Khi TikTok sang thị trường Việt Nam, họ đã nói chuyện với tất cả member (hội viên) của Umbala.Tv và offer (đề nghị) chuyển đổi 1 video của Umbala.Tv sang Tik Tok sẽ được trả 200 ngàn. Và họ đã mời đội ngũ nhân sự của bên mình qua bên họ làm việc với mức lương gấp 5 lần.
Người dùng luôn luôn là thượng đế
Umbala.Tv là ứng dụng bắt đầu được nhiều người dùng Việt biết đến sau chương trình Shark Tank Việt Nam. Đây là ứng dụng do Nguyễn Minh Thảo sáng lập và hiện anh cũng đang giữ chức CEO của Umbala Network.
Umbala.Tv là ứng dụng do người Việt sáng lập nhưng lại trở về từ Silicon Valley. Ứng dụng được đánh giá là có tiềm năng trên thị trường, ngay tại thị trường Mỹ ứng dụng cũng đã được nhiều người trẻ đón nhận.
Người sáng lập Umbala chia sẻ: “Umbala.Tv đã phát triển được cộng đồng video ở Mỹ, để có được cộng đồng đó không hề đơn giản”.
Đồng thời, Umbala.Tv đã được giới trẻ Mỹ và quốc tế lựa chọn là ứng dụng tiêu biểu giúp người dùng tạo video ngắn trở thành trào lưu trên mạng xã hội. Đây là minh chứng cho thấy năng lực của công nghệ Việt hoàn toàn có thể chinh phục được thị trường thế giới.
Tuy nhiên, vì không nhận được đầu tư tại thị trường này nên người sáng lập Umbala đã quyết định đưa ứng dụng về Việt Nam để kêu gọi vốn đầu tư và phát triển tại thị trường trong nước.
Những tưởng phát triển tại quốc gia sở tại sẽ có nhiều lợi thế nhưng ngay thời điểm trở về thị trường trong nước, Umbala đã gặp ngay một đối thủ có rất nhiều điểm đồng đó là TikTok – một ứng dụng đến từ Trung Quốc.
Dù Umbala.Tv ra đời trước và đã được nhiều người đón nhận tại thị trường Việt nhưng sự xuất hiện của TikTok là một sự cản trở không hề nhỏ và khiến người dùng không còn “mặn mà” với ứng dụng này.
Trước điều này, nhiều người cho rằng, người dùng không trung thành, “quay lưng” với những sản phẩm do người Việt sáng tạo. Tuy nhiên, người sáng lập Umbala lại quan điểm: “Người dùng không bao giờ có lỗi cả, sản phẩm nào mang lại niềm vui cho họ thì họ sử dụng. Người dùng luôn luôn là thượng đế, chỉ tiếc rằng mình chưa đủ năng lực để có thể mang lại giá trị tốt nhất cho người dùng Việt Nam”.
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm công nghệ trên thị trường hiện nay, dù ra đời trước và đã được lựa chọn nhưng sự “quay lưng” của người dùng là điều các startup luôn phải đối mặt. Người dùng có thể vừa đăng ký Umbala.Tv vừa đăng ký TikTok. Họ sẽ tìm đến những sản phẩm khiến họ cảm thấy thích thú chứ không quan tâm sản phẩm đến từ quốc gia nào.
Vốn là rào cản lớn nhất
Khi bước chân vào thị trường Việt Nam, TikTok đã có một loạt những hành động nhằm đánh bại sản phẩm trong nước để chiếm lĩnh thị trường Việt.
Người sáng lập Umbala nói: “Khi TikTok sang thị trường Việt Nam, họ đã nói chuyện với tất cả member (hội viên) của Umbala.Tv và offer (đề nghị) chuyển đổi 1 video của Umbala.Tv sang Tik Tok sẽ được trả 200 ngàn. Và họ đã mời đội ngũ nhân sự của bên mình qua bên họ làm việc với mức lương gấp 5 lần. Tuy nhiên, nhân sự bên mình đã không qua”.
Dù nhân sự của Umbala.Tv vẫn trung thành và dù “sinh sau đẻ muộn” hơn nhưng Tik Tok lại được nhiều người sử dụng và đang giữ thế áp đảo trên thị trường. Mới xuất hiện nhưng ứng dụng cũng đã thu hút được hơn 12 triệu người dùng hàng tháng.
Nhiều người trong giới đã đánh giá Umbala.Tv là một ứng dụng tiên phong và tiềm năng, thậm chí đã “có đất” tại thị trường Mỹ nhưng khi về đến thị trường Việt thì lại chưa thực sự phát triển. Ngoài sự xuất hiện của đối thủ TikTok, liệu còn lý do nào khác?
“Thời điểm đầu Umbala.Tv đi rất nhanh nhưng giai đoạn sau khi phát triển người dùng thì lại chết, vì thời điểm đó là thời điểm của tiền, không có đủ tiền để phát triển sản phẩm”, Nguyễn Minh Thảo thẳng thắn chia sẻ.
Nguồn vốn luôn luôn là một trong những bài toán quan trọng đối với các startup, đặc biệt là những startup về công nghệ. Cuộc chiến trong thị trường người dùng không đơn giản chỉ là bài toán về công nghệ mà đó là cuộc chiến về vốn. Chính vì thiếu vốn nên dẫn đến các startup dễ thua trước đối thủ hoặc đành phải ngậm ngùi đi sau dù ra đời trước.
Ngoài những yếu tố về nguồn vốn để phát triển sản phẩm, nhà sáng lập Umbala còn chia sẻ rằng: “Thời điểm đó Umbala đã có một bước đi cực kỳ sai. Đó là trong cùng một thời điểm, chúng tôi đã đến cùng lúc 2 thị trường Mỹ và Việt Nam”.
Tính thời điểm là một trong những yếu tố khiến Umbala chưa thành công ở thị trường trong nước cũng như thị trường Mỹ. Cũng chính vì nguồn vốn hạn hẹp nên khi phát triển ứng dụng ở cả hai thị trường đã tạo ra một lỗ hổng lớn và khiến những chiến lược ban đầu của người sáng lập thất bại.
Tuy nhiên, sau những thành công và thất bại đã trải qua, người sáng lập Umbala tiết lộ, Umbala đang tập trung phát triển một nền tảng công nghệ Blockchain để quyết tâm trở lại và “thay đổi cuộc chơi” một lần nữa.
[CẬP NHẬT NĂM 2022] Umbala giờ ra sao?
“Và đúng là trên thực tế, sau chương trình, tôi đã gặp được rất nhiều Shark chìm và những người đó có thế lực và tiềm lực rất lớn”.
Nguyễn Minh Thảo là người sáng lập và CEO của Umbala Network. Anh khởi nghiệp từ rất sớm khi lập nên một công ty đầu tiên về công nghệ mang tên CNC Software vào năm 2000.
Công ty của anh đã trải qua rất nhiều lần cải tổ và đến năm 2011, công ty CNC Moblie chính thức được thành lập. Đây là công ty chuyên tập trung sản xuất các ứng dụng di động. Một trong những ứng dụng được nhắc đến nhiều trong hai năm gần đây của CNC Mobile chính là Umbala.Tv – một ứng dụng cho phép người dùng sáng tác các video riêng của mình.
Năm 2018, Start up Umbala.Tv gọi vốn thành công tại chương trình Shark Tank. Dù đây được đánh giá là thương vụ mạo hiểm nhưng 2 Shark Trần Anh Vương và Nguyễn Ngọc Thủy vẫn quyết định đầu tư 260.000 USD (gần 6 tỷ đồng) cho 15% cổ phần của Umbala.Tv.
Trở về từ Silicon Valley
Ít ai biết được rằng, để gọi vốn thành công trên chương trình Shark Tank, trước đó người sáng lập Umbala.Tv đã trải qua rất nhiều khó khăn.
Nguyễn Minh Thảo chia sẻ: “Tôi đã mang sản phẩm của mình sang Silicon Valley và đã sống ở đó hơn 1 năm trời. Vào thời điểm đó, tôi đã chạy đi gọi vốn ở rất nhiều nơi và gặp rất nhiều nhà đầu tư.
Cũng vào thời điểm đó, tại thị trường Mỹ đều có 2 sản phẩm tương đương nhau và đều là sản phẩm của người Việt. Sản phẩm của tôi chỉ có số vốn 100 nghìn USD, còn sản phẩm của họ đã có 12 triệu USD”.
Dù được đánh giá là có tiềm năng nhưng tại thị trường Mỹ Umbala.Tv đã không kêu gọi được đầu tư. Chính vì thế, người sáng lập đã quyết định quay trở về Việt Nam để tập trung phát triển ứng dụng ở thị trường trong nước.
Trở về với thị trường trong nước, Nguyễn Minh Thảo đã quyết định dùng chính nguồn vốn của nhà đầu tư nội để đánh chiếm thị trường nội bằng việc kêu gọi đầu tư trên chương trình Shark Tank. Ngay tại chương trình, Umbala.Tv đã vấp phải không ít sự nghi ngại từ các Shark. Tuy nhiên, umbala.Tv vẫn nhận được đầu tư từ 2 Shark.
Không chỉ tham gia chương trình Shark Tank để kêu gọi vốn, Nguyễn Minh Thảo còn thổ lộ rằng: “Khi tham gia Shark tank tôi muốn mở rộng tại thị trường trong nước, lúc đó Umbala đã nổi tiếng trong giới rồi chứ không phải muốn lên truyền hình để nổi tiếng.
Một trong những điều tôi muốn chia sẻ với nhiều bạn muốn tham gia Shark tank là mình phải biết dùng Shark nổi để ‘câu’ Shark chìm. Và đúng là trên thực tế, sau chương trình, tôi đã gặp được rất nhiều Shark chìm và những người đó có thế lực và tiềm lực rất lớn”.
Sau chương trình, người sáng lập Umbala.Tv cũng đã nhận định, deal mà Umbala nhận trên chương trình là deal thấp hơn giá trị công công ty từ năm 2015. Và đội ngũ Umbala luôn tin rằng những công nghệ mà họ đang làm là có giá trị và gây được ảnh cho xã hội.
Thua một vài trận đấu chứ không thua cả cuộc chiến
Là một trong những ứng dụng có tính tiên phong, đột phá do người Việt sáng lập và trở về từ Silicon Valley, nhiều người kỳ vọng Umbala.Tv sẽ có thể phát mạnh mẽ tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, sự xuất hiện của TikTok – một ứng dụng sản xuất video của Trung Quốc xuất hiện cùng thời điểm khiến Umbala.Tv gặp không ít cản trở ngay tại sân nhà.
Umbala.Tv và TikTok đều là 2 nền tảng chia sẻ video trực tuyến có nhiều điểm tương đồng. Cả 2 đều cho phép người dùng thỏa sức sáng tạo video với hiệu ứng có sẵn và âm nhạc do họ tự tải lên. Thời lượng video giới hạn chỉ 15 giây và chức năng kiếm tiền của 2 ứng dụng đều đến từ cộng đồng người xem tự nguyện.
Dù sinh sau để muộn hơn Umbala.Tv nhưng nhìn vào số lượng người dùng thì không thể phủ nhận độ phủ của TikTok trên thị trường. Ra đời chưa lâu nhưng hiện tại, Tik Tok có 12 triệu người dùng hàng tháng ở thị trường Việt. Trong khi đó, từ năm 2015 – 2017, Umbala.Tv mới có 200 nghìn người dùng từ Mỹ và một số thị trường quốc tế dù được giới trẻ khá ưa chuộng trước đó.
Trước tình hình số lượng người dùng của TikTok ngày càng gia tăng và độ phủ ngày càng rộng, người sáng lập Umbala.Tv đã đưa ra kết luận: “Không chỉ Umbala.Tv mà cả Muvik cũng rất đau thương khi TikTok xuất hiện. Đến bây giờ, tôi có thể khẳng định một trong những đối thủ lớn nhất của chúng tôi đó chính là những công ty Trung Quốc”.
Nguyễn Minh Thảo cũng thẳng thắn thừa nhận, sản phẩm nào ra đời trước, sản phẩm nào ra đời sau không quan trọng, quan trọng vẫn là chuẩn bị như thế nào để thành công trên thị trường.
Tuy nhiên không vì sự áp đảo của TikTok tại thị trường Việt mà Umbala.Tv sẽ lùi bước. Người sáng lập Umbala.Tv luôn quan điểm: “Vừa phải nể đối thủ, vừa học hỏi họ nhưng “thắng thua là chuyện thường tình của binh gia”.
Chúng ta có thể thua một số trận nhưng phải chiến thắng cả cuộc chiến trường kỳ. Công ty Umbala sẽ đánh đối thủ trên tất cả những thị thị trường mà đối thủ đánh ngoài thị trường Trung Quốc”.
Hiện nay, startup này không đơn thuần là Umbala.Tv như lúc tham gia Shark Tank. Đơn vị này đang nghiên cứu và phát triển Umbala Network – một nền tảng công nghệ Blockchain có hiệu năng, tốc độ cao và có thể liên kết hàng tỷ thiết bị liên quan đến camera.
Nguồn: Cafebiz.vn; Cafef.vn