Giới thiệu của người dịch: Bài này gồm 2 phần. Phần 1 là danh sách các toán tử tìm kiếm nâng cao của Google, và phần 2 là các kết hợp những toán tử đó với nhau để ứng dụng vào SEO. Nếu bạn là người dùng thông thường chỉ cần quan tâm đến phần 1 mà thôi, còn những ai làm SEO mới cần tìm hiểu cả 2 phần…Trong bài dịch này tôi có sửa lại nhiều ví dụ minh họa của bài viết gốc để nó gần gũi với người dùng tiếng Việt hơn.
Đối với bất kỳ ai đã làm SEO một thời gian, các toán tử nâng cao của Google-ví dụ như các câu lệnh đặc biệt, làm cho các tìm kiếm thông thường trông có vẻ buồn cười (khi so sánh chúng với nhau)-là câu chuyện không có gì mới cả.
Dưới đây có thể là toán tử tìm kiếm Google bạn quen thuộc:
Hầu hết các toán tử tìm kiếm tương đối dễ nhớ, vì chúng đều ngắn gọn.
Nhưng để biết cách sử dụng chúng hiệu quả thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Rất nhiều người làm SEO biết những toán tử cơ bản, nhưng chỉ một vài người là thực sự thành thạo chúng thôi.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ 15 mẹo thực hành để giúp bạn thành thạo tìm kiếm nâng cao trong SEO, chúng bao gồm:
- Tìm các lỗi lập chỉ mục
- Tìm các trang không bảo mật (các trang không phải là https)
- Tìm các vấn đề liên quan đến trùng lắp nội dung (duplicate content)
- Tìm các file và trang không mong muốn trong website của bạn
- Tìm các cơ hội guest post (viết bài cho các trang khác-và bạn có cơ hội đặt backlink về trang của bạn)
- Tìm các trang chuyên làm nguồn (resource page, thường dùng để có được backlink bàng cách tiếp cận chủ trang)
- Tìm các trang có tính năng infographics…vì thế mà bạn có thể chào mời họ liên kết với sản phẩm CỦA BẠN
- Tìm thêm các liên kết tiềm năng…VÀ kiểm tra mức độ liên quan của họ
- Tìm các hồ sơ mạng xã hội cho mục tiêu tiếp cận (liên hệ)
- Tìm các cơ hội để thực hiện các liên kết nội bộ (internal linking)
- Tìm các cơ hội PR bằng cách tìm kiếm những lần được nhắc đến của đối thủ cạnh tranh
- Tìm các cơ hội đăng bài được tài trợ
- Tìm các bài viết Q+A (hỏi và trả lời) liên quan đến nội dung của bạn
- Tìm xem các đối thủ của bạn thường xuyên xuất bản nội dung mới ở mức độ nào
- Tìm các trang liên kết tới đối thủ của bạn
Nhưng trước hết, dưới đây là danh sách đầy đủ tất cả các toán tử tìm kiếm của Google và chức năng của nó.
Danh sách đầy đủ các toán tử tìm kiếm của Google
Bạn có biết là Google liên tục xóa bỏ các toán tử hữu ích?
Đó là lý do vì sao hầu hết các danh sách toán tử tìm kiếm của Google hiện nay đều đã lỗi thời và không chính xác.
Để viết bài này, cá nhân tôi đã kiểm tra TỪNG toán tử để biết nó còn hoạt động hay không và hoạt động như thế nào.
Dưới đây là danh sách đầy đủ các toán tử tìm kiếm nâng cao của Google đang hoạt động, không hoạt động, và “không ổn định” trong năm 2018.
Các toán tử dưới đây vẫn đang hoạt động (working).
“tìm kiếm cụm từ”
Dùng để tìm kiếm chính xác cụm từ. Được sử dụng để lọc kết quả cho các tìm kiếm mơ hồ, hoặc để loại trừ các từ đồng nghĩa khi tìm kiếm cho từ khóa chỉ có một từ.
Ví dụ: "lê cát trọng lý"
Khi tìm sách, tên một bộ phim, vân vân bạn có thể sử dụng tìm kiếm chính xác cụm từ để làm các kết quả trả về phù hợp hơn với yêu cầu tìm kiếm của bạn.
Một trong các ứng dụng khác mà người dịch thường dùng với tìm kiếm cụm từ là để tìm các nội dung sao chép/đăng lại của một bài nào đấy. Bạn chỉ cần copy một đoạn trong bài viết gốc rồi đưa lên công cụ tìm kiếm. Hãy nhìn sự khác biệt trong kết quả giữa hai tìm kiếm không có dấu nháy kép:
Và có dấu nháy kép (dễ dàng tìm thấy trang đăng lại):
OR
Tìm kiếm X hoặc Y. Kết quả trả về sẽ liên quan đến X hoặc Y, hoặc cả hai. Lưu ý: toán tử dấu gạch đứng (|) cũng có thể được sử dụng để thay thế cho “OR”
Ví dụ: lê cát trọng lý OR mai khôi
Tuy nhiên thứ tự trong toán tử OR cũng ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm. Trong ví dụ trên Lê Cát Trọng Lý sẽ được ưu tiên tìm kiếm hơn Mai Khôi.
Chúng ta thử một ví dụ khác để bạn thấy rõ sự khác biệt trong thứ tự ảnh hưởng đến kết quả như thế nào.
Khi từ khóa Ronaldo đứng trước toán tử OR, các kết quả ưu tiên cho Ronaldo trước:
Còn khi từ khóa Messi đứng trước toán tử OR, các kết quả ưu tiên cho Messi trước:
AND
Tìm kiếm cho X và Y. Kết quả trả về sẽ chỉ liên quan đến cả X và Y. Lưu ý: toán tử này không thực sự tạo ra nhiều khác biệt cho tìm kiếm thông thường, vì Google đã mặc định thêm toán từ “AND” vào rồi. Nhưng nó rất hữu dụng khi chúng ta kết hợp nó với những toán tử khác:
Ví dụ: lê cát trọng lý AND trịnh công sơn
Ngoài lề: Người ta hay nói ca khúc, phong cách hát của Lê Cát Trọng Lý có âm hưởng Trịnh Công Sơn. Bạn muốn tìm đọc các bài nhắc đến cả hai nhân vật này thì câu lệnh tìm kiếm trên sẽ hữu ích.
–
Toán tử – dùng để loại trừ một thuật ngữ hoặc một cụm từ. Trong ví dụ bên dưới của chúng tôi, các trang trả về sẽ liên quan đến Lê Cát Trọng Lý nhưng không có “Trịnh Công Sơn”.
Ví dụ: lê cát trọng lý -"trịnh công sơn"
Một ví dụ khác, bạn đọc quá nhiều bài viết về Ronaldo mà người ta sẽ nhắc đến Messi ở đâu đó giữa bài, bạn chán các bài viết như thế rồi, bạn tự hỏi có bài viết nào không như thế không. Tôi cũng không chắc lắm. Nhưng bạn thử tìm kiếm với từ khóa như bên dưới xem:
*
Toán tử hoạt động như một ký tự đại diện (wildcard) và sẽ khớp với bất kỳ từ hoặc cụm từ nào.
Ví dụ: lê cát trọng lý * chênh vênh
Câu lệnh tìm kiếm này rất hữu ích trong trường hợp bạn nhớ lõm bõm một đoạn nào đấy, có thể trong một cuốn sách, bài hát, vân vân (bạn nhớ mấy câu đầu và câu cuối nhưng lại quên phần giữa). Sử dụng nó sẽ giúp cho bạn biết nội dung gốc đầy đủ.
()
Nhóm các cụm từ hoặc toán tử tìm kiếm để điều chỉnh cách máy tìm kiếm hoạt động.
Ví dụ: (chênh vênh OR nhiều người ôm giấc mơ) lê cát trọng lý
$
Tìm kiếm giá. Nó cũng hoạt động với đồng Euro (€), nhưng bảng Anh (£) thì không.
Ví dụ: iphone $999
define:
Trả về định nghĩa của một từ. Trích xuất từ từ điển được xây dựng bởi Google.
Ví dụ:define:love
Lưu ý: người dịch kiểm tra thì thấy có vẻ toán tử define: không hoạt động.
Tuy nhiên bạn có thể sử dụng cách khác để tìm hiểu nghĩa của từ. Bạn chỉ gõ từ bạn muốn tra đi kèm với từ meaning.
Ví dụ: plus meaning
cache:
Trả về các kết quả được cache gần đây nhất của một trang web. Tất nhiên là chỉ cho các trang đã được lập chỉ mục.
Ví dụ: cache:vnexpress.net
Cái này cũng rất hữu hiệu nếu bạn muốn xem lại nội dung một URL cụ thể nào đó được lập chỉ mục nhưng hiện đã bị xóa gần đây. Nếu nó bị xóa quá lâu thì Google cũng sẽ gỡ chỉ mục của nó ra, khi ấy còn 2 cách để bạn xem lại nội dung này:
- Xem nó có được copy và đăng lại ở đâu không. Lúc này ít nhiều bạn phải biết được tên của bài viết để tìm lại (hãy sử dụng tìm kiếm cụm từ nếu tìm thông thường không cho ra kết quả);
- Sử dụng công cụ xem lại nội dung cũ, tuy nhiên không phải bài nào nó cũng lưu lại, công cụ đó đây: Wayback Machine.
filetype:
Được sử dụng để hạn chế các kết quả trả về ở một số định dạng file nhất định. Ví dụ: PDF, DOCX, TXT, PPT, vân vân. Lưu ý: toán tử “ext:” cũng có thể hữu dụng-nó cho các kết quả giống hệt nhau.
Ví dụ: kinh pháp cú filetype:pdf
Ngoài lề: Kinh Pháp Cú là bộ kinh rất nổi tiếng trong Phật Giáo, câu ngắn gọn, tương đối dễ hiểu & được coi là chính lời Đức Phật thuyết giảng.
site:
Giới hạn các kết quả chỉ từ những trang web cụ thể. Đây là một trong các toán tử nâng cao tôi sử dụng nhiều nhất & thích nhất.
Ví dụ: seth godin site:ted.com
Các bạn thích marketing có thể thấy câu lệnh trên thú vị đấy ?
related:
Trả về các website liên quan ít nhiều với một tên miền cho trước.
Ví dụ: related:tinhte.vn
Không chỉ website, nếu bạn muốn tìm các trang liên quan đến một URL cụ thể nó cũng giúp bạn thực hiện được.
intitle:
Tìm các trang với từ (hoặc cụm từ) cụ thể trong tiêu đề. Trong ví dụ của chúng tôi, bất kỳ kết quả nào bao gồm các từ “mua iphone cũ” trong thẻ tiêu đề sẽ được trả về. Không nhất thiết phải chứa tất cả các từ và không yêu cầu theo thứ tự.
Ví dụ: intitle:mua iphone cũ
allintitle:
Tương tự như “intitle”, nhưng chỉ giới hạn các kết quả bao gồm tất cả các từ cụ thể trong thẻ tiêu đề mới được trả về.
Ví dụ: allintitle:mua iphone cũ
inurl:
Tìm các trang có từ (hoặc cụm từ) cụ thể trong URL. Lấy ví dụ dưới đây, bất kỳ kết quả nào bao gồm mua hoặc iphone hoặc cu hoặc cả ba sẽ được trả về:
Ví dụ: inurl:mua iphone cu
allinurl:
Tương tự với “inurl”, nhưng chỉ trả về các kết quả bao gồm tất cả các từ cụ thể trong URL.
Ví dụ: allinurl:mua iphone cu
intext:
Tìm các trang có chứa từ (hoặc cụm từ) nhất định ở đâu đó trong nội dung. Trong ví dụ bên dưới nó sẽ trả về các kết quả có chứa từ mua hoặc iphone hoặc cũ hoặc cả 3 trong nội dung của trang.
Ví dụ: intext:mua iphone cũ
allintext:
Tương tự với “intext”, nhưng chỉ giới hạn vào các kết quả chứa tất cả các từ cụ thể trong trang.
Ví dụ: allinntext:mua iphone cũ
AROUND(X)
Đây là kiểu tìm kiếm tiệm cận (proximity). Tìm các trang bao gồm 2 từ hoặc cụm từ với X từ nằm giữa 2 từ. Ví dụ dưới đây các từ “apple” và “iphone” phải xuất hiện trong nội dung và không được cách nhau hơn 4 chữ.
Ví dụ: appple AROUND(4) iphone
weather:
Tìm thông tin thời tiết cho một vị trí cụ thể. Kết quả được hiển thị trong đoạn trích nổi bật liên quan đến thời tiết, tuy nhiên nó cũng trả về các kết quả từ những trang web về thời tiết khác.
Ví dụ: weather:hà nội
Địa danh bạn có thể viết liền không dấu, nó vẫn cho kết quả tương tự. weather:hanoi
Bạn có thể dùng tên cũ cho địa danh, và nó vẫn hiện kết quả chính xác, ví dụ: weather:saigon
stocks:
Xem thông tin chứng khoán cho một mã cổ phiếu cụ thể.
Ví dụ: stocks:aapl
Tuy nhiên hiện tại nó chỉ cung cấp thông tin mã cổ phiếu ở các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới. Không có thông tin mã cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam.
map:
Yêu cầu Google hiển thị bản đồ cho một vị trí cụ thể.
Ví dụ: map:hà đông
movie:
Tìm thông tin về một bộ phim cụ thể. Nó cũng sẽ tìm cho bạn thời gian trình chiếu nếu bộ phim đang công chiếu gần chỗ bạn.
Ví dụ: movie:người đẹp và thủy quái
Bạn sẽ thấy toán tử này ý nghĩa hơn khi tìm kiếm tên một bộ phim mà nó có đa nghĩa.
Thí dụ nếu bạn tìm kiếm từ khóa steve jobs và movie:steve jobs sẽ thấy khác biệt lớn.
in
Chuyển một đơn vị tiền tệ sang một đơn vị tiền tệ khác. Nó làm việc được với tiền tệ, khối lượng, nhiệt độ, vân vân.
Ví dụ: $329 in GBP
Để chuyển tiền đô sang tiền Việt, tôi (người dịch) hay sử dụng toán tử =
Ví dụ: 100$=
Chuyển đổi độ dài cũng vậy.
Ví dụ: 10 inches=
source:
Tìm các kết quả tin tức từ một nguồn nhất định trong Google News.
Ví dụ: apple source:vnexpress
Theo như những gì tôi kiểm tra thì các toán tử sau đây có hoạt động nhưng không ổn định – tức là lúc được lúc không (hit & miss):
#..#
Tìm kiếm trong một khoảng số. Trong ví dụ bên dưới, tìm kiếm liên quan đến “TED videos” trả về các kết quả cho năm thuộc khoảng 2010-2014, nhưng không cho các năm nằm ngoài khoảng đó.
Ví dụ: TED video 2010..2014
inanchor:
Tìm các trang được liên kết với văn bản neo cụ thể. Để ví dụ, bất kỳ kết quả nào có link inbound bao gồm “apple” hoặc “iphone” hoặc cả hai trong văn bản neo sẽ được hiển thị trong kết quả trả về.
Ví dụ: inanchor:apple iphone
allinanchor:
Tương tự như “inanchor”, nhưng chỉ các kết quả bao gồm tất cả các từ cụ thể trong văn bản neo inbound mới được trả về.
Ví dụ: allinanchor:apple iphone
blogurl:.
Tìm các URL blog trong một tên miền cụ thể. Toán tử này được sử dụng trong Google blog search (dịch vụ tìm kiếm blog của Google), nhưng tôi phát hiện ra rằng nó cũng trả về một số kết quả trong tìm kiếm thông thường.
Ví dụ: blogurl:microsoft.com
loc:placename
Tìm các kết quả từ một địa điểm cho trước
Example: loc:”hà nội” apple
location:
Tìm kiếm tin tức từ một địa điểm cụ thể trong Google News
Ví dụ: location:”hà nội” apple
Dưới đây là các toán tử tìm kiếm Google đã ngừng hỗ trợ và không hoạt động được nữa (not working)
+
Yêu cầu tìm kiếm chính xác cho một từ hoặc một cụm từ.
Ví dụ: jobs +apple
Lưu ý. Bạn có thể có được kết quả như mong muốn bằng cách sử dụng dấu nháy kép bao quanh tìm kiếm.
~
Bao gồm các từ đồng nghĩa. Hiện nó không còn hoạt động nữa, vì Google giờ đã chứa các từ đồng nghĩa theo mặc định rồi. (Gợi ý: sử dụng dấu nháy kép để loại bỏ các từ đồng nghĩa)
Ví dụ: ~apple
inpostauthor:
Dùng để tìm kiếm các bài đăng được viết bởi một tác giả cụ thể. Nó chỉ hiệu quả trong tìm kiếm các bài viết của dịch vụ tìm kiếm blog Google, không phải là tìm kiếm thông thường trên Google.
Ví dụ: inpostauthor:”steve jobs”
Lưu ý nhỏ: Dịch vụ tìm kiếm blog của Google đã ngừng lại trong năm 2011.
Tương tự, các toán tử allinpostauthor và inposttile dành riêng cho blog Google cũng không còn hoạt động nữa.
link:
Tìm các trang liên kết đến một tên miền hoặc URL cụ thể. Google đã loại bỏ toán tử này trong năm 2017, nhưng nó vẫn hiển thị một số kết quả – tuy nhiên chúng dường như không chính xác lắm.
Ví dụ: link:apple.com
info:
Tìm thông tin về một trang cụ thể, bao gồm cache gần đây nhất, các trang tương tự, vân vân. (ngừng sử dụng từ năm 2017). Lưu ý: Toán tử id: cũng có thể sử dụng được-các kết quả là tương tự.
Lưu ý nhỏ: Mặc dù chắc năng ban đầu của toán tử này đã ngừng sử dụng, nó vẫn hữu dụng cho việc tìm kiếm các phiên bản canonical, chỉ mục của một URL. Cám ơn Glenngabe đã chỉ ra điều này.
Ví dụ: info:apple.com / id:apple.com
daterange:
Dùng để tìm các kết quả trong một khoảng ngày tháng nhất định. Vì lý do nào đấy, nó sử dụng định dạng ngày Julian.
Ví dụ: steve jobs daterange:11278–13278
Lưu ý nhỏ: Toán tử này không bị chính thức tuyên bố ngừng sử dụng, nhưng có vẻ nó không hoạt động.
phonebook:
Dùng để tìm số điện thoại của người nào đó (ngừng sử dụng từ năm 2010)
Ví dụ: phonebook:tim cook
#
Tìm kiếm #hastags. Được giới thiệu cho Google+; hiện này đã ngừng sử dụng.
Ví dụ: #apple
15 cách sử dụng các toàn tử Google trong thực hành SEO
Giờ chúng ta sẽ kết hợp các toán tử này vào thực hành.
Mục tiêu của tôi ở đây là cho bạn thấy bạn có thể đạt được hầu hết mọi thứ với các toán tử tìm kiếm nâng cao của Google nếu bạn biết cách sử dụng và kết hợp chúng hiệu quả.
Vì vậy đừng ngại thoải mái thử nghiệm (play around) và thử các tìm kiếm khác với những ví dụ bên dưới. Bạn có thể khám phá ra điều gì đó mới.
1. Tìm lỗi lập chỉ mục
Lỗi lập chỉ mục Google xảy đến với hầu hết các trang web.
Đó có thể là trang cần được lập chỉ mục nhưng lại không được lập, hoặc ngược lại (vice-versa).
Người dịch sẽ sử dụng toán tử site:
để xem có bao nhiêu trang trên ducanhplus.com đã được Google lập chỉ mục.
~5040 kết quả.
Lưu ý nhỏ: Google chỉ đưa ra con số ước tính khi sử dụng toán tử này. Để có bức tranh toàn cảnh, hãy vào kiểm tra Google Search Console.
Tôi biết blog Đức Anh Plus chỉ có hơn 700 bài một chút, vậy thì ở đâu ra con số hơn 5000 kia. Tôi đã nhanh chóng tìm ra, rất nhiều chỉ mục là dạng chỉ mục bài viết-ảnh:
Tức là những bài kiểu như thế này:
Tôi sẽ phải tìm cách loại bỏ các chỉ mục kiểu như vậy.
Khi tôi (tác giả gốc) thực hiện kiểm tra trên trang ahrefs.com, nó có xấp xỉ 1040 kết quả:
Nhưng có bao nhiêu trang trong số này là các bài đăng blog đây?
Vì tôi biết các bài đăng blog đều nằm dưới URL dạng ahrefs.com/blog nên tôi có thể dễ dàng tìm được số lượng đó qua tìm kiếm:
~249. Khoảng 1/4.
Tôi hiểu blog Ahrefs rất rõ, vì thế tôi biết rằng con số này cao hơn con số bài đăng thực tế mà chúng tôi có vào thời điểm này.
Chúng ta sẽ phải điều tra thêm một chút.
OK, như vậy là có vẻ có vài trang kỳ cục đã được lập chỉ mục.
(Trang này thậm chí còn không tồn tại-nó là trang 404)
Những trang như vậy cần phải loại bỏ khỏi trang SERP bằng cách không lập chỉ mục cho chúng.
Chúng ta cũng có thể thu hẹp tìm kiếm vào các subdomain và xem chúng ta có thể tìm thấy điều gì.
Lưu ý: Ở đây chúng tôi sử dụng toán tử ký tự đại diện (*) để tìm tất cả các subdomain thuộc về tên miền, ngoài ra còn kết hợp với toán tử loại trừ (-) để loại trừ các kết quả thông thường www.
Có xấp xỉ 731 kết quả.
Dưới đây là một trang nằm trên subdomain mà chắc chắn không nên được lập chỉ mục. Nó trả về lỗi 404 khi truy cập.
Tiếp theo là một vài cách khác để khám phá các lỗi lập chỉ mục với các toán tử của Google dành riêng cho hệ quản trị WordPress:
site:yourblog.com/category
— tìm các trang thư mục trong WordPress;site:yourblog.com inurl:tag
— tìm các trang “tag” (thẻ)
2. Tìm các trang không bảo mật (không https)
Các trang HTTPs là yêu cầu bắt buộc ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là các trang thương mại điện tử.
Bạn có biết là chúng ta có thể tìm kiếm các trang không bảo mật với toán tử site:
Hãy thử nó với trang asos.com.
Có đến 2,47 triệu trang không bảo mật.
Có vẻ như ASOS hiện không sử dụng chứng chỉ SSL-điều khó tin với một trang lớn như vậy.
Lưu ý: Khách hàng của Asos không cần lo lắng, trang thanh toán của họ vẫn có bảo mật.
Nhưng còn một điều kỳ lạ khác ở đây:
ASOS có khả năng truy cập được ở cả hai phiên bản https và http.
Và chúng tôi biết được tất cả thông tin trên chỉ từ toán tử tìm kiếm site: đơn giản!
Lưu ý: Chúng tôi để ý thấy rằng, khi sử dụng chiến thuật này, đôi khi các trang hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm Google là không có https. Nhưng khi chúng tôi click vào, chúng tôi được chuyển sang phiên bản https. Vì thế bạn đừng giả định rằng trang nào đấy không bảo mật chỉ vì nó xuất hiện như vậy trong chỉ mục của Google. Bạn lúc nào cũng phải click vào một vài liên kết để kiểm tra lại cho chắc chắn (double-check).
3. Tìm nội dung bị trùng lặp
Nội dung trùng lặp = tệ hại.
Các trang web thương mại điện tử rất dễ mắc lỗi sao chép thông tin mô tả sản phẩm lặp đi lặp lại, chúng ta sẽ xem ASOS có mắc lỗi này hay không?
Dưới đây là một đoạn mô tả về quần Jean Abercrombie and Fitch từ trang ASOS với phần viết về thương hiệu như sau:
Khi mô tả thương hiệu của bên thứ ba giống như thế này, chúng thường được sao chép trên các trang khác.
Nhưng trước tiên, tôi tự hỏi không biết đoạn copy trên xuất hiện bao nhiêu lần trên trang asos.com.
Xấp xỉ 4,2 ngàn lần.
Giờ tôi tự hỏi đoạn copy đó có là của riêng ASOS hay không.
Kiểm tra xem.
Không hề, có ít nhất 15 trang đã có thông tin y như vậy.
Đôi khi nội dung lặp lại có thể là vấn đề phát sinh từ các trang sản phẩm tương tự.
Lấy ví dụ, các sản phẩm giống hoặc tương tự nhau nhưng với số lượng khác nhau (các gói sản phẩm bao gồm số lượng khác nhau, dung tích khác nhau, vân vân).
Dưới đây là một ví dụ từ ASOS:
Bạn có thể thấy ngoài số lượng sản phẩm trong gói hàng là khác nhau – tất cả các sản phẩm là cùng loại (đều về tất, một cái có 3 đôi, một cái là 5 đôi & một cái là 7 đôi).
Nhưng nội dung trùng lắp không chỉ là vấn đề với các trang thương mại điện tử.
Nếu bạn có blog, mọi người có thể sao chép nội dung của bạn và xuất bản lại nó mà không ghi công (attribution).
Ngoài lề: 3 phần trên có thể xếp vào mục rà soát SEO audit, bạn có thể truy cập liên kết này để tham khảo thêm.
4. Tìm ra các file quái lạ trên tên miền của bạn (mà bạn thậm chí có thể quên nó rồi)
Theo dõi mọi thứ trên website của bạn có thể chẳng dễ dàng gì.
(Điều này đặc biệt chính xác cho các website lớn)
Vì lý do đó, có khả năng cao là bạn quên mất nhiều file cũ mà bạn có thể đã tải lên.
Các file PDF; tài liệu Word; bản trình chiếu Powerpoint; file văn bản (text); vân vân.
Hãy thử sử dụng toán tử filetype:
để kiểm tra điều đó trên trang ahrefs.com
Lưu ý nhỏ: Nên nhớ rằng, bạn cũng có thể sử dụng toán tử ext:
nữa-nó cho kết quả tương tự.
Dưới đây là một trong các file như vậy:
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nội dung này trước đây. Bạn đã bao giờ nhìn thấy chưa vậy?
Nhưng chúng tôi có thể mở rộng tìm kiếm này ra hơn là chỉ có mỗi định dạng file PDF thôi.
Bằng cách kết hợp một vài toán tử, nó có thể trả về các kết quả cho tất cả các định dạng file được hỗ trợ trong một lần tìm kiếm.
Lưu ý nhỏ: Toán tử filetype cũng hỗ trợ những định dạng như .asp, .php, .html, vân vân.
Điều quan trọng là xóa hoặc loại bỏ chỉ mục của những file này nếu bạn muốn mọi người không truy cập chúng.
5. Tìm cơ hội cho các bài viết guest post
Lưu ý từ người dịch: guest post rất phổ biến trên thế giới, nhưng Việt Nam thì không, bạn sẽ thấy rất ít trang mời người khác viết bài. Một số trang hiếm hoi bắt kịp xu thế thì thường cũng chỉ liên quan đến lĩnh vực công nghệ, web hoặc chính những người làm SEO, và có rất rất ít lĩnh vực khác. Tôi đoán guest post chưa phổ biến là vì nó yêu cầu cấp độ chuyên nghiệp từ cả 2 phía, cả chủ trang web và người viết bài.
Có RẤT NHIỀU cách để tìm cơ hội viết các bài guest post, chẳng hạn như:
Nhưng bạn đã biết cách này rồi đúng không ?
Lưu ý nhỏ: Cho những ai mới lần đầu tiên nhìn thấy, tìm kiếm trên giúp khám phá các trang gọi là “viết bài cho chúng tôi/write for us” trong lĩnh vực của bạn-đây là những trang mà nhiều trang web tạo khi họ tích cực tìm kiếm sự đóng góp của người khác.
Vì thế hãy sáng tạo hơn.
Điều đầu tiên: đừng giới hạn bản thân chỉ vào “wirte for us/viết bài cho chúng tôi”
Bạn cũng có thể sử dụng:
- “trở thành người đóng góp”
- “đóng góp cho”
- “viết bài cho tôi” (vâng-cũng có những blogger cá nhân đang tìm kiếm guest post)
- “hướng dẫn viết guest post”
- inurl:guest-post
- inurl:huong-dan-viet-guest-post
- vân vân.
Nhưng có một mẹo hay mà nhiều người quên không dùng:
Bạn có thể tìm kiếm kết hợp nhiều mục đích trong một lần.
Lưu ý: Bạn có nhớ là tôi đã từng sử dụng thanh đứng (|) thay thế cho “OR”? Hai cái này có cùng ý nghĩa bạn nhé.
Bạn thậm chí có thể tìm kiếm cho nhiều từ khóa với sự kết hợp của toán tử AND.
Bạn muốn tìm kiếm cơ hội cho một quốc gia cụ thể?
Bạn chỉ cần thêm toán tử site:.tld (top level domain/chỉ đến tên miền cấp cao nhất).
Nếu bạn biết một người chuyên làm guest blogger trong thị trường ngách của bạn, thử tìm kiếm sau:
Điều này sẽ giúp bạn tìm ra các trang mà người này đã viết.
Lưu ý nhỏ: Đừng quên loại trừ site của chính họ, điều đó giúp các kết quả sạch sẽ gọn gàng hơn.
6. Tìm các trang nguồn
Các trang nguồn liên kết đến các nguồn tốt nhất trên internet về một chủ đề nào đó.
Một trang nguồn sẽ trông giống như thế này (bạn sẽ thấy là họ có rất nhiều liên kết):
Tất cả các link mà bạn thấy = các liên kết tới các bài viết khác trên những website khác.
(Trớ trêu thay-một trang chứa các nội dung hữu ích về xây dựng liên kết gãy (broken link building) lại có rất nhiều liên kết gãy, nhưng dù sao đây là điều không thể tránh khỏi của các trang nguồn)
Nếu bạn có một bài viết chất lượng trên trang của bạn, bạn có thể:
- Tìm các trang chuyên làm “nguồn” có liên quan đến bài viết của bạn;
- Liên hệ với chủ trang để họ bổ sung liên kết của bạn vào (nhờ vậy mà bạn có backlink).
Dưới đây là một cách để tìm chúng:
Nếu kết quả cho ra quá nhiều trang, và bạn muốn các kết quả chính xác hơn bạn có thể sử dụng toán tử như sau:
Trong thực tế để tìm các trang nguồn, cái khó là phải tìm ra được các từ mà mọi người hay dùng để mô tả về các trang như vậy. Tôi tìm được vài cụm từ mà mọi người thường dùng như:
- website hữu ích
- trang web hay
7. Tìm các trang thích infographic…rồi bạn có thể chào mời họ liên kết đến tác phẩm của bạn
Infographic bị mang tiếng xấu.
Nhiều khả năng là vì rất nhiều người tạo ra các infographic chất lượng thấp, rẻ tiền không có một mục đích thực sự…hơn là chỉ đề “thu hút các liên kết”.
Nhưng infographic không phải lúc nào cũng tệ.
Dưới đây là chiến lược chung cho infographic:
- Tạo infographic
- Chào mời infographic
- Nhận liên kết (và PR)
Nhưng bạn cần chào mời infographic của bạn cho ai?
Có phải là bất cứ trang nào trong thị trường ngách của bạn?
KHÔNG.
Bạn cần phải chào mời với các trang thực sự thích infographic của bạn.
Cách tốt nhất để làm điều này là tìm các trang đã có các bài viết về infographic trước đó.
Dưới đây là cách:
Lưu ý nhỏ: Tìm kiếm có thể hữu ích hơn nếu bạn tìm trong khoảng ngày tháng nhất định – ví dụ như 3 tháng gần đây. Nếu một trang đăng một infographic cách đây 2 năm, thì bạn sẽ không chắc là họ sẽ có còn tiếp tục quan tâm đến infographic ở thời điểm hiện tại hay không. Trong khi nếu một trang đăng một infographic cách đây vài tháng, có khả năng cao là họ vẫn để ý đến nó. Nhưng vì toán tử “daterange” không còn hoạt động nữa, bạn cần sử dụng tính năng chọn khung ngày tháng được tích hợp sẵn trong giao diện của Google tìm kiếm.
Nhưng một lần nữa, tìm kiếm kiểu trên có thể đưa ra nhiều kết quả rác (vô ích).
Vì thế đây là mẹo hữu ích cho bạn:
- sử dụng tìm kiếm trên để tìm một infographic tốt và có liên quan (ví dụ thiết kế đẹp, vân vân)
- tìm kiếm một infographic cụ thể
Dưới đây là ví dụ:
Nó tìm được 110 kết quả.
BẠN KHÔNG NHẬN ĐƯỢC CÁC KẾT QUẢ TỐT TỪ GOOGLE? HÃY THỬ ĐIỀU NÀY.
Có bao giờ bạn để ý là khi infographic được nhúng vào trong một trang, chủ trang sẽ thường đưa từ “infographic” vào trong dấu ngoặc vuông của tiêu đề?
Ví dụ:
Không may cho chúng ta, Google tìm kiếm bỏ qua dấu ngoặc vuông này.
Nhưng Content Explorer (công cụ của Ahrefs) thì không.
Content Explorer > truy vấn > “AND [infographic]”
Như bạn có thể thấy, bạn có khả năng sử dụng các toán tử nâng cao trong CE để tìm kiếm nhiều thuật ngữ trong một thao tác. Tìm kiếm trên được dùng để tìm các kết quả có chứa “SEO”, “keyword research”, hoặc “link building” trong thẻ tiêu đề, cộng với “[infographic]”.
Bạn cũng có thể xuất thông tin ra dễ dàng (với tất cả các chỉ số liên quan).
8. Tìm thêm nhiều liên kết tiềm năng…VÀ kiểm tra xem mức độ liên quan thực sự của chúng
Giả dụ bạn tìm được một trang mà bạn muốn có liên kết.
Nó đã được xem xét thủ công về mức độ liên quan…và mọi thứ có vẻ tốt.
Dưới đây là cách tìm ra một danh sách các trang hoặc website tương tự:
Nó trả về 49 kết quả-tất cả đều là các trang tương tự.
Lưu ý nhỏ: Trong ví dụ trên, chúng tôi tìm kiếm các trang tương tự với blog của Ahrefs-không phải toàn bộ trang Ahrefs.
Công cụ này thú vị ở chỗ, khi bạn tìm ra một trang hay ho, bạn có thể dễ dàng tìm được thêm những trang tuyệt vời khác nữa.
Ví dụ tôi biết pixabay.com là một trang cung cấp ảnh miễn phí, vì thế tôi thử tìm xem có nhiều trang khác như vậy không bằng lệnh sau:
BẠN MUỐN TÌM KIẾM CÁC TRANG TƯƠNG TỰ CHO MỘT TRANG (URL) CỤ THỂ NÀO ĐẤY? KHÔNG THÀNH VẤN ĐỀ
Chúng tôi thử bài hướng dẫn xây dựng liên kết của chúng tôi.
Nó trả về xấp xỉ 45 kết quả, tất cả chúng đều rất giống nhau.
Lưu ý từ người dịch: Có vẻ tìm kiếm kiểu này dễ thực hiện với tiếng Anh hơn tiếng Việt. Câu lệnh related rất dễ tìm với các website lớn tiếng Việt, nhưng ngay cả blog của tôi (ducanhplus.com) với khoảng 70 ngàn lượt xem mỗi tháng cũng không cho kết quả khi dùng lệnh này (tính cho luôn cả website, chứ chưa nói đến một liên kết cụ thể).
Dưới đây là một trong các kết quả: yoast.com/seo-blog
Tôi biết khá rõ Yoast, vì thế tôi biết đây là một trang liên quan.
Nhưng giả dụ là tôi không biết gì về trang này, làm cách nào tôi đánh giá nhanh được cơ hội tiềm năng này?
Dưới đây là cách:
- Thực hiện tìm kiếm site:domain.com và lưu lại số lượng các kết quả trả về;
- Thực hiện tìm kiếm site:domain.com [thị trường ngách bạn muốn đề cập] rồi lưu lại số lượng các kết quả trả về;
- Cuối cùng bạn đem chia số thứ hai cho số đầu-nếu nó có giá trị trên 0,5 thì là tốt, có mức độ liên quan tiềm năng; nếu nó có giá trị trên 0,75, đây là trang có mối liên quan tiềm năng rất lớn.
Giờ ta sẽ thử với yoast.com.
Dưới đây là số các kết quả trả về cho tìm kiếm đơn giản site:
Và site: [thị trường ngách]:
Kết quả 3330/3950 = ~0,84
(Bạn nhớ là, giá trị >0,75 thường thể hiện khả năng liên quan rất lớn)
Giờ chúng ta thực hiện kiểm tra tương tự với một trang mà tôi biết là không liên quan: greatist.com
Số lượng các kết quả tìm kiếm cho site:greastist.com
là ~18000
Số lượng các kết quả tìm kiếm cho site:greastist.com SEO
là ~7
(7 / 18000 = 0,0004 = một trang chắc chắn không liên quan gì đến SEO)
QUAN TRỌNG! Đây là cách tốt để nhanh chóng loại bỏ các chiến thuật không liên quan, nhưng nó không là không thể sai lầm (foolproof)-bạn sẽ thi thoảng nhận được các kết quả kỳ lạ hoặc không rõ ràng. Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng chắc chắn không điều gì thay thế được việc kiếm tra thủ công các website tiềm năng. Bạn phải LUÔN LUÔN kiểm tra triệt để các trang tiềm năng trước khi tiếp cận chúng. Nếu bạn làm sai bước này = SPAMMING.
DƯỚI ĐÂY TRÌNH BÀY MỘT CÁCH KHÁC ĐỂ TÌM CÁC TÊN MIỀN TƯƠNG TỰ
Site Explorer > relevant domain > Competing Domains
Lấy ví dụ, giả định là tôi muốn tìm kiếm nhiều hơn các liên kết tiềm năng liên-quan-đến-SEO.
Tôi có thể nhập ahrefs.com/blog vào trong Site Explorer.
Sau đó kiểm tra khu vực Competing Domains (các tên miền cạnh tranh).
Điều này sẽ tiết lộ các tên miền cạnh tranh cho cùng nhóm từ khóa.
9. Tìm hồ sơ mạng xã hội cho mục đích tiếp cận
Nhớ đến một ai đó mà bạn muốn tiếp cận?
Rồi thử mẹo sau đây để tìm kiếm thông tin liên lạc chi tiết của họ:
Lưu ý nhỏ: Bạn CẦN biết tên của họ trong tìm kiếm này. Tìm điều đó thường khá dễ dàng trên hầu hết các trang web-chỉ thông tin liên lạc chi tiết của họ là điều gì đó khó nắm bắt.
Dưới đây là top 4 kết quả:
BINGO.
Bạn sau đó có thể liên hệ trực tiếp với họ thông qua mạng xã hội.
10. Tìm các cơ hội xây dựng liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ rất quan trọng.
Chúng giúp người xem đọc tiếp các trang khác trên website của bạn.
Và chúng cũng đem lại các lợi ích SEO (khi được sử dụng đúng cách).
Nhưng bạn cần đảm bảo rằng bạn CHỈ thêm liên kết nội bộ ở những nơi có liên quan.
Giả dụ rằng bạn vừa mới xuất bản một bài viết về xây dựng liên kết.
Chẳng phải thú vị sao khi bạn thêm các liên kết nội bộ tới bài viết này từ các bài đăng khác khi trong nội dung đó bạn bàn về xây dựng liên kết?
Chắc chắn rồi.
Nhưng có một vấn đề nhỏ là tìm được những vị trí thích hợp để thêm các liên kết như vậy có thể khó khăn-đặc biệt là với các trang web lớn.
Dưới đây là một mẹo nhỏ:
Vì nội dung của tìm kiếm bị che mất một chút nên tôi copy đầy đủ ra đây:
site:ducanhplus.com intext:”xây dựng liên kết” -site:https://www.ducanhplus.com/xay-dung-lien-ket/
Cho những ai vẫn chưa nắm rõ các toán tử tìm kiếm, bên dưới là giải thích ý nghĩa:
- Hạn chế tìm kiếm chỉ trong site cụ thể (ở đây là trang ducanhplus.com);
- Tìm kiếm các từ hoặc cụm từ cụ thể trong văn bản;
- Loại trừ trang/bài đăng bạn muốn xây dựng liên kết nội bộ đến nó.
Và tôi tìm được nơi để gắn liên kết nội bộ trong một bài viết về văn bản neo:
Tôi chỉ mất vài giây để tìm ra cơ hội này.
11. Tìm các cơ hội PR bằng cách tìm kiếm những lần đối thủ của bạn được nhắc đến
Dưới đây là một trang đề cập đến đối thủ của chúng tôi-Moz.
Nó được tìm thấy thông qua tìm kiếm nâng cao này:
Nhưng tại sao không đề cập đến Ahrefs?
Sử dụng toán tử site:
và intext:
, tôi có thể thấy trang này trước đây có nhắc đến chúng tôi vài lần:
Nhưng họ chưa viết bất cứ bài nào về bộ công cụ của chúng tôi như cách họ thực hiện với Moz.
Đây là một cơ hội.
Tiếp cận, xây dựng mối liên hệ, sau đó có thể họ sẽ viết về Ahrefs.
Dưới đây là một tìm kiếm thú vị khác có thể sử dụng để tìm các bài đánh giá về đối thủ:
Lưu ý nhỏ: Vì chúng tôi sử dụng “allintilte” chứ không phải là “intitle”, vì thế các kết quả trả về phải bao gồm từ “review/đánh giá” và một trong các đối thủ của chúng tôi (Semrush, Moz, Majestic) trong thẻ tiêu đề.
Bạn có thể xây dựng mối quan hệ với những người này và qua đó khiến họ xem xét, đánh giá sản phẩm, dịch vụ của bạn.
12. Tìm các cơ hội cho bài đăng được tài trợ
Bài đăng được tài trợ (sponsored posts) là các bài viết được trả tiền (paid-for) đề quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Đây KHÔNG phải là cơ hội xây dựng liên kết.
Hướng dẫn của Google nêu rõ những điều sau:
Mua hoặc bán các liên kết để chuyển PageRank. Điều này bao gồm trả tiền để mua các liên kết hoặc các bài đăng chứa liên kết; trao đổi hàng hóa hay dịch vụ để nhận liên kết; hay gửi người nào đó một sản phẩm “miễn phí” để họ viết về sản phẩm đó và bao gồm một liên kết.
Đấy là lý do vì sao bạn LÚC NÀO cũng phải đặt liên kết ở dạng nofollow trong các bài đăng được tài trợ.
Nhưng giá trị của bài đăng được tài trợ không chỉ là các liên kết mà thôi.
Nó còn liên quan đến PR-ví dụ, để thương hiệu của bạn tiếp xúc với đúng người.
Dưới đây là một cách để tìm bài viết được tài trợ sử dụng toán tử tìm kiếm của Google:
Có 151 kết quả. Không tệ.
Dưới đây là một vài cách kết hợp khác được sử dụng:
[niche] intext:”đây là bài viết được tài trợ bởi”
[niche] intext:”bài viết này được tài trợ bởi”
[niche] intitle:”bài viết được tài trợ”
[niche] intitle:”thư mục được tài trợ” inurl:”category/bai-viet-tai-tro”
“bài viết” AROUND(3) “được tài trợ”
13. Tìm các bài viết QA (hỏi đáp) liên quan đến nội dung của bạn
Các diễn đàn và các trang web Q+A là nơi rất tốt để quảng bá nội dung.
Lưu ý nhỏ: Quảng bá != spamming. Bạn đừng đăng ký tham gia diễn đàn hoặc các trang QA chỉ để thêm liên kết của bạn vào. Bạn cần phải cung cấp giá trị và chỉ thi thoảng đưa ra các link có liên quan trong quá trình giao lưu trên đó.
Trang đầu tiên xuất hiện trong tâm trí tôi là Quora (tiếng Anh).
Quora cho phép bạn đặt các liên kết liên quan trong câu trả lời của bạn.
Vâng, đúng là các liên kết này là nofollow.
Nhưng chúng ta không cố gắng xây dựng liên kết ở đây-câu chuyện này là về PR!
Dưới đây là cách bạn tìm ra các bài viết liên quan:
Tuy nhiên, đừng giới hạn mục tiêu của bạn chỉ trên Quora.
Điều này có thể thực hiện với bất kỳ diễn đàn hoặc trang Q+A nào.
Dưới đây là tìm kiếm tương tự cho diễn đàn Warrior:
Tôi cũng biết là diễn đàn Warrior có một thư mục dành cho tối ưu hóa máy tìm kiếm.
Tất cả các bài thảo luận trong thư mục này đều có dạng “.com/search-engine-optimization/” trong URL.
Vì thế tôi có thể lọc các tìm kiếm thêm nữa với toán tử inurl:
Tôi phát hiện ra rằng sử dụng các toán tử tìm kiếm như vậy cho phép bạn tìm kiếm các bài viết trên diễn đàn với mức độ chi tiết cao hơn so với hầu hết các công cụ tìm kiếm mặc định trên chính các trang diễn đàn đó.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT MẸO HAY KHÁC…
Site Explorer > quora.com > Organic Keywords > tìm kiếm cho một từ khóa liên quan thị trường ngách
Bạn sẽ thấy các bài thảo luận liên quan từ khóa trên Quora được sắp xếp theo ước tính lưu lượng truy cập tự nhiên hàng tháng.
Trả lời các bài đăng như vậy có thể dẫn đến lưu lượng truy cập giới thiệu (referral traffic) khá tốt.
14. Tìm xem mức độ đối thủ cạnh tranh của bạn xuất bản nội dung mới
Hầu hết các blog nằm trong thư mục con hoặc subdomain.
Ví dụ:
- ahrefs.com/blog
- blog.hubspot.com
- blog.kissmetrics.com
Điều đó làm cho việc kiểm tra mức độ đối thủ cạnh trang thường xuyên xuất bản nội dung mới ra sao trở nên dễ dàng hơn.
Để chúng tôi thử với một đối thủ cạnh tranh của chúng tôi-SEMrush.
Có vẻ như họ có 4,5 ngàn bài đăng.
Nhưng đây không phải là con số chính xác. Nó bao gồm cả các phiên bản ngôn ngữ khác nhau của blog, cũng nằm trên subdomain.
Hãy để tôi lọc chúng ra.
Thông tin đã chính xác hơn. Xấp xỉ 2,2 ngàn bài đăng.
Giờ chúng tôi biết rằng đối thủ của chúng tôi (SEMrush) có tổng cộng 2,2 ngàn bài viết.
Giờ chúng ta hãy xem họ xuất bản bao nhiêu bài trong tháng trước.
Bởi vì toán tử daterange:
không còn hoạt động được nữa, chúng ta thay thế bằng bộ lọc Google tích hợp sẵn vào giao diện máy tìm kiếm của họ.
Công cụ (Tools) > Mọi lúc (Any time) > Lựa chọn khoảng thời gian bạn muốn.
Lưu ý nhỏ: Bất kỳ khoảng thời gian nào cũng có thể được chọn. Chỉ cần chọn “phạm vi tùy chỉnh”.
Xấp xỉ 29 blog. Khá tốt đấy.
Như vậy là họ có tốc độ xuất bản bài mới cao hơn 4 lần so với chúng tôi. Và họ có nhiều bài viết hơn so với chúng tôi 15 lần tính trên tổng số.
Nhưng chúng tôi vẫn có lưu lượng truy cập cao hơn…với giá trị cao gần gấp đôi, có thể là do đóng góp của tôi ?
Chất lượng tốt hơn số lượng đúng không ạ?
Bạn có thể sử dụng toán tử site: kết hợp với một truy vấn tìm kiếm để xem đối thủ của bạn xuất bản bao nhiêu nội dung về một chủ đề nhất định.
Lời bàn của người dịch: Có vẻ cách xác định số lượng bài viết được xuất bản hàng tháng không được chính xác lắm (nếu không muốn nói là sai rất lớn). Vì dường như Google hiển thị thông số ngày tháng dựa trên ngày họ lập chỉ mục gần đây nhất chứ không phải ngày xuất bản của bài đăng. Do vậy con số dự báo bài đăng mới hàng tháng có thể lớn hơn rất nhiều giá trị thực tế.
Chúng ta cùng xem ví dụ với blog của chính tôi (người dịch):
15. Tìm các trang liên kết đến đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ của bạn nhận được liên kết?
Nếu bạn cũng có thể có chúng thì sao?
Toán tử link: của Google đã bị tuyên bố ngừng sử dụng trong năm 2017.
Nhưng tôi phát hiện ra rằng nó vẫn trả về một số kết quả.
Lưu ý nhỏ. Khi làm điều này, luôn đảm bảo rằng bạn loại trừ trang của chính đối thủ bằng cách sử dụng toán tử site. Nếu bạn không làm vậy, bạn cũng sẽ thấy các liên kết nội bộ của họ.
Xấp xỉ 900 ngàn liên kết.
Bên dưới là một ví dụ khác khi lọc thời gian có thể hữu ích.
Lọc theo tháng gần nhất, tôi có thể thấy rằng Moz đã nhận được 18 ngàn backlink mới.
Khá hữu ích. Nhưng điều này cũng minh họa độ chính xác của dữ liệu này.
Site Explorer phát hiện 35 ngàn liên kết trong cùng giai đoạn.
Gần như GẤP ĐÔI!
Vài suy nghĩ cuối cùng
Các toán tử tìm kiếm nâng cao trên Google là cực kỳ mạnh mẽ.
Bạn cần phải biết cách sử dụng chúng.
Nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng một số toán tử mạnh hơn so với những cái khác, đặc biệt là khi đề cập đến SEO. Tôi thấy bản thân mình thường xuyên sử dụng gần như hàng ngày các toán tử site:
, intitle:
, intext:
, và inurl:
Tôi hiếm khi sử dụng AROUND(X)
, allintitle:
, và nhiều toán tử không được rõ ràng khác.
Tôi cũng nhận ra rằng nhiều toán tử gần như vô dụng trừ khi nó được ghép cặp với toán tử khác…
Vì thế bạn hãy thoải mái thử nghiệm và cho tôi biết bạn khám phá ra điều gì với nhé.
Tôi sẽ vui hơn nếu thêm vào bài viết này bất cứ kết hợp hữu ích nào mà bạn khám phá ra.
(Dịch từ bài viết: Google Search Operators: The Complete List (42 Advanced Operators) – Tác giả: Joshua Hardwick – Website: Ahrefs Blog)
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé!
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096