những mục tiêu bán hàng. Chẳng hạn như: mua hàng, đăng ký.
Tối ưu hóa quy trình Facebook Ads dựa trên giá trị
Facebook sẽ hỗ trợ thu thập dữ liệu từ Website của bạn, dữ liệu này bao gồm thông tin của khách hàng, lịch sử mua hàng và số tiền họ đã chi tiêu. Thông qua đó, bạn có thể tối ưu hóa đối tượng khách hàng để tiến hành chạy quảng cáo.
Khai thác sâu công cụ và số liệu từ Facebook Ads
Nếu muốn sử dụng những chiến dịch chuyển đổi trên Website, tùy chỉnh nhóm đối tượng hay chạy quảng cáo động thì tất cả bạn cần làm đó chính là cài đặt Pixel Facebook vào Website. Ngoài ra việc sử dụng Pixel Facebook còn giúp bạn dễ dàng theo dõi những số liệu như chi phí cho mỗi chuyển đổi và chi phí cho từng khách hàng tiềm năng.
Nguồn: Nguyên Phong ATP
Tổng hợp và chỉnh sửa: Tiên Kiều Digital Marketer.
CÔNG TY TNHH ATP SOFTWARE - 160 ĐƯỜNG SỐ 2, KĐT VẠN PHÚC, P. HBP, TP THỦ ĐỨC Mã số doanh nghiệp: 0314344065 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp ngày 24/06/2014 HOTLINE: 0931.9999.11 - ĐT: 0967.9999.11 - Email: info@atpsoftware.vn