Đối với những người làm marketing hay trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông,… Chắc chắn không còn xa lạ với thuật ngữ KOL (Key Opinion Leader). KOL được hiểu là một người hoặc một nhóm những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng rộng rãi trên các phương diện truyền thông xã hội. Họ là được chia thành 3 nhóm chính: VIP/ Celebrities (Người nổi tiếng), Professional Influencer (Người có sức ảnh hưởng) và Citizen Influencer (Những người trong cộng đồng mạng thường chia sẻ những kinh nghiệm, tips, sản phẩm và có lượt like/ follow cao).
– VIP/ Celebrities: Người nổi tiếng như diễn viên, ca sĩ, MC, người mẫu,vận động viên,… là nhóm KOL có độ nhận biết rộng nhất, tuy nhiên để lựa chọn Influencer trong nhóm này hiệu quả, cần đánh giá cả đối tượng và số lượng fan, thương hiệu cá nhân đến thông tin nhân khẩu học và chủ đề quan tâm của họ.
– Professional Influencer: Những người này vừa có độ ảnh hưởng và tương tác với ngành hàng cao nhất (chỉ sau celeb).
– Citizen Influencer (Đa số là hot Vlogger, những người có lượng friends và followers cao trên mạng xã hội được nhiều người biết đến): Những người này có khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng và có độ liên quan đến sản phẩm tương đối cao, tuy nhiên độ phủ song thấp nhất trong 3 nhóm influencer.
Tại sao lựa chọn KOL để quảng cáo sản phẩm?
Vài năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đến những KOL để ký hợp đồng quảng cáo sản phẩm. Việc sử dụng KOL ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và thị hiếu người dùng, cải thiện sự ủng hộ của các khách hàng và tăng mức độ phủ sóng cũng như nhận diện thương hiệu, tiếp cận với khách hàng tiềm năng mới.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có chiến lược lựa chọn đúng KOL. Đầu tiên, cần phải xác định rõ tập khách hàng của bạn đang theo dõi đối tượng nào nhiều nhất, đối tượng đó có đang làm gương mặt đại diện cho nhãn hàng nào không, mức độ ảnh hưởng của đối tượng đó tới xã hội là tốt hay xấu,…
Nguyên tắc lựa chọn KOL cho doanh nghiệp
Rất nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay họ sử dụng KOL dựa trên 4 tiêu chí: Reach (Độ phủ), Relevance (Sự liên quan), Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng), Sentiment (Chỉ số cảm xúc).
– Reach (Độ phủ): Được tính bằng lượng người theo dõi, mức độ nhận diện của công chúng đối với Influencer. Những doanh nghiệp, nhãn hàng cần đến hình ảnh đại diện thường lựa chọn influencer có lượng fan lớn.
– Relevance (Sự liên quan): Relevence thường được thể hiện qua những yếu tố sau đây:
- Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn
- Demographic (Thông tin nhân khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động
- Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ đề họ quan tâm
- Fans/followers (Đối tượng audience): thương hiệu cá nhân, thông tin nhân khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.
Nhiều đại sứ thương hiệu khi nhắc đến có thể khiến người dùng liên tưởng đến sản phẩm mà họ quảng bá và ngược lại.
– Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng): Đây là mức độ tương tác của audience đối với nội dung mà influencer đưa ra.
Ví dụ: Có rất nhiều hãng mỹ phẩm, thời trang thuê influencer viết những bài review, feedback để tăng độ tiếp cận và tin tưởng của audience đối với nhãn hàng. Những bài viết đó sẽ mang tính chất nhận xét khách quan nhưng thực tế là gợi ý người đọc lựa chọn sản phẩm.
– Sentiment (Chỉ số cảm xúc): Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc marketing sản phẩm. Nói cách khác thì chiến dịch quảng cáo sản phẩm có thành công hay không, phụ thuộc rất nhiều vào gương mặt đại diện mang lại hiệu ứng tích cực hay tiêu cực cho đối tượng mục tiêu.
Ví dụ: Sơn Tùng MTP là ca sỹ được nhiều nhãn hàng ở Việt Nam săn đón làm gương mặt đại diện nhờ độ phủ sóng và lượng fan hùng hậu. Không những vậy, sự nổi tiếng và tính cách con người của Sơn Tùng đã góp phần gia tăng thiện cảm của nhiều đối tượng khách hàng tới các sản phẩm mà anh làm đại diện.
Tạm kết:
Lựa chọn KOL là bước đầu tiên quyết định sự thành công của chiến dịch marketing. Sử dụng influencer phù hợp sẽ giúp tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để lựa chọn influencer thì không chỉ dựa trên 4 tiêu chí trên mà còn xem xét nhiều khía cạnh khác về đặc điểm sản phẩm và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Phương Duy – ATP Software
Nguồn: netsale