Các bạn làm SEO hay đang hướng tới làm công việc tối ưu hóa SEO trên các trang mạng xã hội, website. Hẳn không quá xa lạ với thẻ meta. Vậy bạn đã nắm rõ kiến thức của từng loại thẻ meta trong SEO. Cùng chúng mình tìm hiểu kỹ hơn về kiến thức này nhé.
Thẻ meta là gì?
Thẻ meta hay còn gọi là thẻ Meta tag được dùng để miêu tả đầy đủ nội dung về trang web hay bài viết cho công cụ tìm kiếm, trình duyệt. Nhằm khái quát nội dung cho khách hàng, người dùng hiểu về nội dung chính của bài đăng.
Meta tag là các thẻ được sử dụng trong các tài liệu HTML và XHTML để cung cấp siêu dữ liệu (metadata) có cấu trúc về một trang web.
Thẻ meta thường cung cấp các thông tin bao gồm tên tiêu đề bài viết, từ khóa, mô tả tóm tắt nội dung, từ khóa phụ,…
Các loại thẻ meta sử dụng trên website
Trong một bài viết chuẩn SEO trên website cần có những loại thẻ meta sau:
Thẻ title
Hay còn gọi là thẻ tiêu đề của một bài viết. Với cấu trúc code: <title> Tiêu đề </title>
thẻ tiêu đề giúp tóm tắt được nội dung chính kèm keyword trong bài viết. Để người đọc có thể nhận biết được nội dung bên trong. thẻ meta tiêu đề còn được sử dụng làm URl cho bài viết. Tùy thuộc chỉnh sửa của tác giả.
Thẻ meta description
Tuy không phải là một yếu tố để xếp hạng nhưng cũng là một trong những yếu tố để tăng SEO cho bài viết. Đây là một phần nội dung mô tả nội dung bên trong bài viết. Nằm ở dưới tiêu đề hiện diện khi search tìm kiếm.
Thẻ keyword
Mỗi bài viết đều cần có keyword chính để mở rộng nội dung xoay quanh keyword đó. Nó là từ khóa để google đọc sàng lọc lựa chọn đưa lên top các từ khóa tìm kiếm có liên quan. Khi người dùng search tìm kiếm nội dung.
Keyword tối ưu của một bài viết không quá 10 từ sẽ đạt tiêu chuẩn của một bài chuẩn SEO.
Thẻ content-type
Thẻ này bao gồm nội dung thông tin của bài viết. Được sử dụng để khai báo kí tự cho trang và hiện hữu trên mọi trang.
Tùy thuộc vào tính năng Charset của mỗi web thì sẽ có mã viết phù hợp. Ví dụ như
<meta http-equiv = “Content-Type” content = “text / html; charset = utf-8” />
Thẻ meta Robots
Cấu trúc: <meta name=”robots” content=”giá trị” />
Meta Robots ứng với nhiều giá trị trong bài viết. Mỗi bài viết thì có khoản 3 giá trị được áp dụng trong số các giá trị sau:
- noodp: Ngăn cản các công cụ tìm kiếm tạo các thẻ mô tả từ các thư mục danh bạ Web DMOZ như là một phần của snippet trong trang kết quả của tìm kiếm.
- index: Đánh chỉ số website. Thường để Google nhận diện đưa vào trang search
- follow: Bọ tìm kiếm sẽ đọc các liên kết văn bản trong trang web của bạn. Sau đó sẽ giải quyết, truy vấn nó.
- all:Bọ chọn lựa đánh chỉ số tất cả (ngầm định).
- none: Bọ tìm kiếm không đánh chỉ số gì hết.
- noindex: Không đánh chỉ số trang, nhưng vẫn truy vấn đường dẫn URL.
- nofollow: Bọ tìm kiếm không đo đạt liên kết trong trang.
- noarchive: Không cho máy Lựa chọn lưu vào bộ nhó bản sao trang Website.
- nocache: công dụng như thẻ noarchive nhưng chỉ Áp dụng cho MSN/Live.
- nosnippet: Không cho bọ Lựa chọn hiển thị miêu tả sinppet của trang trong kết quả của tìm kiếm và không cho phép chúng hiển thị trong bộ nhớ (cache hay caching).
- noydir: Ngăn Yahoo khỏi việc trích miêu tả trong danh bạ Website, Yahoo! Diectory để tạo các phần miêu tả trong kết quả tìm kiếm. giá trị noydir chỉ Dùng với Yahoo và không có công cụ Lựa chọn nào khác dùng danh bạn Web của Yahoo bởi thế thành quả này không được hỗ trợ cho máy chọn lựa khác..
Lưu ý:
- Cách giá trị sẽ được đặt cách nhau bằng dấu phẩy (,). Ví dụ: noodp,index,follow.
Thẻ Revisit After
Cấu trúc: <meta name=’revisit-after’ content=’1 days’ />
Meta Revisit After là thẻ khai báo cho bọ tìm kiếm thời gian quay trở lại trang Web của bạn.
Thẻ social media
Open Graph ban đầu được Facebook giới thiệu để cho phép bạn kiểm soát giao diện của một trang khi được chia sẻ trên kênh mạng xã hội.
Nó hiện cũng được LinkedIn công nhận.
Thẻ Twitter mang đến các cải tiến tương tự nhưng chỉ chỉ dùng cho Twitter.
Đây là các thẻ Open Graph chính:
- og: title – ở đây bạn đặt tiêu đề mà bạn mong muốn hiển thị khi trang của chúng ta được liên kết đến.
- og: url – URL trang của chúng ta.
- og: description – miêu tả trang của chúng ta. Hãy nhớ rằng Facebook sẽ chỉ hiển thị khoảng 300 ký tự miêu tả.
- og: image – ở đây chúng ta có thể đặt URL của hình ảnh bạn muốn hiển thị khi trang của chúng ta được liên kết đến.
dùng các thẻ meta phương tiện marketing xã hội rõ ràng để tăng cường bố cục và giao diện của các liên kết so với phần sau của bạn.
Nó không phải là một tinh chỉnh lớn và nó không ảnh hưởng đến xếp hạng của bạn trên các công cụ chọn lựa.
mặc dù vậy, bằng cách định cấu hình các liên kết đến các trang của chúng ta trông như thế nào, Bạn có thể tăng đáng kể Các thông số CTR và UX của mình.
Meta Author
Thẻ này dùng để hiển thị tác giả của một nội dung trên Web. nội dung của thẻ này thường là tên của người đã làm ra Website. Bạn nên dùng thẻ này bằng tên của mình thay vì sử dụng mail để tránh việc bị spam email. Nếu chúng ta muốn người sử dụng liên hệ với mình thì nên sử dụng một form để liên hệ sẽ tốt hơn.
Ví dụ:
HTML
<META NAME=”Author” CONTENT=”NHI NGUYEN, nguyenthiyennhi22@gmail.com”>
Thẻ này không nên index bởi Google, Yahoo!, hay MSN, vì lẽ đó cũng không giúp đỡ cho bạn trong việc tăng thứ hạng, nhưng nó được ứng dụng như một chuẩn sử dụng của Meta tag.
Giải đáp câu hỏi liên quan tới thẻ Meta trong SEO
1. Các thẻ Meta làm sao để đưa lên Website
Các thẻ Meta thông thường khi tạo website nhân viên IT đã cài đặt sẵn hoặc mua web đã có thiết kế sẵn trong hệ thống quản trị nội dung. Thường website sẽ có khai báo sẵn các thẻ cơ bản như: title, description, thẻ tag. Nếu bạn cần bổ sung thêm bất kì loại thẻ nào trên website. Bạn có thể liên hệ với bộ phận IT của công ty để họ bổ sung giúp bạn.
2. Trong tất cả các thẻ Meta đâu là thẻ quan trọng và được sử dụng nhiều nhất.
Với thời đại ngày càng phát triển. Các công ty dần nắm bắt được những thuật toán của Google. Vì vậy, Google đang cho cải tiến bổ sung một vào tính năng, cũng như vai trò của các thẻ meta để tăng độ khó. Tuy nhiên xét thấy, thẻ meta được đánh giá là quan trọng và luôn cần thiết trong bài viết trong một website đó là:
- Thẻ Title
- Thẻ Description
- Thẻ Keyword
- Thẻ Robots
3. Google đánh giá sử dụng thẻ meta nào để xếp thứ hạng website
Nhìn chung thuật toán của Google dần được cải tiến chúng ta vẫn chưa đánh giá được hết điểm số để google xếp hạng bài viết của bạn. Nhưng có cái nhìn khách quan thì có thể nhịn biết cơ bản những thẻ meta được Google có sử dụng trong xếp hạng thứ hạng bài viết của Website đó là
- Title
- Robots
- Description
Bởi chúng góp phần nhiều nhất vào số lượng click chuột vào bài viết trên website của bạn. Cũng như có ảnh hưởng lớn nhất tới lượng traffic đổ về.
Tổng kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản mà những người làm website cần biết. Nhất là những bạn làm content website, nắm rõ các thẻ meta để áp dụng viết bài chất lượng. Không chỉ chất lượng về mặt nội dung mà còn chất lượng về mặt kĩ thuật.