Nhiều người vẫn hay nhầm giữa hai khái niệm lập nghiệp và Start Up , vậy làm sao phân biệt được hai khái niệm này ? bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về 2 khái niệm SME và Startup
1.Quy Mô
Mở một doanh nghiệp SME – Small & Medium Enterprise ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ ) hay được gọi là Lập nghiệp giống như việc mở quán cháo, quán phở, quán cafe nhưng chỉ làm ở phạm vi , quy mô nhỏ, thường là mang tính địa phương.
Start Up ngay từ khi thành lập đã nhắm đến thị trường rộng lớn thậm chí toàn cầu.
2.USP ( unique selling proposition )
Lợi thế cạnh tranh độc đáo , chỉ những thứ mà đơn vị ta làm được mà đối thủ ta sẽ rất khó hoặc sẽ mất rất nhiều thời gian để bắt chước :
Thành lập SME không cần quá dựa vào lợi thế cạnh tranh độc đáo hoặc các sáng tạo đột phá vì họ chỉ hoạt động ở một quy mô nhỏ và việc cạnh tranh không ở quy mô toàn cầu như Start Up .
Start Up chắc chắn phải có vì việc cạnh tranh với các đơn vị lớn khác là điều chắc chắn xảy ra khi họ mở rộng quy mô .
3.Khả năng quy trình hóa
Start Up tập trung vào việc quy trình hóa các công việc trong bộ máy vận hành để khiến nó có thể chuyển giao được cho nhiều người. SME thường thực hiện những việc : ‘không thể thay thế được “, thường thực hiện tại một địa phương,giữ những bí quyết bí truyền khó chuyển giao, hoặc tập trung vào năng lực xuất sắc của một cá nhân nào đó.
thường là Như mô hình dịch vụ ,nhà hàng ăn uống , tiệm giặt là…
VD1 : Chia buồn với các anh làm dịch vụ thiết kế kiến trúc dạng mô hình một Kiến Trúc Sư chủ trì và nhiều người hỗ trợ ( mô hình dạng leader xuất sắc ) . Mô hình này khiến người chủ trì không bao giờ có được tự do vì luôn là một mắt xích quan trọng trong quy trình làm việc.Khiến họ luôn ở dạng “Làm tư” ( self – employed ) chứ không thể sang dạng doanh nghiệp ( business ).
VD2 : Những mô hình nhà hàng truyền thống với việc giữ “bí quyết”, ” bí truyền” và chỉ mở một điểm cũng được liệt vào dạng trên.Khi mà bí quyết tạo ra món ăn là USP của nhà hàng nhưng chỉ có ông bà chủ nhà hàng nắm giữ chứ không sẵn sàng chuyển giao cho nhiều nhà hàng khác để tiến hành nhân rộng được.
VD3 : Mô hình trung tâm tập Gym của Nguyễn Thị Thủy Giang Bin Tùng, mô hình bán ẩm thực truyền thống của Nguyễn Hoài , kể cả là môt hình thiết kế thi công kiến trúc, nội thất của Khôi hiện nay cũng là dạng SME nha.
Nếu nhà hàng, ngành dịch vụ có thể quy trình hóa thì có thể gia tăng được quy mô và tốc độ phát triển.Và sẽ có thể phát triển thành dạng chuỗi hoặc mô hình nhượng quyền ( franchise )
Tuy nhiên nó sẽ vẫn vướng phải điểm số 5 mà tôi sẽ nói dưới đây.
4.Chủ sở hữu
SME thường là các công ty gia đình, ít huy động vốn từ bên ngoài.
Start Up thường sẵn sàng chia sẻ cổ phần công ty cho nhiều nhà đầu tư khác để công ty có thể sử dụng các đòn bẩy vốn đó phát triển đột phá trong thời gian ngắn. ( Đa phần các founder của các Start Up chỉ giữ lại một phần nhỏ cổ phần ).
5.Khả năng nhân bản
Start Up khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm sẽ không tốn thêm nhiều chi phí,điều này phổ biến với các doanh nghiệp làm về phần mềm , công nghệ thông tin , dịch vụ số ( Bạn nhớ về Nguyễn Hà Đồng với flappy Bird chứ ? )
Với SME như các dạng dịch vụ tư vấn thiết kế, mô hình phòng Gym , nhà hàng thì mỗi lần muốn mở rộng quy mô thì phải bỏ thêm nhiều chi phí để thuê địa điểm, tuyển dụng thêm nhiều người, thuê thêm nhiều quản lý…
Sản xuất thêm sản phẩm sẽ tốn thêm nhân công, nguyên vật liệu, khấu hao máy móc, chi phí quản lý
Đây là một điểm giới hạn khiến những mô hình này khó tăng trưởng đột phá.
6. Mô hình kinh doanh mới hay có sẵn
SME tập trung xây dựng dựa trên các mô hình đã có sẵn và được chứng minh về hiệu quả doanh thu.Ngay khi hoạt động có thể đem về doanh thu và lợi nhuận ngay.
Start Up tập trung giải quyết các vấn đề mới của xã hội hoặc giải quyết vấn đề cũ nhưng với mô hình mới hiệu quả hơn.Thường khi sinh ra sẽ tác động lớn đến cách vận hành của xã hội và lật đổ hoặc tác động làm thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống.
VD : taxi truyền thông với Uber , Grab.
7. Tốc độ tăng trưởng
SME có thể có lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên, tuy nhiên doanh thu tăng trưởng thường theo đường thẳng. Nhưng nếu được bơm vốn thì sẽ phản hồi tích cực lại ngay.
Start Up thường sẽ mất thời gian đầu để có được một số lượng người dùng nhất định, giai đoạn này thường sẽ thua lỗ và cần phải được nhà đầu tư rót vốn liên tục, hiệu quả đồng vốn không thấy được ngay mà thường được thể hiện qua lượng người dùng có được.
Tuy nhiên khi thành công sẽ tăng trưởng mạnh mẽ theo cấp số nhân.
Trên đây là một số điểm mà Khôi tóm lược về sự khác biệt giữa SME và Start Up, mời mọi người bổ sung thêm.
Trước đây có câu hỏi trên cafebiz rằng : Mở quán phở có được gọi là Start Up không ? thì thông qua bài viết này có thể nói rằng : Không.
Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là : Có thực sự cái điều ta mong muốn là làm Start Up ko ? vì rủi ro của Start Up là rất lớn ? tỷ lệ thất bại sau 5 năm đầu lên tới 95%. Và tất cả những doanh nghiệp trường tồn trên thế giới đều là các doanh nghiệp Gia đình – các SME thực sự.
Suy cho cùng,mô hình vẫn chỉ là mô hình. Vấn đề quan trọng nhất là ta có tạo ra được giá trị gì cho xã hội mà thôi
Nguồn : Minh Khôi
founder Achio Architecture & Renio Interior