Triết lý kinh doanh là gì? Tại sao nói triết lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào?
Bạn là người đam mê kinh doanh thì không thể bỏ qua các câu triết lý kinh doanh kinh điển từ các vị CEO nổi tiếng thế giới. Chúng không những giúp cho bạn tích lũy kinh nghiệm để tạo dựng sự nghiệp. Nó còn có thể thay đổi suy nghĩ và truyền cảm hứng tích cực. Hãy cùng ATP Software tìm hiểu ngay sau đây.
Triết lý kinh doanh là gì?
Hiểu một cách đơn giản, khái niệm triết lý kinh doanh là những nguyên tắc của doanh nghiệp. Họ tạo dựng triết lý doanh nghiệp để tạo ra động lực hướng đến mục tiêu. Với những mục tiêu tổng thể đề ra, doanh nghiệp sẽ xây dựng một chiến lược kinh doanh để đạt được.
Hơn nữa, ngoài việc phác thảo các giá trị của doanh nghiệp, triết lý kinh doanh còn là một yếu tố để khách hàng nhìn nhận công ty của bạn. Từ đó đem so sánh với các đối thử khác. Tuy nhiên triết lý kinh doanh khi đặt ra cũng cần phù hợp với sự mệnh, tầm nhìn và các chuẩn mực đạo đức.
Một doanh nghiệp muốn thành công thì người đứng đầu cả một tập thể phải có triết lý kinh doanh vững chắc. Nghĩa là họ luôn đặt ra sứ mệnh và tầm nhìn lên hàng đầu. Tuân thủ và tránh làm tổn hại đến triết lý kinh doanh của họ. Nếu không khách hàng sẽ chẳng còn tin tường và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh có vai trò gì đối với doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi nó tạo ra nhiều lợi ích cũng như động lực lớn lao để mỗi cá thể trong doanh nghiệp phấn đấu.
Bên cạnh đó, triết lý kinh doanh còn xây dựng nên nhiều giá trị đẹp cho doanh nghiệp. Từ đây công ty của bạn sẽ khẳng định hơn vị trí của mình.
Tạo ra nét riêng biệt
Với thị trường cạnh tranh gay gắt như hiên nay việc tạo ra điểm riêng biệt là điều cần thiết. Triết lý kinh doanh là một nhân tố giúp công ty có bản sắc riêng. Những triết lý này tạo nên một hệ giá trị nhất định. Từ đó tập thể dựa vào đó để điều chỉnh hành vi của mình.
Đối với khách hàng, khi họ nhìn vào triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, họ có thể phân biệt và đánh giá. Hơn hết, họ cảm thấy an tâm khi sử dụng sản phẩm dịch vụ. Triết lý kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp bảo vệ uy tín và giữ được hình ảnh tốt đẹp trước công chúng.
Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Chẳng ai muốn tạo dựng doanh nghiệp chỉ tồn tại vài năm. Do đó, khi khởi nghiệp kinh doanh, bất kỳ ai cũng muốn sự nghiệp bền vững. Vì vậy triết lý kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu. Đây sẽ là vai trò nhân tố bảo vệ bản sắc và văn hóa của công ty.
Các tập đoàn lớn trên thế giới tồn tại trăm năm, trải qua rất nhiều đời CEO và chủ tích. Tuy nhiên họ vẫn giữ được chung một hệ tư tưởng và tiếp tục phấn đấu vì mục tiêu đặt ra.
Tạo sức mạnh cho doanh nghiệp
Triết lý về sự thành công của các CEO sẽ góp phần tạo động lực cho người làm kinh doanh. Nó là sản phẩm tinh thần riêng và chỉ những người trong doanh nghiệp mới thực sự hiểu và cảm thấu.
Những thông điệp này được truyền tải hằng ngày. Có thể thông qua nhiều hình thức. Từ đó toàn thể nhân viên cảm nhận được lý tưởng, thấm sâu vào triết lý doanh nghiệp và thống nhất hành động với nhau.
Là công cụ định hướng doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh liên tục thay đổi. Đặc biệt sự tác động liên tục từ thị trường, công nghệ, nhu cầu khách hàng. Nếu doanh nghiệp không làm mới mình thì sẽ nhanh chóng rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên làm thế nào để thay đổi mà vẫn giữ được bản sắc riêng? Câu trả lời chính là phải xây dựng triết lý kinh doanh. Đây giống như là một kim chỉ nam giúp các công ty kiểm soát được chiến lược kinh doanh hợp lý.
Triết lý kinh doanh của những CEO nổi tiếng trên thế giới
Câu hỏi thường thường được hỏi trong bán hàng đấy là “Tại sao?”. Đó là một câu hỏi hay, nhưng câu hỏi có thành quả tương đồng đấy chính là “Tại sao không?” – Jeff Bezos, CEO của Amazon.
Mất 20 năm để xây dựng danh tiếng và 5 phút để huỷ hoại nó. Nếu như bạn tưởng tượng đến điều đấy, bạn sẽ hành xử khác. – Warren Buffett, CEO của Berkshire Hathaway.
Tôi tin rằng khoảng 1 nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành công và không thành công là ở sự kiên trì tuyệt đối. – Steve Jobs, CEO của Apple.
Toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. Lớn sẽ không còn đánh bại nhỏ mà nhanh sẽ đánh bại chậm. – Rupert Murdoch, CEO của 21st Century Fox.
Nếu như bạn đang thay đổi toàn cầu này. Có nghĩa là bạn đang thực hiện những điều cốt yếu. Bạn trở nên hào hứng thức dậy vào buổi sáng. – Larry Page, CEO của Google.
Chúng ta đủ lớn sẽ thừa nhận sai lầm, đủ thông minh sẽ tạo ra lợi nhuận. Và đủ vững chãi để sửa chữa những sai lầm ấy. – John C. Maxwell, CEO của The John Maxwell Company.
Đồng vốn không khan hiếm. Tầm nhìn mới khan hiếm. – Sam Walton, CEO của Wal-Mart.
Tôi nghĩ để thành lập một doanh nghiệp, bạn cần làm 2 điều đúng – định hướng rõ ràng đối với điều mà bạn muốn làm và chọn những người tuyệt vời để thực hiện – khi đó bạn có thể làm tốt. – Mark Zuckerberg, CEO của Facebook.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn có được nhiều kiến thức bổ ích về triết lý kinh doanh. Hãy kết nối với ATP Software để cập nhật thêm nhiều thông tin hay hơn nữa.