Wireless là gì? Ngày nay mạng không dây (Wireless Lan) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống khi nó xuất hiện trong các doanh nghiệp, trường học, các địa điểm giải trí và ngay cả tại từng hộ gia đình.
Nhờ sự tiện lợi của mình, mạng không dây đã dần thay thế kết nối truyền thống bằng cáp truyền thống. Điều gì đã khẳng định những ưu thế của mạng không dây? Ưu và khuyết điểm của nó là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lợi ích của việc nối mạng
Nối mạng tạo ra sự linh hoạt trong cách mà bạn làm việc cũng như sử dụng thời gian với máy tính và các thiết bị điện tử khác. Với 1 hệ thống mạng, bạn có thể:
- Chia xẻ các kết nối tốc độ cao, băng thông rộng hoặc các kết nối Internet, cho phép tất cả mọi người đều có thể lướt Web đồng thời.
- Chia xẻ các định dạng file, thiết lập các không gian lưu trữ chung.
- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách chia xẻ với nhau các thiết bị như máy in, máy Scanner và các thiết bị ngoại vi khác…
So sánh giữa mạng không dây và mạng có dây
Hiện trên thế giới đang sử dụng hai loại công nghệ mạng là:
- Công nghệ không dây (Wireless Technology): các thiết bị trong hệ thống mạng giao tiếp với nhau qua sóng Radio.
- Công nghệ có dây (Wired Technology): các thiết bị trong hệ thống mạng giao tiếp với nhau thông qua cáp truyền dữ liệu.
Wireless là gì?
Wireless hay mạng không dây, ngày nay chúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống khi bạn thấy chúng xuất hiện trong hầu khắp các lĩnh vực đời sống: Từ doanh nghiệp, trường học, các địa điểm giải trí và ngay cả trong từng hộ gia đình.
Nhờ sự tiện lợi của mình, mạng không dây đã dần thay thế kết nối truyền thống bằng cáp truyền thống.
Ưu điểm của mạng không dây
Trước hết chúng ta có thể thấy được sự tiện lợi của mạng không dây so với các mạng thông thường. Điển hình là việc mạng không dây cho phép bạn truy nhập vào internet ở bất kì nơi đâu trong khu vực phủ sóng.
Với sự phát triển về công nghệ, các sản phẩm công nghệ như máy tính xách tay, smartphone ngày càng có giá thành rẻ hơn và chúng đều đã được tích hợp sẵn khả năng kết nối wi-fi thì xu hướng sử dụng mạng không dây là tất yếu.
Hơn thế nữa, việc thiết lập mạng không dây không quá khó khăn so với mạng phải dùng cáp (ví dụ triển khai hệ thống cáp ở những tòa nhà lớn), việc sửa chữa bảo dưỡng cũng sẽ dễ dàng hơn. Mạng không dây có thể đáp ứng tức thì sự gia tăng số lượng người dùng.
Các chuẩn trong wireless lan
- Năm 1997, IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đã giới thiệu một chuẩn đầu tiên cho Wireless LAN là 11
- IEEE 802.11 dựa vào kiến trúc tế bào, là kiến trúc trong đó hệ thống được chia nhỏ ra thành các cell, mỗi cell (được gọi là tập hợp dịch vụ cơ bản, hoặc BSS- Basic Service Set) được kiểm soát bởi một trạm cơ sở gọi là điểm truy cập AP (Acsses Point).
- Các AP được nối tới mạng xương sống được gọi hệ phân phối DS ( Distribution System)
- Tập hợp nhiều các cell gọi là ESS –Extended Service Set (tập hợp dịch vụ được mở rộng)
Nguyên lý phát sóng WiFi – Wireless như thế nào?
Wi-Fi tạo mạng trong nhà hoặc văn phòng của bạn – một khu vực nhỏ nơi máy tính có thể truy cập Internet băng thông rộng. Nó sử dụng sóng radio, giống như TV hoặc điện thoại di động. Đôi khi bạn có thể nghe thấy vùng này được gọi là mạng WLAN (Mạng cục bộ không dây).
Một thiết bị gọi là máy phát không dây nhận thông tin từ internet qua kết nối băng thông rộng của bạn. Máy phát chuyển đổi thông tin thành tín hiệu radio và gửi nó.
Bạn có thể nghĩ về bộ phát như một đài phát thanh mini, tín hiệu phát sóng được gửi từ internet. Các ‘khán giả’ cho các truyền là máy tính (hoặc máy tính, như nhiều hơn một có thể kết nối cùng một lúc) mà nhận được tín hiệu vô tuyến thông qua một cái gì đó gọi là một bộ điều hợp không dây.
Toàn bộ quá trình, trong khi đó, hoạt động ngược lại, với máy tính gửi thông tin đến máy phát không dây. Sau đó nó chuyển đổi chúng và gửi chúng qua kết nối băng thông rộng của bạn.
Tạm kết
Đến đây chắc hẳn bạn đã biết Wireless là gì rồi chứ? Nếu có câu hỏi hay bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngại để lại bên dưới một comment để cùng mình giải đáp thắc mắc nhé!
Xem thêm: 10 cần lưu ý nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng Telesales hiệu quả hơn