Shark Tank – Thương Vụ Bạc Tỷ là một chương trình truyền hình thực tế về đầu tư khởi nghiệp, với mục đích kết nối giới đầu tư và Startup. Thời gian gần đây Shark Tank được quan tâm không chỉ các bạn khởi nghiệp mà còn thu hút rất nhiều giới trẻ từ những quan điểm kinh doanh của các Shark. Cùng tìm hiểu quan điểm kinh doanh của Shark Hưng trong cà phê khởi nghiệp.
Giới thiệu cá mập của chương trình Thương vụ bạc tỷ
Cá mập của chương trình Shark Tank – Ông Phạm Thanh Hưng
– Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn thế kỷ Cengroup
– Chủ tịch HĐQT Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Bất Động Sản Thế Kỷ (CENINVEST)
Ông là một trong những cá mập được yêu thích của chương trình Shark Tank và có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng khởi nghiệp. Shark Phạm Thanh Hưng là một trong số ít doanh nhân bất động sản được đào tạo tại Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore và một số quốc gia Châu Âu về các lĩnh vực quản lý tổ chức, thương mại điện tử. Đã từng làm thuê cho 2 hãng xe lớn là Ford và Toyota, làm việc cho bộ khoa học và công nghệ. Sau đó lập doanh nghiệp kinh doanh riêng
Shark Hưng đề cao những ý tưởng mang tính đột phá trong khởi nghiệp. Trong Shark Tank mùa 2, ông là người đầu tư lớn nhất
Câu hỏi thường gặp cho nhà đầu tư Shark Tank
Câu hỏi ông nhận được nhiều nhất là: Làm thế nào để thành công, em muốn khởi nghiệp thành công phải bắt đầu từ đâu? Theo ông “Thành công là chúng ta đạt được mong muốn của mình, đơn giản thế thôi. Chứ không phải thành công là trở nên giàu có. Thành công không có công thức, mỗi người phải có công thức cho riêng mình” Để khởi nghiệp, đầu tiên bạn phải biết mình muốn gì, trước khi hỏi những câu hỏi tiếp theo.
Lời khuyên chung cho các bạn: Thành công là sự nỗ lực, là cả một quá trình chứ không phải là một lời khuyên hay cái gặp mặt, nguồn vốn là có thể thành công được. Suy nghĩ là cần thiết, hành động mới là quan trọng. Các bạn cứ hãy hành động để tìm ra công thức cho riêng mình
Làm sao để tìm được điều mình mong muốn và hiểu được bản thân mình?
Muốn thành công được phải kết hợp từ ba yếu tố:
Năng lực gồm 7 loại hình thông minh của con người:
- Trí thông minh ngôn ngữ
- Trí thông minh Logic – toán học
- Trí thông minh thiên nhiên
- Trí thông minh vận động
- Trí thông minh âm nhạc
- Trí thông minh nội tâm
- Trí thông minh thị giác
Đam mê mang tính khát khao, mãnh liệt muốn làm được điều đó. Khát khao đó là hy sinh, đánh đổi cuộc sống của mình. Vậy bạn có được khát khao như thế không?
Hiệu quả: Năng lực kết hợp với đam mê của bạn mang lại ý nghĩa, giá trị gì cho cộng đồng, nhân loại hay khách hàng không?
=> Vùng giao thoa của 3 yếu tố: Năng lực, đam mê, hiệu quả càng lớn thì xác suất thành công càng cao
Có hành động nào cụ thể hơn để phát hiện được năng lực và đam mê của mình?
Trong cuộc sống những trải nghiệm là rất quan trọng. Phải có trải nghiệm ngay từ tấm bé, thích chơi trò gì, xem gì, tham gia hoạt động gì? bằng cách trải nghiệm để tìm ra những đam mê của mình. Từ phổ thông các bạn nên có sự trải nghiệm: đi nhiều, quan sát, đặc biệt là thực hành, tự khám phá để tìm ra những điều mình mong muốn.
Khi các bạn khát khao điều gì, công việc hiện tại không thích nhưng bị níu kéo mà không dũng cảm vượt qua vòng tròn an toàn của mình vì thu nhập đang có, cuộc sống ổn. Khi các bạn còn trẻ có thể trải nghiệm, sai sót để bắt đầu lại.
Quan điểm về “tùy duyên, thuận tự nhiên” của Shark Hưng
Cơ hội dành cho tất cả mọi người, nhưng nó chỉ đến với ai đã sẵn sàng đón nhận nó. “Tùy duyên” là cách giải thích mang tính ru ngủ để thanh minh cho sự chưa thành công của chúng ta. Phải trải nghiệm để tìm ra cơ hội cho mình.
Kỹ năng mà các bạn khởi nghiệp còn yếu: Các bạn còn bị thụ động nhiều. Thụ động là rào cản lớn nhất trong quá trình khởi nghiệp.
Khởi nghiệp là khởi tạo ra một công việc mới chưa ia làm. Nên yếu tố MỚI là rất quan trọng. Nhiều bạn lên chương trình giới thiệu những sản phẩm quá phổ biến, không có gì mới. Sản phẩm của bạn cần nhiều người dùng đến. Startup phải trung thực, thể hiện được khát khao, đam mê.
Quan điểm về sự thất bại
“Người thành công là người thất bại 7 lần và đứng dậy từ lần thứ 8”
Nếu bạn gặp thất bại trong công việc, trước tiên bạn phải tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn thất bại. Đó là cách để bạn khắc phục những thiếu sót, sai lầm của mình và không vấp phải nó một lần nữa trong công việc. Nhiều người thất bại trong công việc mà không biết lý do tại sao? Khi đó, bạn liền đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đó chỉ là sự chống chế vô căn cứ.Bạn hãy nhớ rằng, đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kì ai về sự thất bại của mình.
Muốn thành công đừng ngại gặp khó khăn. Không ít người bỏ lỡ những cơ hội để thay đổi cuộc sống của mình vì ngần ngại phải vượt qua những thử thách và đánh đổi những gì đang có để dốc sức vào những thành quả còn chưa kịp định hình. Tất cả níu giữ họ với những gì mình đang có, thỏa mãn với chúng mà không tìm kiếm những gì mình thực sự mong muốn. Nếu muốn thành công thì đừng ngại những khó khăn
Nguồn: Cà phê khởi nghiệp