Chia sẻ Case study Tư duy SEO của ATP Software giúp lọt top 200 Alexa Việt Nam
HƯỚNG DẪN SEO TỪ KHÓA LÊN TOP GOOGLE NĂM 2022 SIÊU CHI TIẾT TỪ A – Z
Chia sẻ Case study Tư duy SEO của ATP Software giúp lọt top 200 Alexa Việt Nam. Với nhiều người làm kinh doanh, SEO là cái gì đó mang tính kỹ thuật, phức tạp khó hiểu & đôi khi là suy nghĩ làm hoạt động seo từ khóa sẽ không mang lại nhiều kết quả trong kinh doanh. Từ đó dẫn đến ít chú trọng thời gian, nguồn lực cho hoạt động nổ lực đưa từ khóa lên top công cụ tìm kiếm này…
Trong bài viết này, tôi hi vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn đơn giản hơn về SEO mà không mang tính quá kỹ thuật. Cũng như cách thức chi tiết nhất để giúp bạn từng bước ĐƯA TỪ KHÓA QUAN TRỌNG LÊN TOP TÌM KIẾM thành công.
Vì sao tôi lại soạn nội dung chia sẻ về kiến thức S.E.O này?
Tôi đã từng chia sẻ một vài bài viết trước đây về chủ đề này.
Tôi cũng từng giống như bạn, không quan tâm lắm đến hoạt động SEO, cho đến khi các nền tảng trên Facebook của tôi bị khóa (giai đoạn cuối 2016), và lúc đó team ATP mới bắt đầu chú trọng cho nền tảng từ website. Và kết quả mang lại rất tốt sau đó & bền vững đến bây giờ.
Tôi biết bạn cũng có tâm lý giống như tôi trước kia:
- Mong muốn áp dụng các kênh marketing có kết quả nhanh chóng hơn
- Không biết bắt đầu từ đâu
- Đang làm tốt một vài kênh nào đó và không cần phải làm SEO nữa
- Không có chút kiến thức nào về SEO & lười nghiên cứu, thực hành với nó
- Tìm hiểu về SEO thì lại bị rối trong rừng thuật ngữ phức tạp & những phương pháp rất khó thực hiện & đo lường (đôi khi các chuyên gia hiện nay đang cố tình làm điều này)
- Đã nổ lực thực hiện nhưng gặp khó khăn ở một vài khâu, lâu có kết quả & sớm bỏ cuộc
- …
Với những gì tôi chia sẻ trong bài viết này, nó có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí vài triệu đồng để đi học SEO ở đâu đó, hay thời gian để tham gia các sự kiện về SEO,…
- Giúp bạn nắm kiến thức nền cơ bản trong hoạt động seo từ khóa này
- Giúp bạn biết phải bắt đầu từ đâu, giải quyết vấn đề như thế nào khi gặp khó khăn
- Giúp bạn lường trước những khó khăn, rủi ro & sai lầm trong hoạt động làm SEO
- Giúp bạn có thể tự làm, hoặc thuê nhân sự, thuê dịch vụ đều được để triển khai hoạt động SEO
- Giúp bạn thay đổi tư duy làm SEO, đo lường & tối ưu hoạt động này
- …
==========
Trước khi bắt đầu chia sẻ nội dung chi tiết, tôi muốn làm rõ một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng.
Tôi biết có thể bạn sẽ thiếu niềm tin với những điều tôi chia sẻ ở bên dưới… Nhưng hãy nhìn vào những gì mà ATP Software đã làm được để có niềm tin lớn hơn.
- Hệ thống site của ATP đang build
- Một vài kết quả đang có từ các site
Các chỉ số website tháng 4/2019 đo từ Ahref
Thứ hạng Alexa của ATP Software
Với những nền tảng trên, SEO giúp chúng tôi tiếp cận hàng trăm nghìn khách hàng mới mỗi tháng. Tạo ra kết quả hàng tỷ đồng mỗi tháng khá bền vững.
Giờ thì bạn đã có NIỀM TIN với những gì tôi chia sẻ & ĐỘNG LỰC hơn để làm SEO rồi chứ? Hãy cũng tìm hiểu về nó ngay với những nội dung chia sẻ ở bên dưới nào!!!
Cách làm SEO của ATP Software
SEO Là Gì?
SEO được viết tắt bởi từ Search Engine Optimization trong tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt được hiểu là hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Ở đây công cụ tìm kiếm phổ biến là Google, ngoài ra còn có những website khác như: Bing, Yahoo, Coccoc,…
SEO là ngành công nghiệp tỷ đô, nó giúp hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới tiết kiếm rất nhiều chi phí quảng cáo để tiếp cận khách hàng trên công cụ tìm kiếm.
SEO là hoạt động dễ dàng & miễn phí để tiếp cận đúng nhóm khách hàng tiềm năng có nhu cầu về một cái gì đó đúng thời điểm (nhu cầu đúng + thời điểm đúng) è từ đó giúp tỷ lệ chuyển đổi mua hàng cao nhất từ traffic thu thập được.
Các thuật ngữ thường gặp liên quan đến kiến thức SEO
Những thuật ngữ bên dưới có thể làm bạn bị rối. Nếu muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về seo sau bài viết này, bạn có thể đọc kỹ lại nó. Hoặc không hãy đọc lướt qua phần này & đừng quá bận tâm về thuật ngữ. HÃY TẬP TRUNG VÀO TƯ DUY & PHƯƠNG PHÁP, TỪ ĐÓ HÀNH ĐỘNG!!!
SEM là gì?
SEM viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing hay còn gọi là Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm. Quảng cáo ở đây bao gồm các hình thức quảng cáo trả phí (Google Ads) hay quảng cáo miễn phí (SEO).
Backlink là gì?
Backlink nghĩa là liên kết trỏ về hay nhắc đến website của bạn trên môi trường online.
Keywords là gì?
Keyword là từ khóa mà khách hàng tìm kiếm, cũng chính là từ khóa mà bạn muốn website của mình xuất hiện trên Google.
Anchor text là gì?
Là cụm từ chứa liên kết đến một website.
Ví dụ cụ thể đó là Giải pháp marketing đa kênh khi bạn click vào sẽ nhảy ra liên kết đến trang chủ của ATPSoftware (atpsoftware.vn). Vậy cụm từ “giải pháp marketing đa kênh” màu xanh gạch dưới ở trên gọi là Anchortext.
SEO Onpage là gì? (Tối ưu onpage)
On-page SEO là tập trung tối ưu các yếu tố trên website để thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google. Các yếu tố đó là nội dung, tiêu đề, các thẻ, tốc độ tải trang,…
SEO Offpage (Tối ưu Offpage)
Off-page SEO là các yếu tố nằm ngoài website như các backlink trỏ về web của bạn, tín hiệu trên mạng xã hội.
PBN là gì?
PBN là viết tắt của Private Blog Network (mạng lưới site vệ tinh), dùng để hỗ trợ SEO cho website chính (Linkbuilding)
PBN bao gồm các domain cũ hết hạn, Web 2.0, blogspot,…
WordPress là gì?
WordPress là một phần mềm mã nguồn mở (Open Source Software) được viết bằng ngôn ngữ lập trình website PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, đây cũng là bộ đôi ngôn ngữ lập trình website thông dụng nhất hiện tại.
1 website luôn bao gồm 3 thành phần chính đó là Giao diện (Front end) – Mã nguồn (Back end) – Cơ sở dữ liệu (Database). Và với mã nguồn WordPress, bạn đã được tích hợp sẵn 3 thành phần chính để tạo nên website một cách miễn phí.
Theme là gì?
Theme chính giao diện của website wordpress, cho phép bạn tùy biến giao diện, tính năng của website. Giao diện của website rất đa dạng tùy theo nhu cầu, sở thích của người dùng cũng như sản phẩm/lịch vực mà bạn kinh doanh.
Các trang bạn có thể tìm kiếm theme wordpress nổi tiếng như: Themeforest, Envato,….
Plugin là gì?
Plugin gọi là tiện ích mở rộng cung cấp một số chức năng cho website (thông dụng nhất là website nền tảng wordpress). Thay vì bạn phải thuê người code thêm tính năng đó cho website khá tốn thời gian và chi phí thì việc lựa chọn cài plugin có chức năng tương tự là giải pháp tối ưu hơn.
Plugin có thể miễn phí hoặc trả phí tùy vào những tính năng mà nó hỗ trợ
Google Ads là gì?
Google Ads chính là quảng cáo trên bộ máy tìm kiếm Google, do chính Google tạo ra để hỗ trợ những website quảng cáo tìm kiếm khách hàng.
Google Ads có 3 hình thức quảng cáo chính là Google Search Ads, Display Ads và Google Shopping. AE có thể tìm kiếm định nghĩa và hướng dẫn chi tiết trên Google.
Google Adsense là gì?
Google Adsense là một mạng lưới quảng cáo do Google tạo ra làm cầu nối giữa các website muốn kiếm tiền từ việc hiển thị quảng cáo và người muốn treo quảng cáo.
Để đăng ký kiếm tiền với Google Adsense, website của AE cần phải đảm bảo vài tiêu chí do Google đặt ra (chi tiết AE có thể tìm trên Google).
Spin Content
Spin Content còn gọi là “đảo” “trộn” nội dung, từ nội dung gốc ban đầu nhờ thủ thuật Spin Content này bạn có thể tạo ra hàng trăm bài viết có nội dung tương tự gần giống với bài viết gốc.
Bản chất của Spin Content đó là sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, cùng chủ đề…để thay thế cho các cụm từ trong bài viết gốc.
Spin Content thiêng về thủ thuật SEO blackhat nhiều hơn nên AE cần cẩn thận khi sử dụng nó vì rất dễ bị Google phạt.
Responsive
Responsive trong SEO được hiểu là tối ưu co giãn hiển thị cho từng kích thước màn hình thiết bị truy cập. Nghĩa là website của AE sẽ nhận biệt được người truy cập vào từ máy tính, mobile hay máy tính bảng để tư điều chỉnh hiển thị cho phù hợp nhằm tăng trải nghiệm người dùng.
SSL
SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer. Đây là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn.
DMCA
DMCA là viết tắt từ Digital Millennium Copyright Act, luật bảo vệ bản quyền tác giả. Luật này được tổng thống Mỹ Bill Clinton thông qua và chính thức ký thành luật vào ngày 28/11/1998.
Luật này ra đời nhằm bảo vệ bản quyền của những sản phẩm công nghệ trên mạng và ghép tội những hành vi xâm phạm bản quyền như crack (bẻ khóa), cung cấp, kinh doanh sản phẩm công nghệ trái phép.
AE hiểu cơ bản là nếu một bên nào đó sử dụng nội dung của AE trên một website mà không để lại nguồn hay sử dụng với mục đích xấu thì AE có thể dựa vào DMCA này để xóa nội dung vi phạm trên website kia.
Sitemap là gì?
Sitemap là bản đồ website giúp cho cả AE và Google nhìn thấy tổng quan các trang, các bài viết trên website của mình.
Việc tạo sitemap rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng vì nó giúp cho Google hiểu rõ website của AE hơn.
CTR là gì?
Tỷ lệ CTR thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của bạn kết thúc bằng cách nhấp vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp (CTR) có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn.
CTR càng cao chứng tỏ nội dung quảng cáo hay nội dung trên website của AE càng thu hút khách hàng.
CPC là gì?
CPC là Cost Per Click – chi phí trên mỗi lượt click, đây là một trong các chỉ số đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo trên Google Ads.
Index là gì?
Index là số lượng bài viết của website đã được Google cập nhật trong data của mình. Nghĩa là những bài viết nào đã được index thì AE mới có thể thấy nó trên Google.
AE có thể đo được số bài viết đã được index của website bằng công cụ SEOquake hoặc toán tử tìm kiếm Google “Site:domain”
CRO là gì?
Viết tắt của Conversion Rate optimization – Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, biến khách hàng truy cập vào website thành khách hàng tiềm năng (có khả năng đưa ra quyết định mua hàng).
Ví dụ: 100 khách hàng truy cập vào website nhưng chỉ có 5 khách đưa ra quyết định mua hàng (đặt hàng, nhấc máy gọi điện mua hàng) thì tỷ lệ chuyển đổi là 5%.
(*) Lưu ý: Tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào 1 số yếu tố như:
– Mức độ chuyên nghiệp của website.
– Giá cả của sản phẩm, dịch vụ trên trang web của bạn so với đối thủ cạnh tranh.
– Thương hiệu của công ty.
– Sự chuyên nghiệp trong khâu tư vấn, chăm sóc khách hàng…
PR (Page Rank)
Chỉ số đánh giá mức độ uy tín của website do Google đưa ra xếp hạng theo thứ nguyên từ 0 – 10. Chỉ số PR càng cao, mức độ uy tín của website càng cao. Google xếp hạng PR cho webiste phụ thuộc vào số lượng + chất lượng backlink trỏ về trang web.
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc website tại ATP Media
Robots.txt
Là file điều hướng cho phép các công cụ tìm kiếm được phép index nội dung nào bên trong trang web. Giả sử trong website có 1 bài viết mà bạn không muốn xuất hiện trên google thì có thể sử dụng File Robots.txt để ngăn google bot index bài này.
DA, PA
Viết tắt của cụm từ Domain Authority và Page Authority là chỉ số đánh giá mức độ uy tín của trang web do Seomoz đưa ra (tương tự như PR của google nhưng hiện nay 2 chỉ số này phổ biến hơn).
DA và PA xếp hạng từ 0 – 100. DA, PA càng cao, mức độ uy tín của website càng cao. Chỉ số DA đánh giá mức độ uy tín chung cho toàn trang (1 tên miền), PA đánh giá giá mức độ uy tín của từng bài viết, chuyên mục bên trong website. Bạn có thể cài addon Mozbar để xem được chỉ số PA và DA cho trang web.
Internal Link
Là liên kết giữa các trang bên trong một trang web.
Domain Age: Tuổi đời của tên miền (được tính từ thời điểm tên miền đăng ký). Giống như 1 nhân viên làm việc lâu năm trong công ty, website có tuổi đời tên miền càng cao thì độ uy tín càng cao.
Xây dựng website chuẩn SEO? (tối ưu Onpage)
Đây chắc chắn là một chủ đề dài được các chuyên gia bàn tán nhiều, và chúng ta sẽ phải liên tục tối ưu website để tốt hơn mỗi ngày.
Sẽ không có một định hướng, công thức nào chuẩn 100% nào để làm theo cả, tuy nhiên các gợi ý sau để giúp bạn xây dựng một website thân thiện hơn với trải nghiệm người dùng & công cụ tìm kiếm.
Đầu tiên thế là nào một website chuẩn SEO?
- Nó phải đáp ứng về tối ưu tốc độ sử dụng. Một website không thể quá chậm chạp được…
- Nó phải được tối ưu về mặt trải nghiệm người dùng & trải nghiệm đọc. Hiển thị bắt mắt, bố cục rõ ràng,…
- Một website chuẩn seo chắc chắn phải responsive,…
- Một website thân thiện với Google.
Lựa chọn nền tảng làm website?
Để tạo ra một website được code bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau, mỗi loại ngôn ngữ sẽ có những ưu & nhược điểm riêng. Và song song đó đã có rất nhiều nền tảng tạo ra để hỗ trợ cho hoạt động build website dễ dàng & thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm…
Một trong những nền tảng phổ biến & tốt nhất hiện nay đó là wordpress, và mình vẫn luôn ưu tiên sử dụng các website với nền tảng này.
Một vài ưu điểm khi sử dụng wp:
- Có cộng đồng hỗ trợ mạnh
- Có nhiều theme để bạn lựa chọn & thay đổi khi cần
- Có nhiều plugin hỗ trợ
- Dễ fix, đo lường & thay đổi
- …
Cách để có 1 website tốt làm seo?
Nếu bạn là một coder hay đã biết tự làm website thì không có gì phải bàn. Nhưng nếu bạn chỉ là một marketer hay chủ doanh nghiệp không có kiến thức làm website thì chắc chắn phải cần sự giúp đỡ của những người có chuyên môn. Có những option sau:
- Thuê 1 đơn vị chuyên nghiệp thiết kế website
- Thuê một freelance thiết kế
- Thuê nhân viên về code web
- Tự học để làm
- …
Cách đây 5-7 năm, lựa chọn của mình là thuê freelance làm, nhưng những năm gần đây khi khối lượng làm website nhiều hơn thì mình tuyển dev để chủ động control trong hoạt động này.
Những lưu ý, kinh nghiệm chi tiết trong hoạt động này mình sẽ chia sẻ trong 1 bài viết khác liên quan đến việc xây dựng 1 website. Còn trong bài viết này mình chỉ dừng lại ở những keywords như sau:
- Bạn cần chọn 1 người đáng tin
- Bạn cần quản lý & backup source liên tục
- Không nên sử dụng theme free vì rất dễ bị hack & không thực sự tốt cho việc làm SEO khi theme đó được dùng quá nhiều.
- Nổ lực tối ưu site ngay từ lúc đầu tiên
- …
Làm sao để tối ưu site
Đây là nội dung mình trả phí để được tư vấn hoàn thiện website,… bạn có thể đọc lại nó để tham khảo.
- Mua tên miền đẹp và chọn nhà cung cấp hosting uy tín
- Dựng website wordpress
- Cài đặt theme theo mục đích của webiste (blog, bán hàng, TMDT, dự án,..)
- Cài đặt plugin Yoast SEO và tối ưu các thông tin tiêu đề, mô tả trang, đường dẫn,..
- Chọn chủ đề tạo chuyên mục cho website
- Gắn code tracking Google Analytic, Google Tag Manager
- Khai báo website lên Search console và submit sitemap
- Tạo file robot.txt
- Tạo và gắn mã Schema markup cho web (rất quan trọng)
- Tùy biến menu, giao diện, header, footer… theo ý của mình
- Lên 20-30 bài cho trust site giai đoạn đầu
Lựa chọn domain & nhà cung cấp hosting
Thông thường phần này với domain bạn cần phải tự mua, cách thức cũng khá đơn giản. Tuy nhiên phần lựa chọn domain cũng khá nhức đầu bạn cần dành time để tìm ra 1 tên miền thực sự ưng ý, vì nó khá quan trọng trong tương lai…
Với nhà cung cấp hosting, mình đã từng sử dụng qua của không dưới 5 nhà cung cấp khác nhau, và cũng gặp không ít lần ức chế muốn chửi thề với nó…
Hiện tại mình ưu tiên bạn nên chọn nhà cung cấp với IP ở Việt Nam, và đáng tin & chuyên nghiệp xíu. Mình đang lựa chọn Z.com & đánh giá khá cao về dịch vụ của họ…
Rồi, tạm dừng phần build website ở đây. Chúng ta chuyển qua phần nội dung quan trọng hơn đó là XÂY DỰNG NỘI DUNG CHO WEBSITE…
Xây dựng nội dung chuẩn SEO? (viết content thân thiện với Google)
Nếu như website là cửa hàng offline của bạn (với những biển hiệu, trang trí bắt mắt,…) thì phần nội dung giống như cách bạn bố trí sản phẩm, giá thành & chất lượng sản phẩm trong shop vậy. Người dùng sẽ truy cập site của bạn, ở lại site để xem thông tin & mua sắm nếu như nó thực sự hữu ích…
Tuy nhiên, có 1 điểm lợi thế hơn ở môi trường online so với offline rất nhiều đó là sự thoải mái về chủ đề chia sẻ & thông tin đầy đủ chi tiết hơn. Dễ dàng cung cấp thông tin chính xác cho KH để ra quyết định mua hàng hơn…
Bạn chắc chắn đã nghe rất nhiều về câu nói “CONTENT IS KING”, và chắc chắn nó sẽ còn đúng trong 10-20 năm tới khi kinh doanh online… Content không chỉ quan trọng với hoạt động làm seo, mà trong bất kỳ hoạt động marketing nào khác nó cũng đóng góp rất lớn đến hiệu quả chuyển đổi.
Quay trở lại với phần tư duy làm SEO của mình, đây sẽ là hoạt động được chú trọng & tốn nhiều nguồn lực nhất.
Cách viết bài chuẩn SEO
+ Tiêu đề bài viết (h1)
+ Đoạn mô tả bài viết
+ Tiêu đề phụ (h2,h3,..)
+ Cách chèn từ nhóm khóa vào nội dung
+ Chèn hình ảnh, video
+ Cài đặt plugin để hiển thị bắt mắt hơn: đánh giá, mục lục,…
+ Kêu gọi comment, share nội dung. (chèn plugin khóa nội dung,…)
AE có thể xem chi tiết trong khóa HD viết content SEO do nhân sự bên mình làm: https://sum.vn/48H4Z
HD đặt tiêu đề, thẻ tag chuẩn SEO: https://sum.vn/RoIit
Tư duy viết content:
+ Bạn cần xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu mong muốn truy cập website & sản phẩm cần bán. Tập trung viết các bài viết liên quan chứa keywords mong muốn để lên top từ khóa.
Tips: một site tập trung nhóm chủ đề nào đó, cách lặp lại & nhắc nhiều về nó thì càng dễ dàng lên top các từ khóa đó hơn…
+ Bạn đừng mong có thể đẩy lên top các từ khóa trong nội dung bài viết, điều này là rất rất khó (trừ khi với các từ khóa volume bé & ít cạnh tranh). Hầu hết các từ khóa lên top đều nằm trong tiêu đề (h1) & các phần chính bài viết (h2), một số khác thì là các thẻ tag nhiều ký tự. Lúc này điều bạn cần tối ưu đó là chèn nhiều từ khóa vào tiêu đề + các mục ý chính. Cách tối ưu tiêu đề kiểu như sau:
- Từ khóa 1 + từ khóa 2 + …
- Hay từ khóa 1 + từ khóa 2 + từ khóa 3
- Từ khóa + địa điểm
- Từ khóa + giật tit
+ Viết bài viết dài trung bình ~1000 từ. Có chèn hình ảnh, video ở bên trong nội dung (đây là cách mà nhiều bài viết của ATP software có rank hàng trăm hàng nghìn keyword chỉ trong 1 bài viết)
+ Tối ưu hiển thị, màu sắc & bố cục bài viết để nhìn bắt mắt
Tư duy mở chủ đề. Phủ ngành
Thông thường tôi nhận thấy rất nhiều bạn làm SEO bị đuối nội dung. Viết một vài bài nói về sản phẩm & dịch vụ thì không biết viết thêm gì khác. Ngoài ra phần nội dung trên site cũng chỉ tập trung vào trang chủ, trang sản phẩm mà không có blog để cung cấp giá trị & kiến thức…
Với mình, hoạt động làm seo nên đẩy mạnh ở phần blog & bài viết mang tính chia sẻ. Chỉ với nhóm bài viết dạng này mới thu hút nhiều người đọc. Từ đó điều hướng về sale page giới thiệu sản phẩm khi có nhiều traffic. Chứ nếu chú trọng quá nhiều vào trang sản phẩm sẽ rất khó seo & bị giới hạn về nội dung…
Lúc này, tư duy để chúng ta mở rộng chủ đề để viết như sau:
Ex: ATP đang là đơn vị cung cấp phần mềm hỗ trợ tiếp cận KH. Tuy nhiên nếu cứ mãi tạo ra nội dung giới thiệu sản phẩm thôi thì sẽ rất nhàm chán. Lúc này bên mình sẽ tập trung tạo ra nội dung phục vụ cho nhóm đối tượng KH là người kinh doanh, sẽ có rất nhiều chủ đề để viết ngoài tools như: kiến thức marketing, kiến thức bán hàng, kiến thức quản trị, hoạt động nhân sự, kiến thức SEO, quảng cáo, truyền thông,…
Keyword ở đây đó là tìm ra các chủ đề liên quan khác mà khách hàng mục tiêu của ae đang quan tâm để triển khai viết thật nhiều, thật chất và đẩy traffic cho nó.
Tư duy build site trust (độ uy tín website)
Thông thường, một website mới xây dựng rất khó đẩy seo. Website đó cần:
- Độ tuổi của tên miền (không thực sự quá quan trọng nhưng cũng là điều cần lưu tâm)
- Backlink trỏ về site hoặc các chuyên mục, bài viết (giúp tăng PA, DA cho site).
- Cần có blog & 100-200 bài viết ở đó
- Nội dung xoay quanh một nhóm chủ đề chính
- …
Cách build:
- Thuê dịch vụ đẩy backlink
- Trao đổi backlink, guest blog với bạn bè, người quen
- Đi mua backlink
- Tự đi từ các diễn đàn để có backlink
- …
Nghệ thuật giật tít của content
Vì sao phải giật tít content? Nếu AE viết một thực sự rất chất rất hay tuy nhiên đặt tiêu đề không quá khác biệt với thị trường, quá “hiền” thì bài viết đó sẽ fail và không hút được nhiều người biết tới.Mặc khác xu hướng người dùng tìm kiếm hiện nay sẽ bị hấp dẫn bởi các tiêu đề mới lạ, giật tít do đó chúng ta cũng phải đáp ứng nhu cầu đó của thị trường.
Để viết content giật tít thì ở trên mạng có rất nhiều bài viết hướng dẫn AE có thể Google tìm kiếm nó.
Cách quảng bá nội dung, thu hút traffic cho bài viết (quan trọng)
Sau tối ưu onpage (website) & nội dung (content). Thì yếu tố thứ 3 tiếp tục đóng phần quan trọng trong hoạt động làm SEO đó là TRAFFIC.
Việc tạo ra nội dung rất mất thời gian, nhưng việc quảng bá nó còn mất thời gian hơn & tốn kém nhiều chi phí quảng cáo khác nếu bạn chạy ads. Và đây là 1 hoạt động nghiêm túc cần thực hiện để tạo bước đệm cho việc từ khóa lên top & từ đó tự có traffic tiềm năng truy cập sau đó.
Cần một khoảng thời gian sau 1-3 tháng, và đôi khi lâu hơn với những website mới thì từ khóa mới bắt đầu có top. Nếu bạn đang đọc nội dung này trong giai đoạn đầu năm 2019, tôi tin rằng lý do bạn biết đến nó không hẵn là SEO mà từ hoạt động kéo traffic khác.
Cụ thể có những hình thức sau giúp bạn kéo traffic cho bài viết trên website:
Chạy quảng cáo Google ads:
- Google rất thích các website có chạy ads & những bài viết đang chạy ads chắc chắn sẽ thu hút được traffic tiềm năng & là lợi thế rất lớn để được ưu tiên lên top. Tuy nhiên hình thức này chỉ phù hợp với chạy quảng bá sale page hay nội dung gì đó quan trọng có khả năng chuyển đổi mang lại lợi nhuận (để bù chi phí ads). Với những bài viết dạng này của mình hiện tại nếu chạy ads chỉ có #sml thôi
Chạy quảng cáo Facebook ads:
Đây cũng là hoạt động tương đối tốn kém, nhưng nếu đưa về các bài viết hay sale page giúp chuyển đổi đơn. Song song đó là các traffic đúng đối tượng quan tâm vào đọc nội dung để giúp bài viết có trust lên top google tốt hơn…
Share lên các mạng xã hội (Twitter, Pinterest, Insta, linkedin,…)
Những traffic từ mạng xã hội rất quan trọng giúp Google nhanh chóng index & đánh giá cao nội dung đó. Bạn nên tạo tài khoản các mạng xã hội phổ biến & xây dựng chút nền tảng từ các kênh đó. Share nội dung bạn viết lên all các kênh MXH
Chia sẻ trên các cộng đồng Facebook
Với cách làm này mang lại hiệu quả rất cao mà ATP đang ứng dụng thành công, với mỗi bài viết chất lượng do mình tạo ra. Bên mình sẽ tìm kiếm các cộng đồng phù hợp để chia sẻ nội dung đó. Từ đó thu hút rất nhiều lượt traffic quan tâm… Có những post làm tốt có thể thu hút được hàng nghìn traffic truy cập.
Trên là hình ảnh kéo traffic từ Facebook của một nhân viên ATP.
Chia sẻ bài viết trên trang cá nhân Facebook
Nhiều ae SEOer rất ít khi chú trọng hoạt động này. Nhưng nó là kênh dễ dàng nhất mà bạn có thể kiếm soát được nội dung & traffic tiềm năng.
Việc xây dựng những trang cá nhân Facebook kết nối đúng tệp khách hàng tiềm năng khá đơn giản (mặc dù tốn nhiều nguồn lưc). Nhưng bạn nên hiểu Profile Facebook không chỉ giúp bạn trong hoạt động SEO, mà nó còn hữu ích với nhiều hoạt động khác như bán hàng, xây dựng thương hiệu, CSKH…
LỜI KHUYÊN nghiêm túc của mình là mỗi ae nên trang bị cho mình 2-3 nick có full 5000 bạn bè & duy trì tương tác đủ tốt để BUFF traffic khi cần.
Case: profile của mình mỗi post ok có thể kéo được 200-300 traffic truy cập bài viết. (Nếu ae nào chạy ads sẽ biết lượng traffic này đã giúp tiết kiệm cả triệu đồng chi phí quảng cáo)
Youtube
Traffic đến từ Youtube có tỷ lệ chuyển đổi trên website rất cao (vì được educate tốt)
Các site vệ tinh
Traffic đến từ hệ thống site vệ tinh của ATP và backlink các diễn đàn (4/2019)
Các công cụ kéo view
Các công cụ kéo view cho website chỉ nên làm ở một giai đoạn nào đó cho website, vì làm không khéo rất dễ bị Google phạt. AE có thể tìm kiếm các công cụ nào trên các diễn đàn SEO, group SEO.
Đặc biệt hơn với công cụ bí mật giúp tăng Traffic website tự nhiên hiệu quả vừa được ra mắt Tháng 2/2022 của ATP SOFTWARE.
Phần mềm tăng Traffic ATP SEO: Truy cập TẠI ĐÂY
Ebook
Kéo traffic từ ebook cũng là cách đẩy traffic cực kỳ ngon vì ebook có khả năng sử dụng lâu dài, được lan truyền rộng rãi trên digital.
Slideshare (Linkedin)
Tương tự như ebook thì khi up tài liệu lên Slideshare AE còn được tối ưu SEO ở vị trí cao trên SERP. Đây là một kênh kiếm traffic và tạo brand rất ổn.
Xây phễu Email
Email Marketing ở Việt Nam thực sự không phát triển bằng thế giới vì hành vi người dùng VN rất khác. Tuy nhiên không phải là không hiệu quả, vì email có độ phủ rộng chi phí cũng khá thấp (từ vài triệu nếu AE đang làm cá nhân hoặc cho doanh nghiệp vẫn có thể triển khai kênh này).
AE có thể gửi email đã subcribe phễu của mình hoặc gửi cho list mail thu thập từ nơi khác. Bằng cách này AE vẫn có thể có 100-200 traffic vào web mỗi ngày.
Phễu Chatbot
Chatbot được cài đặt trên Fanpage để trả lời tự động theo case mình soạn sẵn (chỉ hỗ trợ cho nhân viên nhiều công đoạn, không thể thay thế 100% nv)
Với các Fanpage có lượng inbox lớn (thường là người quan tâm hay KH cũ) AE có thể tận dụng lại lượng KH này để đẩy sale, đẩy traffic về website.
Hiện nay có khá nhiều ứng dụng chatbot như vậy như harafunnel, hana.ai, Manychat, Chatfuel (ATP đang sử dụng)…
Tỷ lệ click rất cao từ chatbot (vì KH đã nhận diện được chúng ta)
Xây phễu Onesignal
Onesignal là phễu push thông báo trên trình duyệt web, khi KH truy cập website của ae có cài thêm phễu này để họ nhận thông báo. Đây cũng là cách để KH truy cập lại website của AE.
Backlink, text link,… (mua view từ site khác)
Đăng bài PR trên các báo
Chi phí khá cao nên cân nhắc kỹ, chuyển đổi sale k cao, làm brand thì được
Đăng bài trên các diễn đàn
Chọn các diễn đàn có user thật, có trust, traffic ra vào mỗi ngày để đăng các bài chất link về site
Cách đi backlink cho website
4 chỉ số quan trọng nhất của làm SEO như mình đã nói đó là Onpage, Nội Dung, Traffic & Backlink.
Tuy nhiên, với cách làm SEO của mình thì mình không chú trọng quá nhiều vào backlink. Vì mình không ưu tiên cho các từ khóa CÓ TÍNH CẠNH TRANH CAO.
Lý giải vì sao không nên tập trung vào từ khóa cạnh tranh cao.
Ex: CTR của 1 từ khóa cạnh tranh (ví dụ “SEO là gì”). Và ít cạnh tranh hơn (“Rút Gọn Link”)
Những kinh nghiệm đi backlink như sau:
- All các cách kéo traffic cho bài viết ở trên là hình thức hỗ trợ backlink cho bài viết rồi.
- Ngoài ra, nên tập trung đi thêm link ở các diễn đàn (nên đi tay với các diễn đàn có traffic tốt & chủ đề liên quan)
- Đi link ở các site vệ tinh hoặc trao đổi link chéo với nhau (buff cả dàn cùng mạnh)
- Blogspot (web 2.0)
- Sử dụng các phần mềm GSA để bắn link (cách này các chuyên gia làm SEO hay làm. Tuy nhiên mình chưa thực hiện nên không rõ phương pháp để chia sẻ lại bạn)
Hiểu đơn giản về cách google vận hành & các thuật toán của Google (giải nghĩa một cách đơn giản không mang tính kỹ thuật)
Mình từng nói, nếu bạn “ăn nằm làm SEO >3 năm, liên tục đo lường, quan sát & tư duy. Bạn sẽ cảm rất tốt về cách Google vận hành”
Với những gì mình quan sát & cảm nhận được, mình có một vài nhận định như sau:
- Google luôn muốn kết quả tìm kiếm trên top là chính xác & chất lượng nhất. (vì thế bạn hãy tập trung viết nội dung theo nhóm user search & thực sự chất lượng)
- Cách google đo lường là dựa vào hành vi của người đọc, tức các traffic chất lượng truy cập site. User ở lại đọc càng chi tiết, càng lâu & có xu hướng xem thêm trên site, điều đó chứng tỏ nội dung đó chất lượng. (Bạn nên hiểu xu hướng user hay lười & chỉ đọc lướt, vì thế bạn hãy nổ lực viết thật lôi cuốn dể người dùng đọc tỷ mỉ nội dung do bạn tạo ra)
- Một bài viết được nhiều người dùng khác nhau share lên mạng xã hội, sau đó traffic từ mạng xã nội truy cập site. (Nó là 1 vòng tuần hoàn) & là yếu tố giúp Google đánh giá bài viết đó thực sự hữu ích
- Các liên kết từ những website có tính liên quan (cùng tệp audience) trỏ về, các backlink này tất nhiên phải mang về traffic. Lúc này Google cũng sẽ cho rằng đó là bài viết rất chất lượng.
- Google đủ thông minh để biết đâu là bức ảnh mới/cũ trên bộ máy của họ. Và những bức ảnh mới tự design & thân thiện với nội dung search chắc chắn sẽ được lên top.
- Google chắc chắn sẽ rất ghét những ai đang spam, tạo ra nội dung hàng loạt mà chỉ copy paste. Lúc này các nội dung đó sẽ ko bao giờ xuất hiện trên bộ máy tìm kiếm.
- Những website có tính bảo mật cao, có sử dụng SSL sẽ được đánh giá cao hơn
- Những website có tuổi đời lâu, sự tồn tại lâu sẽ đươc google ưu tiên hơn xíu. Nhưng tất nhiên nội dung & tính liên quan cũng rất quan trọng…
- Một website được tạo ra và “bỏ hoang” sau đó chắc chắn sẽ không được xem trọng. Việc những site duy trì đều nhịp lên bài sẽ được đánh giá cao hơn…
- Google thích các nội dung tạo ra thân thiện với bot của họ. Tức con bot google truy cập site đọc theo các đoạn: <dsf> & <thẻ>… Bạn viết nội dung…
- Google cũng rất khó xác định nội dung bạn đang nói về điều gì. Nó chỉ dự đoán dựa vào tiêu đề, mục lục, các từ khóa lặp lại (3-5 lần) trong nội dung,… từ đó đánh giá cao & đưa từ khóa lên top.
- …
Các thuật toán chính của Google
- PageRank
- Panda giải quyết vấn đề nội dung
- Penguin giải quyết vấn đề baclink
- Pigeon giải quyết vấn đề từ khóa tìm kiếm theo vị trí
12 Tư Duy Làm SEO khác biệt
Nếu nội dung bạn chất, thì keys lên top sẽ rất bền
SEO trang chủ
Tránh các từ khóa khó siêu cạnh tranh
Tìm từ khóa ngách, từ khóa mới
Chú trọng vào nội dung & kéo traffic thực sự chất lượng
Tìm keywords trends
Lựa chọn tên miền đẹp & ấn tượng
Nội dung khá dài AE có thể vào đây để đọc chi tiết : https://sum.vn/1rtY7
Xây dựng Teamwork làm SEO
Theo mình khi mới bắt đầu kinh doanh AE nên giảm chi phí nhân sự bằng cách tự tìm tòi học hỏi và tự triển khai hoạt động SEO (không quá khó như AE nghĩ, chỉ cần tập trung dành ra vài tuần đến 1 tháng để nắm vững kiến thức nền) hoặc tuyển 1 bạn nhân viên SEO để control cả hoạt động SEO, website, content.
Đa số AE kinh doanh thiếu kiến thức và khả năng triển khai nên sẽ tuyển và hoặc thuê ngoài quá nhiều gây lãng phí ngân sách và không có khả năng control hiệu quả. Keyword chính ở đây là tinh gọn nhân sự, một nhân sự tuyển về không chỉ làm 1 công việc nhất định mà cần phải update mở rộng thêm kiến thức khác để đa năng hơn (ở đây là SEO, website, content và có thể bán hàng luôn). Từ đó tinh gọn bộ máy và thu nhập của nhân viên đó cũng tăng lên.
Khi hoạt động website đã dần phát triển lên, nhiều đầu việc hơn cho hoạt động này thì AE mới mở rộng tuyển thêm nhân sự. Trao quyền và trách nhiệm cho nhân sự lâu năm am hiểu rõ về tình hình hiện tại của hoạt động website, SEO để control tuyển dụng training các nhân sự mới (quản trị dựa trên niềm tin).
Khi giao việc AE nên giao theo đầu việc và ép KPI theo số lượng và thời gian (cho nhân sự nhận việc tự đề xuất và thường xuyên follow định hướng fix nếu làm sai). Bằng cách này AE sẽ không cần quá follow chi tiết công việc, tạo sự thoải mái chủ động trong công việc của nhân viên và họ sẽ có trách nhiệm làm việc tốt hơn.
Các kênh mà AE có thể giao việc, báo cáo như gặp trực tiếp tại văn phòng (họp ngắn 10-20p), chat zalo, Nhóm Facebook, trello,..
Những hoạt động có thể outsource khi làm SEO
- Đưa ra nhóm từ khóa & SEO sale page, home
- Nhờ tư vấn tối ưu site, tốc độ site,…(mời cafe, chi 1-2 triệu cho việc tư vấn)
- Nhờ tư vấn lên plan, bộ từ khóa,…(như trên)
- Outsource viết nội dung (lên bộ từ khóa, các yêu cầu và tìm đội dịch vụ viết content uy tín)
- Outsource đi backlink, bài PR,…
- …
Nếu AE đang có những mối quan hệ chất lượng, hay đã tối ưu được sản phẩm kinh doanh, có thể outsource làm toàn bộ hoạt động này. Vì đây là các hoạt động không thường xuyên, tốn nguồn lực nếu tự build nên không cần phải tốn nhiều chi phí xây dựng duy trì cho nó.
Hay outsource 1 số site phụ & tự triển khai
Outsource một vài hoạt động khác tốn nguồn lực như: backlink, pbn,…
Hoạt động viết content cũng rất quan trọng, nếu có kiến thức chuyên môn seo ae có thể tự lên bộ từ khóa và danh sách các nhóm chủ đề cần viết cộng thêm các yêu cầu khác và đi thuê ngoài viết theo ý mình. Còn không có kiến thức thì ae nên bỏ ra ít chi phí để nhờ người tư vấn lập bộ key hộ và đem đi thuê ngoài.
Những lưu ý quan trọng cần nắm khi làm SEO
- Theo dõi & tối ưu: hoạt động SEO là lâu dài nên không cần nhất thiết ngày nào cũng phải vào follow. Nên đặt ra cho mình các lịch kiểm tra theo tuần, tháng v.v…Riêng những vấn đề quan trọng cần theo dõi từng ngày (mình liệt kê bên dưới)
- Gặp những vấn đề thì phải fix nhanh chóng. Ví dụ như: site die, sever, hack site, quá tải, nhiều site loãng, traffic tụt, ko lên, bị phạt, bị chơi xấu,… (search gg, hỏi cộng đồng)
- Đây là 1 hoạt động dài hơn tốn nguồn lực, cần nghiêm túc & thông minh chia nguồn lực để làm. Ex: cách mình dành time viết về nội dung này. Tại sao người bận rộn như mình vẫn có thời gian để viết, còn bạn thì không?
- Vấn đề bản quyền? Tôn trọng tác giả.
- …
Những sai lầm & câu hỏi hay gặp khi làm seo với người mới
Tôi không biết bắt đầu tư đâu?
Đọc kỹ bài viết này, có thể lặp lại 2-3 lần để ngấm dần. Search tìm kiếm đọc thêm 5-10 bài định hướng làm SEO khác. Từ đó bắt tay vào hành động với việc xây dựng một website, sau đó viết nội dung trên blog, và tối ưu đo lường các chỉ số hàng ngày. Chỉ có HÀNH ĐỘNG mới giúp bạn cảm nhận & có kết quả. Thông thường 95% mọi người chỉ đọc xong để đó, thấy khó hay bất cập gì đó & không chịu làm. CHỉ 5% còn lại là bắt tay vào làm để sau 2-3 tháng có kết quả dần dần…
Tôi không có nhiều ngân sách để làm SEO cho doanh nghiệp của mình?
Làm SEO là hoạt động gây dựng nền tảng bền vững với chi phí không quá lớn nếu như bạn tự bỏ thời gian ra tự làm. Hãy bỏ một ít tiền để có 1 website tốt (2-3tr/năm), sau đó tự mình viết nội dung & kiên trì làm nó cho đến khi có kết quả kinh doanh tốt. Từ đó bạn sẽ có nhiều tiền để build team & thuê dịch vụ để làm tăng trưởng kết quả hơn.
Chỉ cần < 3tr là bạn đã có thể xây dựng 1 website ngon lành & làm SEO rồi.
Các đối thủ của tôi rất mạnh, họ đã xây dựng website & làm SEO rất tốt rồi. Liệu tôi có thể cạnh tranh được với họ?
Đây là rào cản lớn khiến bạn bỏ cuộc không hành động. Ngay với bản thân mình trước đây cũng có suy nghĩ đó dẫn đến không thực hiện làm seo sớm hơn… Những mai về sau mình mới nhận ra: luôn có những ngách nội dung mới để mình SEO lên top từ khóa, và hành vi search của người dùng liên tục thay đổi, Google cũng liên tục sàng lọc phân loại để có nội dung chất lượng hơn.
Vì thế chỉ cần bạn thấy mình có khả năng tạo ra nội dung hay ho hơn các nội dung sẵn có trên Google, hay search Google tìm kiếm nội dung đó không được như ý. Thì bạn viết chia sẻ về nó & làm đúng hướng chắc chắn sẽ lên top… Dù với những site lớn như các báo chí, các sàn thương mại điện tử bạn cũng có thể cạnh tranh từ khóa với nó.
Câu hỏi đúng lúc này đó là năng lực và kiến thức của bạn đến đâu? Ngách mà bạn chọn là gì?
Nên chọn tên miền đuôi gì khi làm SEO?
Tới thời điểm hiện tại, mình không chắc chắn về đuôi của tên miền có ảnh hưởng đến SEO hay không. Nhưng về độ trust của tên miền thì mình tin chắc nhưng tên miền phổ biến như .com, .net hay các tên miền phổ biến tại quốc gia như .vn, .com.vn sẽ được tin tưởng & có tỷ lệ click cao hơn.
Mình vẫn khuyên ae nên ưu tiên chọn tên miền .com, tuy nhiên nếu tên miền .com đã bị mua có thể lựa chọn các đuôi phổ biến khác.
Một số lưu ý trong việc chọn tên miền:
- Đừng quá tham lam mua nhiều đuôi dự trữ
- Đừng nên chọn các đuôi không phổ biến
- Một tên miền đẹp sẽ giúp bạn có động lực xây dựng nội dung hơn. Ngược lại tên miền fail bạn sẽ thấy chán nản và không muốn gầy dựng nó
- Chi phí nuôi 1 tên miền là khá bé, tuy nhiên nếu có 10, hay vài chục tên miền thì nó bắt đầu trở thành gánh nặng. Hãy cân nhắc trong việc ôm đồm quá nhiều tên miền…
- Để lựa chọn được 1 tên miền hay. Bạn chắc chắn phải tốn công rất nhiều. Hãy nổ lực tìm kiếm or bỏ chi phí lớn hơn để mua lại các tên miền đẹp có sẵn…
- Khi lựa chọn tên miền ae nên có tầm nhìn dài hơi về thương hiệu, dòng sản phẩm,…vì nó sẽ gắn bó lâu dài với ae 5-10 năm.
Mỗi đợt update của Google có nên lo lắng?
Nếu bạn seo theo trường phái mũ trắng thì không có gì bận tâm. Còn nếu bạn đang nổ lực làm gì đó để qua mặt Google như lạm dụng spam, tricks quá nhiều, kéo traffic ảo, backlink spam, sao chép nội dung,… thì site bạn có nguy cơ bị phạt hoặc tụt thứ hạng sau đó.
Có nên mua tên miền theo từ khóa để SEO?
Điều này là cần thiết nếu tên miền đó đẹp để khiến bạn gắn bó lâu với nó. Còn không cứ phát triển website thương hiệu.
Đừng nên mắc sai lầm mua quá nhiều tên miền theo từ khóa rồi mỗi domain build 1 site nhưng ko thể tập trung phát triển nó. Lúc này bạn chỉ tốn thêm tiền bạc & nguồn lực mà thôi.
Cách SEO từ khóa với Blogspot?
Tạo các website với blogspot, mỗi site cập nhật 5-10 post từ site chính. Có spin & edit content nhất định và trỏ link về các bài cần đẩy.
Cách seo từ khóa, Seo fanpage trên Facebook
(tham khảo các bài viết về SEO fanpage trên site ATPsoftware)
Kinh nghiệm quản lý hệ thống site
Giao 1 nhân sự (thường là lead) tự tạo và control báo cáo chỉ số hệ thống website (keyword, alexa rank, DR PR, traffic trung bình ngày, số lượng bài viết,..).
Lead tự giao xuống cho các nhân sự khác control và chịu trách nhiệm SEO, content cho site đó.
Quản lý team làm SEO
Thực tế tại ATP không có nhân sự nào làm SEO thực thụ chỉ có 1 ban lead và hầu như tất cả các nhân sự đều hỗ trợ hoạt động này (như làm content, đi link, tối ưu sale page, chạy ads, kéo traffic từ social,…). Các nhân sự này đều rất đa năng và liên kết mật thiết với team web.
SEO Google maps
Trên google có rất nhiều bài hướng dẫn (lưu ý nên xem các bài 2018 2019 vì có nhiều cập nhật mới hơn)
Cách đo lường và tăng chỉ số DR, PR
Đo lường thông qua các công cụ seo như Aherf, alexa, similar…
Để tăng các chỉ số DR, PR mình cũng học hỏi từ các kiến thức Ae làm seo share lại trên google.
Cách seo hình ảnh
Seo hình ảnh đơn giản là đặt tên cho nó và mô tả (thẻ alt, mô tả) nó nói về nội dung gì cho bot google hiểu.
SEO Slideshare, Pinterest, Youtube (Ae có thể google để tìm hiểu nhé)
Làm SEO có cần biết Code?
Thực tế thì SEO có rất nhiều chuyên gia tại VN và nước ngoài hướng dẫn khá chi tiết, cho nên AE chỉ cần chịu khó học hỏi và biết một ít tiếng anh (google dịch cũng ok) là có thể làm SEO được mà không cần biết quá nhiều về Code.
Nên seo từ có dấu hay không dấu
Không có điều gì đủ chuẩn để chứng minh cài nào đúng, do đó ở ATP test cả hai cách trên và thấy đều hiệu quả.
Từ không dấu thường nằm trong thẻ tag là chủ yếu, còn nội dung viết phải là từ chuẩn có dấu tiếng việt để người dùng đọc hiểu.
Google thường phạt những trường hợp nào?
Khi ae vi phạm các thuật toán đánh giá của Google mà mình đề cập ở trên. Dễ quan sát nhất đó là ae vào Search Console sẽ thấy các lỗi mà Google thông báo cho ae biết.
Một cách khác là theo dõi thứ hạng các keyword quan trọng bị tụt quá sâu trong thời gian dài, hay traffic website bị giảm trầm trọng, mất index ở nhiều bài viết v.v…Có thể đo được từ các công cụ seo như ahref, seoquake, google analytisc,…
Các Tips áp dụng để SEO?
Chọn domain đẹp định hướng phát triển lâu dài
Content dài – chất lượng và lên đều content mỗi ngày mỗi tuần.
Website ổn định & thân thiện với Google
Hút traffic từ social, diễn đàn, ads
Đa hoạt động, làm tự nhiên nhất có thể (đi tay, thủ cộng, viết bài cho người dùng đọc)
Sử dụng các tools cần thiết (tool kéo traffic ảo, tool đo lường seo)
Chạy ads kéo traffic (GG & FB)
Làm branding cho thương hiệu, dòng sản phẩm đa kênh để cộng hưởng SEO google.
Cố gắng lọt vào top 3 vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng kết quả GG.
Các tricks
Phủ keys đối thủ: xem xét đối thủ đang lên các key gì, phân tích từ khóa chính xác và từ khóa liên quan để triển khai trên site của mình và làm tốt hơn đối thủ.
Ma trận từ khóa lĩnh vực (phủ ngành): tìm hiểu các chủ đề mà KH mục tiêu đang quan tâm để viết (LSI key)
Phủ keys thương hiệu: có bao giờ ae nghĩ sẽ viết các dạng bài nói tốt cho đối thủ chưa? Đó là tư duy của bên mình, viết review tốt hoặc nhắc đến các key thương hiệu lớn vì đó cũng là cách để hút traffic về website.
Ads phủ từ khóa đối thủ đang mạnh để lấy traffic (thực tế tại vn và thế giới có rất nhiều brand lớn đang chạy ads phủ key của đối thủ để hút traffic về website của mình)
…
Các tư duy giải quyết vấn đề trong quá trình làm SEO
Liên tục update kiến thức SEO. Kênh học như:
- Tham gia cộng đồng, hỏi thăm
- Hỏi gg, nhờ chuyên gia,… Kinh nghiệm tối ưu từ chuyên gia. Case: mình mất 2tr với đoạn chat này???
Làm, làm và đúc kết
Nghiên cứu & phân tích 500 site trong top VN
Liên tục tìm từ khóa ngách mới để viết
Spam bài viết phủ keys trên tiêu đề (spam tiêu đề h1)
Các bí mật trong SEO
Seo thực chất rất đơn giản, đôi khi các AE đang cố gắng làm phức tạp nó lên mà thôi
Seo phụ thuộc vào sự đúng hướng, độ kiên trì & thời gian rất nhiều
Làm seo thực sự khác biệt bởi TƯ DUY & THỊ TRƯỜNG NGÁCH bạn lựa chọn. Luôn có cơ hội cho người đến sau!
SEO blackhat
Đừng quá tin vào ai đó 100%, vì đôi khi những người làm có kết quả nhưng chưa chắc đã biết vì sao mình làm được & khả năng đúc kết chia sẻ lại cũng sẽ bị hạn chế.
Các công cụ trong seo
Google analytics
Search Console
Atpseo.com
Ahref
Keywordtools.io
Similarweb
Alexa
Spineditor
Bộ công cụ ATP Software. Vì sao lại nhắc đến công cụ này?
Như mình chia sẻ ở trên thì traffic đến từ social cũng hỗ trợ SEO rất lớn. Nhưng để có traffic từ social về không phải đơn giản mà ae phải bỏ công build nền tảng, tệp cộng đồng, tệp bạn bè, khách hàng tiềm năng mới có thể đẩy traffic được. Chính vì vậy mà mình nhắc đến công cụ của ATP, đây có thể gần như là bộ công cụ đầy đủ nhất hiện nay để giúp ae xây dựng nền tảng đa kênh (Facebook, Zalo, Instagram). Sắp tới mình còn lauching dự án ATPweb và ATPmedia để hỗ trợ nhiều hơn cho các ae nữa.
Xem thêm các công cụ SEO khác: https://sum.vn/KRpJv
Các đơn vị SEO uy tín & đơn vị đào tạo SEO
Ae nên tham gia các cộng đồng seo trên Facebook, diễn đàn seo để trao đổi tìm kiếm các đơn vị seo uy tín nhé.
Phân tích đối thủ & học hỏi từ đối thủ
Phân tích hoạt động SEO của đối thủ cùng lĩnh vực và các website cùng tệp khách hàng để tìm ra điểm đúng, điểm sai, ngách lợi thế cho mình. Một vài checklist phân tích đổi thủ như:
- Bố cục giao diện web (speedsite, button, popup, màu sắc, sitemap, soi code,…)
- Các top page, keyword top, keyword branding,…
- Backlink, internal link, anchortext,
- Nguồn traffic : direct, organic, referral,…
- Cách hành văn, cách chèn key trong bài, chèn nút CTA,
Xu hướng người dùng thích tìm kiếm & đọc gì?
Để xem xu hướng người hiện nay đang tìm kiếm gì, ae có thể xem báo cáo của Google Trens VN hoặc dùng tool Ahref để tìm key mới trong 1 lĩnh vực (newly keywords)
Các ngách chủ đề hút view & ý tưởng dành cho bạn
Sức khỏe
Giải trí (phim ảnh, nhạc, du lịch,…)
Công nghệ (điện thoại, máy tính, linh kiện,..)
Tin tức (thời sự, hot trend, luật mới, hóng biến, phốt, scandal,…)
Thể thao
Kinh doanh – Kiếm tiền online
Cẩm nang về chủ đề giảm cân, làm đẹp, khởi nghiệp, v.v…
Giáo dục Học tập
Cách giữ chân User ở lại lâu & quay trở lại
Bài viết dài – chất – chèn video
Viết thành series hệ thống hóa
Hướng dẫn, review đánh giá, phân tích, tổng hợp chuyên sâu
Lên bài hàng ngày, hoặc hàng tuần
Educate người dùng vào website (xem, click,..)
Cách tối ưu kiếm tiền từ traffic?
Phân loại nguồn traffic:
- Direct (truy cập trực tiếp) thường đến từ việc xây dựng branding
- Organic: đến từ hoạt động seo, content website
- Referral (truy cập nhắc đến): backlink diễn đàn, ebook, email,…
- Social (truy cập từ MXH): đẩy traffic từ Fanpage, group, nick cá nhân.
Với mỗi nguồn trên ae sẽ đánh giá được mức độ nhận diện thương hiệu, tỷ lệ chuyển đổi của traffic là cao hay thấp.
Khai thác kiếm tiền từ traffic:
- Điều hướng traffic về Sale Page bán hàng để có doanh thu (cách ATP đang làm)
- Tạo ra nội dung hay cung cấp tri thức, giá trị cho người dùng
- Seo cộng hưởng để kéo top bài viết khác
- …
Dùng bài viết đang lên top để kéo bài viết khác top theo.
Những câu nói hay & vui về SEO:
“Seo phải lên đỉnh, lên đỉnh lâu mới sướng”
QUAN TRỌNG !!!
NHIỆM VỤ CỦA VỊ TRÍ VIẾT CONTENT CHO HOẠT ĐỘNG SEO TỪ KHÓA TRÊN HỆ THỐNG WEBSITE ATP
- Nổ lực tối ưu bài viết thật Hay & Chất
- Viết bài có tâm, chuẩn SEO, H1, H2 chứa nhiều từ khóa cần lên top
- Tag đặt keywords chứa trong H1, H2
- Nổ lực TÌM NGÁCH KEYWORDS mới (volume tìm kiếm lớn, ít cạnh tranh, dễ seo,…)
- Tối ưu trình bày, SEO hình ảnh, video chèn trong bài viết,…
- Tối ưu HIỆU SUẤT LÀM VIỆC của bản thân
- Đo lường liên tục các bài viết cũ, các bài đã viết & bằng mọi giá giúp KEYWORDS LÊN TOP
- Sử dụng thành thạo Ahref để đo lường, Keywordtool.io để tìm từ khóa gợi ý có lượng search cao,…
- Phân tích các site lớn, các site đối thủ để tìm ra ngách keywords ngon để tập trung viết
- Dành nhiều thời gian, tâm trí để nghiên cứu & viết các chủ đề để UPDATE chuyên môn tăng theo thời gian
- Control 5-10 site cùng lúc. Nổ lực làm 5-10 site đó đều đạt kết quả từ khóa & traffic tăng trưởng tốt
- Phải hiểu rõ hoạt động, những yếu tố quan trọng để SEO TỪ KHÓA lên top thành công (onpage, content, traffic, backlink)
- Xây dựng nền tảng social để kéo traffic về cho bài viết (group fb, bạn bè fb, tài khoản social khác,…)
- …
KPIs mỗi nhân sự ở vị trí content cần đạt:
- Lên content đều cho 5-10 site cùng lúc
- 5-10 bài dạng copy-tổng hợp/ngày (đa dạng & tạo trust cho site)
- 3-5 bài chất lượng tự edit, viết & tổng hợp (>1000 từ)
- KPI: +1000 keys/tuần, +2000traffic/tuần (cho all site), +200 keys/tuần/1site, +300-500 traffic/tuần/1site v.v…
- …
TƯ DUY BUILD WEBSITE MỚI:
- Site mới lên blog & viết 50-100 bài dạng copy ghi nguồn, spin text để có trust
- Sau 1-2 tháng site trust hơn bắt đầu viết bài tối ưu cho site. Giai đoạn này viết các bài dài & chất hơn
- Bài viết không thể lên top nếu không có lượng traffic truy cập vào đó. Cần tối ưu chèn vào các bài cũ đã lên top (link nội bộ). Hoặc share bài đó trên FB profile & group để có lượng traffic nhất định
Trần Thịnh Lâm – Co Founder ATP Software