Qủa thực không còn điều gì tuyệt vời hơn khi mà bạn có thể sở hữu được trong tay những kinh nghiệm tìm việc làm trên mạng quý báu để có thể tìm việc làm một cách hiệu quả và dễ dàng nhất có thể. Vốn dĩ quá trình tìm tìm việc làm không phải dễ dàng chút nào nhưng khi có được bí quyết trong tay thì bạn có thể tìm kiếm việc làm một cách nhàn hạ mà không cần phải đắn đo suy nghĩ gì nhiều.
Nếu bạn đang căng thẳng vì chưa tìm được việc làm, hãy áp dụng các kinh nghiệm dưới đây:
Giáo dục bản thân
Tham gia các lớp học, tham dự hội thảo, lấy chứng chỉ và văn bằng, và nếu cần thiết, kiếm một tấm bằng. Điều này không chỉ giúp bạn tích lũy kiến thức cho công việc, mà còn thể hiện sự cống hiến và cam kết của bạn.
Thêm vào đó: các giáo viên và bạn học là cách tuyệt vời để bắt đầu và mở rộng các mối quan hệ của bạn.
Bắt đầu thúc đẩy bản thân
Một cách thức khác để có được kinh nghiệm trong một số lĩnh vực cụ thể đó là làm việc không lương hoặc rất ít lương – nghe có vẻ không có động lực chút nào, nhưng bạn ạ, nó có thể giúp bạn đặt chân vào bất cứ cánh cửa nào: bạn có thể làm tình nguyện, thực tập sinh hoặc làm việc tự do để rèn luyện trực tiếp.
Tùy thuộc vào công việc, bắt đầu lập trang blog hoặc đầu tư thêm thời gian viết blog có thể là một ý tưởng tuyệt vời để thể hiện niềm đam mê và tài năng của bạn.
Tóm lại: lấp đầy CV và hồ sơ của bạn với những dự án liên quan mà bạn làm bán thời gian, vào dịp cuối tuần, hoặc trong thời gian nghỉ học.
Thiết lập các mối quan hệ
Một cách tiện lợi để tìm việc là được giới thiệu hoặc thông qua quen biết bạn bè. Để có được điều này, bạn cần xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ của bản thân, cả online và offline: đảm bảo mọi người đều biết bạn đang tìm việc xyz – và chuẩn bị sẵn sàng với một tóm tắt ngắn gọn về năng lực bản thân, một bản sơ yếu lý lịch cập nhật, và tất nhiên là một hồ sơ Linkedln thú vị.
Bắt đầu vẽ thôi!
Đã đến lúc cần vài chiếc bút, giấy và vẽ một sơ đồ Venn toàn diện có thể giúp bạn định hướng tới thành công: Liệt kê tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm, và những đặc điểm cá nhân cần thiết cho công việc tương lai của bạn.
Sau đó, thêm các kỹ năng, kinh nghiệm, và những đặc điểm cá nhân mà bạn đã có và xem nơi hai vòng tròn chồng lên nhau. Bạn có thể sử dụng biểu đồ này như một tài liệu tham khảo để đánh giá được những gì bạn cần cải thiện và những gì bạn có thể làm nổi bật trong CV và thư xin việc của bạn.
Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn
Tìm hiểu mọi thứ về ngành nghề và chính công việc bạn muốn tìm. Điều này không chỉ giúp bạn chuẩn bị cho sự nghiệp – nó cũng sẽ có ích khi bạn kết nối và phỏng vấn xin việc.
Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, tương tác trên các diễn đàn, đọc blog, và tham gia các nhóm cả online và offline.
Hãy chắc chắn rằng bạn cũng biết một số tên tuổi lớn trong ngành kinh doanh – online và offline; ở địa phương, trong nước và thậm chí trên thế giới.
Có một câu chuyện hay để kể
Hãy chắc chắn rằng bạn có một câu chuyện khởi nghiệp đầy hấp dẫn thể hiện rằng bạn là một người hoàn hảo cho mọi loại công việc trong một lĩnh vực cụ thể.
Mọi người sẽ đặt câu hỏi (rất nhiều câu hỏi!) vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời rõ ràng và ngắn gọn về lý do bạn muốn làm việc trong lĩnh vực này, bạn đang làm những gì để đạt được mục tiêu này, và những gì bạn cần phải có.
Đây là lúc bạn có thể gây ấn tượng với mọi người về niềm đam mê của bạn, thể hiện hết những kỹ năng và kinh nghiệm, và thêm vào những thông tin về học vấn của bạn và lôi kéo mọi người nói về những điều đó.
Tân trang lại CV của bạn
Và khi đang ở đó: hãy chắc chắn rằng CV của bạn phản ánh một phần của câu chuyện. Tập trung vào những khả năng và kỹ năng của bạn và không chỉ về những chức danh công việc: hãy tạo một CV không bị đắm chìm trong quá khứ, mà hãy hướng về phía trước và giới thiệu tất cả những điều tuyệt vời bạn có thể đóng góp cho tương lai.
Tập trung vào các kỹ năng mềm
Các kỹ năng chuyển đổi có thể – thật bất ngờ – được chuyển từ một tình huống hay một công việc tới một tình huống hay một công việc khác và thể hiện cách mà bạn tương tác với mọi người. Ví dụ về các kỹ năng mềm có thể là kỹ năng thiết lập các mối quan hệ cá nhân, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp.
Tập trung vào khả năng thúc đẩy mọi người, đảm nhận nhiều công việc cùng lúc, giám sát, hoặc nói trước đám đông. Hãy tạo một CV nhấn mạnh cá tính của bạn và thể hiện các kỹ năng mềm trong trong niềm tự hào có thể được tuyển dụng nhờ chúng. Nếu bạn thể hiện được lý do một kỹ năng mềm sẽ giúp bạn dễ dàng học được một kỹ năng chuyên môn cụ thể, thì bạn về cơ bản đã thực sự thành công.
Đặt mục tiêu cao một cách hợp lý
Mặc dù bạn luôn cần đặt mục tiêu cao về sự nghiệp, nhưng cũng rất quan trọng khi vận dụng một ý thức thông thường khi nộp hồ sơ xin việc.
Bạn là một người mới, vì vậy hãy tìm những công việc dành cho người mới nơi bạn biết và thể hiện được rằng bạn có thể làm công việc đó.
Hãy để người ta biết rằng bạn ý thức được mình là một người mới nhưng sẵn sàng học tập – và sau đó nhắc tới sự nhiệt huyết, niềm đam mê và sự quyết tâm mạnh mẽ của bạn.
Kiên nhẫn tư những công việc nhỏ nhất
Hãy kiên nhẫn và sẵn sàng để bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất.
Đưa chân – và sau đó là phần còn lại của cơ thể bạn – qua một cánh cửa có thể sẽ mất thời gian. Nó cũng có thể khiến bạn mệt mỏi và đôi khi trông có vẻ như là một ý tưởng gần tốt, nhưng nếu đó là điều bạn thực sự muốn và khiến bạn hạnh phúc, thì hãy cứ làm đi!
Đăng hồ sơ lên mạng
Với số người sử dụng Internet ngày càng tăng, ngày nay nhiều nhà tuyển dụng chọn cách đăng tuyển trên mạng. Hằng ngày, hàng ngàn nhà tuyển dụng sử dụng dịch vụ này để tìm hồ sơ của ứng viên. Vì vậy, bạn nên đăng ký một tài khoản trên một trang web tuyển dụng uy tín để đăng hồ sơ tìm việc. Điều quan trọng là bạn cần có bộ hồ sơ tìm việc tốt (gồm CV và thư xin việc) để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Tìm việc tại website công ty
Nhiều doanh nghiệp đăng các vị trí cần tuyển ngay trên website của công ty (dưới mục Tuyển dụng hay Cơ hội nghề nghiệp). Đây là một kênh quý báu giúp bạn tìm được vị trí đang cần tuyển tại các doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
Nộp hồ sơ trực tiếp
Nếu bạn muốn làm việc cho một công ty nào đó, hãy gửi hồ sơ tìm việc trực tiếp cho công ty đó. Bạn nên gửi cho phòng nhân sự hay người có quyết định tuyển dụng. Thực tế không phải lúc nào bạn cũng có thể biết chính xác người phụ trách tuyển dụng. Bạn cần sử dụng mối quan hệ của mình để tìm hiểu thông tin này.
Nhờ người thân, bè bạn giới thiệu
Mối quan hệ bè bạn tốt đẹp là một trong những cách giúp bạn có được thông tin việc làm nhanh nhất. Bạn nên cho bạn bè, người thân biết bạn đang tìm việc làm. Họ có thể là những người đầu tiên biết những cơ hội việc làm không được đăng công khai trên báo chí hay các kênh tuyển dụng. Theo kinh nghiệm, các ứng viên có thể được mời phỏng vấn rất nhanh sau khi biết tin về vị trí cần tuyển của doanh nghiệp.
Tham gia ngày hội việc làm
Ngày hội việc làm cũng là một trong những cơ hội quý báu giúp bạn gặp gỡ trực tiếp với nhiềunhà tuyển
Tìm việc ở địa phương khác
Thật là khó khăn để bạn có thể đi đến quyết định này – tuy nhiên hãy suy nghĩ ít nhiều về nó. Nếu bạn tìm việc ở nơi bạn sinh sống chỉ là vì bạn quen với môi trường sống và cuộc sống nơi đây, thì hãy nghĩ đến việc tìm kiếm công việc ở một nơi khác. Sự thật là với cùng một loại bằng cấp, với chỗ này có thể khó kiếm được một công vịêc như ý, nhưng với nơi khác với nền kinh tế phát triển hơn, năng động hơn lại có vô vàn cơ hội đang chờ đợi bạn. Vì thế nếu không có gì vướng bận, không có gì lôi kéo khiến bạn bắt buộc phải ở lại hãy mở rộng địa bàn tìm kiếm việc của mình.
Liên lạc với công ty bạn từng dự tuyển
Bạn có thể sẽ ngần ngại tiếp cận với những công ty bạn đã từng nộp hồ sơ. Nhưng trên thực tế, việc tích cực liên lạc với những chỗ đã từng nộp hồ sơ là cách cho họ thấy rằng bạn vẫn đang mong muốn làm công việc đó và chờ đợi hồi âm từ phía họ.
Thậm chí nếu bạn đã từng tham gia vòng phỏng vấn của công ty nhưng không thấy phản hồi từ họ, bạn có thể liên hệ trực tiếp để hỏi họ kết quả thế nào và vì sao họ không tuyển dụng bạn. Nếu như câu trả lời của họ là họ cần một ứng viên có nhiều kinh nghiệm hơn, bạn có thể đề xuất một vị trí nào đó phù hợp với khả năng và thuận tiện cho việc học hỏi kinh nghiệm. Hãy chấp nhận một công việc không mấy ưng ý ở hiện tại để hướng tới một công việc tốt hơn trong tương lai.
Làm việc bán thời gian
Bạn đừng ngại làm việc bán thời gian. Nếu bạn chứng tỏ được năng lực của mình, bạn sẽ có cơ hội được làm việc chính thức khi công ty có vị trí trống. Nếu không, ít nhất bạn cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm, hiểu được hoạt động của doanh nghiệp, gặp gỡ những người mà bạn quan tâm và kiếm được một khoản thu nhập cho mình nữa.
Kinh nghiệm vàng để xin việc
Nếu bạn ở trong tình trạng thất nghiệp muốn có một việc làm mau chóng, rút ngắn thời gian khó khăn về kinh tế thì cần phải đặc biệt quan tâm tới những lời hướng dẫn kể sau. Còn nếu bạn là người mới vào đời, muốn có việc làm cũng cần lưu ý, chú trọng đến những điểm nào mà mình nhận xét thấy còn thiếu sót, kịp thời bổ khuyết.
1. Đáp ứng một lời tuyển dụng trong một quảng cáo trên báo chí.
Trước nay, người ta xin việc làm bằng cách qua các đường lối thông thường kể sau:
a. Theo lời mách bảo của người thân quen. Sự mách bảo này còn kèm theo một lời giới thiệu, gởi gấm, chạy chọt, đút lót.
b. Theo thông cáo tuyển dụng niêm yết trước cổng cơ quan.
c Theo lời rao trên truyền hình, truyền thanh.
d. Theo đường lối gởi đơn xin việc đến từng cơ quan một cách cầu may.
e. Do sự phân bố của học đường chuyên nghiệp hay sự giới thiệu của các lớp huấn luyện nghề nghiệp, cơ quan lao động, xã hội như phòng tìm việc làm.
f . Bản tin quảng cáo trên báo chí.
Ngày nay, do sự phát triển và hiệu năng thông tin sâu rộng , toàn khắp của báo chí, những quảng cáo thông tin tuyển dụng được phổ biến và có kết quả tốt.
Nhưng đối với người tìm xin việc làm vẫn còn “thiên nan, vạn nan”. Có người hàng ngày gửi hàng chục lá đơn xin việc làm mà chẳng có kết quả, thậm chí có người làm việc này liên tục hàng năm trời.
Ở bên Mỹ, có người mỗi ngày gửi hàng trăm lá thư và đã mua hàng chục tờ báo để tìm kiếm, thu thập các thông tin tuyển dụng.
Thế mà, những nhà cố vấn về tuyển dụng nhân viên lại khuyên những người tìm việc làm hãy tìm đọc những ấn phẩm nói về lĩnh vực thương mại, cũng như những tờ báo xuất bản tại địa phương.
Họ khuyên rằng nên trả lời bằng thư những yêu cầu tuyển dụng bằng cách nêu lên những thí dụ cụ thể về những công việc đã làm tương đối thành công. Nhưng nhà cố vấn nói rằng người tìm việc làm đừng sợ những yêu cầu tuyển dụng không phù hợp lắm với khả nàng của mình.
Một vị Giám đốc tuyển dụng nhân viên đã nói rằng:“Trong hầu hết mọi trường hợp, giữa chúng tôi và những người chúng tôi mướn có một sự thỏa thuận riêng”.
Như vậy có nghĩa là chuyện tuyển dụng người theo thể thức “rao tin” trên báo chí sẽ căn cứ vào năng lực cá biệt để định mức lương bổng, chớ không theo một qui chế chung chung , ở xã hội ta ngày nay cũng đang có sự thỏa thuận này nơi các cơ quan người nước ngoài hay là các cơ quan tư nhân.
Chuyện này kể ra cũng phần nào hợp lý, vì tiền công sẽ tính nơi sự thỏa thuận của đôi bên chớ không phải là chuyện sắp xếp vào thang bậc của quy chế định sẵn mà nhiều khi không đáp ứng được đúng mức năng lực của từng cá nhân.
Nên trả lời cho một nơi đăng báo cần người ngay. thư trả lời phải được bảo đảm, giao tận nơi nhanh chóng. Có những nơi, sau khi có quảng cáo, người ta đổ xô nhiều tới nơi có một số người phụ trách nhận đơn, ngừng thu nhận ngay sau khi có một số ít trường hợp có vẻ đạt mức yêu cầu.
2. Sơ yếu lý lịch:
Đây là một loại giấy tờ thiết yếu chứng minh khả năng và thành tích. Có lẽ bạn đã quen với loại giấy tờ này từ lâu trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Trong nghề nghiệp, đây là tờ giấy tiến cử bạn vào một công việc hay một chức vụ mà bạn phải hết sức thận trọng khi viết ra, có khi bạn phải cân nhắc từng chữ hay từng câu văn.
Thật ra tờ giấy sơ yếu lý lịch không đủ phép mầu để đem lại cho bạn một công việc tốt đẹp đâu, nhưng thật sự nó có mãnh lực “mở cánh cửa” của ông Giám đốc một cơ quan để bạn bước chân vào hay ít ra nó cũng gây chú ý người phụ trách tuyển dụng nhân viên phải để mắt vào.
Thông thường nó là tờ giấy mô tả quá trình làm việc và sinh sống của bạn, nhưng nếu bạn đã từng hành nghề, có kinh nghiệm một thời gian nào đó trong công việc thì nó còn là một bản tóm lược thành tích phục vụ hay hành nghề ( Summary of Employment) và điều này hết sức quan trọng nữa.
Bạn cần phải tóm lượt cô đọng và rõ nét từng kinh nghiệm làm việc của bạn để gây cho người ta chú ý. Bạn không cần phải kể lể dài dòng.
Nếu bạn đã hành nghề được 15 năm, bạn không cần kể dài thườn thượt những thành tích nghề nghiệp, bạn chỉ cần ghi tóm tắt dễ hiểu là “đã có kinh nghiệm sau 15 năm hành nghề” (having 15 years experienced) cũng đủ khiến cho người ta chú ý.
Nếu người tuyển dụng cần biết chi tiết thêm thì người ta sẽ yêu cầu làm bản tường trình nghề nghiệp. Lúc ấy bạn sẽ làm thêm bản tường trình này (Record of Employment).
Khi làm bản này, bạn nên cẩn thận hơn trong việc mô tả những nét nổi bật nghề nghiệp của bạn, bao gồm những sở trường và sở đoản của bạn.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về nghề nghiệp thì bạn hãy nói về những gì bạn đã làm được như về năng khiếu, kết quả học hành tốt một ngành nào đó, chớ đừng nói về phẩm chất kiến thức có tính cách chung chung mà ai cũng có được.
Ví dụ: Bạn đừng ghi là “tốt nghiệp đại học”, hay là “cử nhân kinh tế” mà phải nói rõ là “tốt nghiệp ưu hạng ngành quản trị kinh doanh hay thương mại”.
Bạn cần phải lưu ý điểm này nữa khi soạn thảo ra một bản sơ yếu lý lịch tiến bộ:
Khả năng của một người với hiện thực trong môi trường ứng dụng thực tế không phải là một mà là hai tình trạng thường cách biệt quá xa.
Có rất nhiều sinh viên học ở nhà trường rất xuất sắc, luôn luôn dẫn đầu với điểm số cao mà khi ra thực hành ở ngoài xã hội lại là người bết bát. Ngược lại có những sinh viên học tồi, luôn luôn ở cuối bảng mà khi ra đời lại trở nên là người lỗi lạc, nhờ năng khiếu và biết linh hoạt, năng động và sáng ý.
Bạn nên ý thức bày tỏ thêm một số sáng kiến trong sự thu nạp kiến thức của bạn để phát triển, tăng bổ thêm.
Bạn lại còn phải để ý tới điểm tâm lý này nữa: Một ông chủ biết nhìn xa hiểu rộng luôn luôn muốn biết một điều là bạn có thể làm gì được cho ông ta.
Lẽ dĩ nhiên là khi người ta bỏ tiền ra mướn người thì người ta chỉ mong rằng người đó phải đem lại nhiều điều lợi cho mình.
Một cố vấn về công tác tuyển dụng nhân viên ở nước ngoài có kinh nghiệm khuyên các bạn ứng cử viên là hãy chuẩn bị một bản sơ yếu lý lịch của mình bằng cách liệt kê từ 30 đến 40 công việc đã từng làm và có kết quả tốt để giúp cho người tuyển dụng có thể lựa chọn một hay nhiều công việc để giao phó.
Sau bảng liệt kê này là tổng hợp những công việc hay sự kiện quan trọng nhất có liên quan đến công việc mà bạn xin làm và viết vào bản sơ yếu lý lịch của bạn
3. Bạn hãy chủ động và tin tưởng trong một cuộc phỏng vấn
Trong một cuộc vấn đáp bạn hãy bình tĩnh, và coi như “pha” mọi câu hỏi có tính cách “quay” ứng cử viên. Không có gì chết chóc cả. Không có gì đáng sợ.
Cách tốt nhất là mở lời trước, bày tỏ lòng cám ơn lịch sự người sắp hỏi mình. Đó là một cách hàm chứa rằng bạn sẵn sàng ở thế vững vàng có thể chủ động mọi cuộc đối đáp.
Bạn hãy coi người hỏi mình chỉ là người bình thường, chẳng qua là có chút ít trách vụ mà thôi, chẳng phải thần thánh gì cả. Nhưng bạn cũng phải khôn ngoan làm vui lòng người ta bằng một lời hay cử chỉ chào hỏi lịch sự để lấy lòng.
Còn một cách nữa, nhiều nhà cố vấn về vấn đề tuyển dụng nhân viên khuyên rằng cử ứng viên hãy gửi thư trực tiếp bày tỏ mình sẵn sàng trong một cuộc phỏng vấn và đây là một cách thành công nhất.
Để có một cuộc phỏng vấn, bạn không cần đợi tới thông cáo tuyển dụng nhân viên. Nếu bạn thích làm việc tại một cơ quan, hãng xưởng, xí nghiệp nào, bạn viết thư thẳng tới Ban lãnh đạo nơi đó một bức thư sáng rõ với câu đại để như sau: “Tôi tin rằng cơ quan… dưới quyền lãnh đạo của ông đang cần một người chuyên trách công việc… Tôi là người có khả năng và ước mong, sẵn sàng phục vụ tốt, dưới quyền ông.” .
Một nhà cố vấn nước ngoài đã cam đoan: “Trên 90 phần trăm những người mà tôi đã từng làm việc chung tìm được iệc làm của họ bằng con đường thư tín này.”
Cái thư là một thông tin nghiệp vụ quan trọng, khiến người ta lưu ý và nhiều khi cũng là một sự nhắc nhở một điều mà người ta đã quên hay chưa từng nghĩ tới. Lúc ấy, tác giả bức thư không còn là người xin việc nữa mà lại có tính cách người trợ lý biết bày tỏ ý kiến hợp thời, đúng lúc và có giá trị.
Vậy bạn hãy thử viết thư đến những cấp lãnh đạo, những cơ quan nào mà bạn nghĩ rằng sẽ cần dùng tới bạn. Nhưng trước hết, bạn hãy cho biết nghề nghiệp chuyên môn của bạn, và tiếp liền là nói thêm những loại công việc nào mà bạn có thể chắc chắn làm tốt được.
Một điều tế nhị mà bạn cần phải biết thêm. Những nhà lãnh đạo cơ quan lớn như là Chủ tịch, Tổng Giám đốc thường là những người đa đoan, bận rộn công việc, không thể tự mình quyết định công việc mà không có ý kiến của những người phụ giúp.
Có thể cái thư của bạn sẽ lọt vào mắt của những ông phó, trợ lý, chánh văn phòng hay chuyên viên nào đó. Cho nên cuối thư, bạn cần phải khôn ngoan mà viết lời cám ơn: “Xin chân thành cám ơn ông Chủ tịch (hay Tổng Giám đốc) và tất cả quý vị”, với hàm ý cám ơn sự chú ý của những người kia.
Trong văn thư tiếng Anh, cuối trang có câu này “Many thanks to all of you” đơn giản nhưng lịch sự và làm vui lòng bất cứ ai đọc được.
Rất có thể là bạn không được trả lời vì lý do nào đó hay là có sự trả lời mà chậm trễ. Bạn đừng thất vọng và hãy hiểu cho “những sự ngoài ý muốn”. Bạn hãy gởi tiếp hàng tuần và triệt để giữ đúng mục tiêu.
Kiên nhẫn bao giờ cũng là điều quan trọng cho sự thành công.
4. Sẵn sàng trong buổi phỏng vấn
Người xin việc hãy chuẩn bị riêng cho mình một buổi phỏng vấn có kết quả. Nghĩa là sẵn sàng và chuẩn bị trước mọi câu hỏi bằng những lời lẽ thông minh, linh hoạt nhất. Không tiên liệu và sẵn sàng sẽ vấp ngã trước những câu hỏi hóc búa, lắt léo, sau đó trở thành người bị loại.
Đừng ham nói nhiều, ba hoa đến mức “độc quyền”. Nói ngắn gọn, rõ ý và tỏ ra là người am hiểu linh hoạt.
Cố tìm cách để người phỏng vấn nói nhiều nhất bằng cách đặt những câu hỏi về công ty, cơ quan của ông ta, căn cứ vào những tìm hiểu từ trước của người xin việc, và phần việc mà ông ta đang phỏng vấn. ứng viên ra trước phỏng vấn cần mang theo bảng ghi chú về những tìm hiểu về cơ quan tuyển dụng theo nghiên cứu.
Nên biết rằng mọi cấp lãnh đạo cơ quan khi thuê mướn người, tuyển dụng người đều có tâm lý là cần những người quan tâm đến việc mình làm trong cơ quan của các ông.
Các ông sẽ có ấn tượng tốt về những ứng viên nào chịu khó tìm hiểu về cơ quan của các ông. ứng viên cần biết những vấn đề trọng yếu của cơ quan và hãy tìm đúng lúc thích hợp để nói ra những vấn đề đó trước mọi người để gây một không khí long trọng cho cơ quan. Đấy là cách xử thế khôn lanh của một người sành đời, hiểu tâm lý.
Ứng viên hãy tỏ ra là người nhiệt tình và điều vừa kể cũng là một trạng thái của nhiệt tình.
Những người bị từ chối thường là những người rụt rè, tỏ vẻ thiếu tự tin và không khôn lanh. Cũng xin nhấn mạnh một điều mọi bạn trẻ cần rõ là năng lực thật sự cũng chưa phải là yếu tố hoàn hảo để quyết định một kết quả thu nhận.
Bởi vì sẽ có rất nhiều người có năng lực tương đương. Chính sự thông minh, linh hoạt trong lời nói và phong cách sẽ giúp quyết định phần thắng lợi, cũng giống như trong cuộc thi “hoa hậu” ngày nay, giữa những người đẹp đồng đều khó phân định, người đẹp nào ứng xử khôn lanh và thông minh trước những câu hỏi thử thách, sẽ chiếm được ngôi vị cao.
Khi ứng xử trước những câu phỏng vấn, bạn hãy tỏ càng thoải mái càng tốt. Luôn nhớ rằng người ta mời bạn đến nói chuyện tìm hiểu bạn chớ không phải mời bạn đến để “hành tội”.
Vậy thì chẳng có gì phải “nhát gan”. Thực tế là cơ quan tuyển dụng đang cần tới bạn. Vậy thì bạn phải đáp ứng làm sao cho xứng đáng với sự tìm hiểu muốn biết để có được tín nhiệm đối với bạn.
Lại một điều khôn ngoan nữa, bạn đừng bao giờ hỏi về nhưng quyền lợi lẻ tẻ. Quyền lợi của bạn sẽ sắp sẵn do nơi kết quả làm việc có đắc lực hay không của bạn chứ không do sự đòi hỏi quá sớm.
Sau khi được phỏng vấn, ngay hôm đó, bạn hãy viết một lá thư cám ơn người đã phỏng vấn và tiếp nhận bạn. Hãy bày tỏ cảm tưởng tốt về người đó và cũng bày tỏ thiện chí quyết tâm làm việc tốt của bạn. Đây là việc khôn khéo có ảnh hưởng lớn về sau trong công việc của bạn.
Trong thư đó, bạn cũng nên ôn lại những mấu chốt của buổi vấn đáp, đồng thời khơi thêm một số điểm mà bạn cho là có lợi và liên quan. Đây là cách chứng tỏ bạn là người trí năng, có ý thức tận tâm với sự kiện và công việc.
Nếu bạn có giải đáp cho những vấn đề trở ngại mà người phỏng vấn bạn đã đặt ra, bạn hãy khôn khéo tìm cách nói chúng ra.
5. Không nên tự nghi ngờ về khả năng của mình
Đây có thể được coi là một cuộc phấn đấu không mấy dễ dàng đối với một người bình thường. Gần như hầu hết với mọi người, đây là lúc căng thẳng nhất, “bản ngã” của mình bị tác động mạnh mẽ.
Bạn có thể tự bào chữa cho mình, toàn là những ý tưởng tiêu cực. Tuổi tác trước đây chưa bao giờ làm bạn băn khoăn, bây giờ là mối lo ngại cứ mãi chập chờn trong trí não. Bạn có thế bắt đầu lo nghĩ và tự hỏi về khả năng của minh. Rồi thì những lo âu, sợ hãi cứ mãi đến dồn dập với tim óc bạn.
Những nhà cố vấn về tuyển dụng khuyên rằng bạn đừng bối rối và hoảng hốt về tình trạng thất nghiệp. Đây là một trạng thái chung của xã hội chứ không phải là cái “tội” cúa riêng bạn.
Bạn hãy cứ vững niềm tin rằng thế nào rồi cũng đến lúc bạn có việc làm khi chu kỳ cuộc sống lại đến. Khi ấy, có thế bạn làm không hở tay và không đủ thì giờ.
Bạn hãy lấy niềm tin nơi hình ảnh xê dịch của cây kim đồng hồ. Trên mặt tròn của chiếc đồng hồ cây kim xê dịch xuống tận cùng lúc 6 giờ, ắt phải đi lên 7, 8 giờ, v.v… cuộc đời của con người nhiều khi cũng tương tự như thế, cũng theo nhịp đều xoay tròn mà thôi. Có lúc đi lên, có lúc đi xuống và trở lại đi lên…
Thất nghiệp chỉ là trạng thái khổ ải nhất thời, nhưng sau đó, bạn chắc chắn sẽ được bù đắp .
Một nhà cố vấn tuyển dụng nhân viên đã nói rằng một người thất nghiệp không nên có tâm trạng trông chờ vào tấm lòng từ thiện của một người nào. Phải hiểu rằng mình là nạn nhân của một sự suy thoái tạm thời trong tình hình kinh tế nhất định.
Hãy cứ đinh ninh rằng sẽ bị người ta từ chối đi. Hãy nghĩ rằng người ta sẽ không phúc đáp thư của bạn, sẽ không gọi điện thoại trả lời kết quả hoặc bạn cứ nghĩ rằng những nơi sốt sắng mà bạn mong chờ, bạn đặt nhiều hy vọng nhất bỗng trở nên hờ hững với bạn.
Nói tóm lại là, cứ ngĩ mọi chuyện đối với bạn hoàn toàn là con số không, không có gì cả, thậm chí bạn cứ yên trí là mọi chuyện trở nên xấu trong cơn vận bĩ của bạn. Tất nhiên bạn cứ vững niềm tin nơi năng lực nội tại của bạn. Bạn đừng làm mất phẩm giá của mình.
Bạn hiểu rằng đã có một thời kỳ tốt đẹp nhất mà bạn hăng say hoạt động với những cống hiến không nhỏ và tốt đẹp cho xã hội, và bạn nên tin rằng thời kỳ khó khăn tạm thời này của bạn sẽ qua đi và bạn sẽ có cơ hội thuận lợi để tiếp tục làm việc khả quan và tồn tại.
6. Hãy sẵn sàng chuyển hướng nghề nghiệp
Những con người có bản lĩnh đương đầu với những thách đố của cuộc đời là những người thường để tâm nhận định những biến chuyển; rẽ ngoặt của cuộc đời và nghề nghiệp.
Những dữ kiện xảy ra trong công việc làm hàng ngày tốt xấu như thế nào đều có ảnh hưởng cho tương lai. Một người lanh lợi phải thấy trước mọi chuyện sắp tới và phải tiên liệu lối rẽ nào cho được thuận lợi cho cuộc sống vươn cao, thịnh đạt.
Không biết tự đánh giá bản năng đế tự giới thiệu với người ngoài, mình sẽ mãi luôn sống trong bóng tối thảm cùng. Bạn nên nhớ vàng ngọc dù có giá trị mà cứ bị giữ mãi trong tủ sắt hay nằm dưới lòng đất thì làm sao hữu dụng được và chi là một vật vô tri tầm thường như bao ngàn vật thể khác mà thôi.
Hãy tự đánh giá mình. Hãy cố để cái “bản ngã” của bạn qua một bên và kiểm tra xem thật sự đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của bạn. Và, đâu là những điều bạn thích và đâu là những điều bạn không thích. Dầu sao, bạn cũng nên tìm hiểu những phần “rao tin” tuyển dụng nhân công trên các quảng cáo của báo chí, để khảo sát, nghiên cứu, để có một khái niệm về những khuynh hướng đổi mới nghề nghiệp.
Đổi mới, chuyển hướng bao giờ vẫn là những thích nghi cần thiết trong một xã hội luôn chuyển hóa không ngừng. Không hiểu được điều này, không ý thức nổi sự cần thiết ấy, bạn sẽ mãi mãi là kẻ bị bỏ rơi ở lại đằng sau cuộc sống cứ mãi tiến tới và bạn sẽ vẫn là người không có được việc làm, vẫn phải sống trong cảnh khốn cùng tăm tối.
Bạn nên quyết định xem những kinh nghiệm và tài năng nào cần thiết cho những ngành nghề mà bạn quan tâm tới. Hãy tiến hành một cuộc kiểrn tra tâm lý để có thể giúp bạn đặt ra những mục tiêu mới của cuộc sống. Và, như vậy là bạn đã sẵn sàng thảo hoạch một chương trình chuẩn bị chuyển hướng cho nghề nghiệp đã thành công mới.
7. Đừng tin tưởng quá nhiều nơi bạn bè
Có nhiều người quen biết, nhiều bạn bè thì càng tốt, càng dễ tìm việc làm. Nhiều người thường nghĩ như vậy. Giàu nhờ bạn, sang vì vợ cũng là một câu nói kinh nghiệm dân gian đáng chú ý.
Nhưng đối với các bạn đang thất nghiệp, cần tìm việc làm thì tôi khuyên cần xét lại va nên thận trọng. Thời bây giờ, không phải bất cứ bạn bè nào cũng đều tốt hết cả đâu. Thông thường ngày nay, bạn bè là loại “lúa thóc đến đâu bồ câu đến đó’, hết “lúa thóc” thì “bồ câu” biến dạng.
Khi ta làm ăn được thì có nhiều bè bạn tới rủ rê đi ăn nhậu vui chơi tiêu pha lãng phí, nhưng khi ta lâm vào thất nghiệp nghèo khó thì bạn bè tránh xa, lánh mặt ắt nhiều người đã kinh nghiệm cay đắng trước tình thế oái oăm này.
Lòng tin nơi sự giúp đỡ của bạn bè tốt vẫn là điều chí lý. Nhưng cũng cần đặt nơi một số người có nhiệt tình, thiện ý, bạn không nên đặt hết lòng tin ở những người ấy. Nếu may ra có sự giúp đỡ thật tình của người nào đó thì là điều tốt, nhưng tốt nhất bạn chỉ nên tin nơi chính mình mà thôi.
Một người đại diện tuyển dụng nhân công đã nói:
Bạn sẽ không có thời gian để tự ái không đúng chỗ. Bạn hãy cho tất cả những người quen biết với bạn rằng bạn đang tìm một công việc làm. Bạn hãy hỏi thăm nơi những bạn bè đáng tin cậy, hoặc là với những đồng nghiệp ngày trước. Bạn hãy chui ra khỏi nhà đi đây đó, tiếp xúc liên lạc với những người thân quen.
Nhưng bạn đừng trông mong quá nhiều ở những người đó và ngay cả những người thân, bởi vì khả năng giúp đỡ của họ cũng chỉ có chừng mực nào thôi. Đặt hết niềm tin nơi một người nào tức là có thể lâm vào tình trạng “bán hết lúa giống mà ăn”.
Một người đàn ông đã từng thất nghiệp nhiều lần, nổi tiếng là “chuyên viên đi săn việc làm” đã nói: “Ban đầu, tôi trông chờ vào sự nhờ cậy những người bạn đồng nghiệp mà tôi cho là rất thân. Cho đến bây giờ tôi vẫn không nguôi cơn giận bởi vì những người tôi coi là bạn thân trước đây, bây không còn để ý đến tôi nữa. Người đàn ông này nói rằng nếu người bạn nào sốt sắng muốn giúp đỡ mình thì họ tự tìm đến với mình và sẽ nhiệt tình hỏi mình đang cần gì, chờ không đợi mình đến báo tin với họ.
Vì vậy: Không nên đặt hết lòng tin vào bất cứ một người bạn nào, nhất là đừng bao giờ tin rằng bạn bè là những ” ông thần may mắn” giúp chúng ta lánh thoát được cảnh thất nghiệp với lòng nhân ái tràn đầy.
8. Phải luôn luôn bận rộn
Bạn phải cố dành thời giờ toàn bộ, để tận lực săn tìm công việc. Có rất nhiều cám dỗ, nhất là những cám dỗ vui chơi ăn nhậu của bạn bè, cứ kêu bạ hãy từ từ, khoan vội, tránh bị từ chối một cách xấu hổ lần nữa, hoặc là làm một công việc nào đó, như hãy sửa lại cái tủ chèn, cái giá sách lại cho chắc chắn, rồi hãy đi…
Bạn hãy cố chống trọi lại những cám dỗ, những kiểu suy nghĩ như thế. Nếu bạn đang làm mọi điều để có việc làm mà thời gian dường như vẫn còn nhiều thì bạn nên đi tìm những thay đổi khác có triển vọng hơn.
Bạn hãy để tâm làm những công việc hữu ích cho thân nhân, như giúp đỡ những người khác những công việc nhỏ như viết một từ đơn, một lá thư. Lại đi thăm viếng các cơ sở từ thiện. Nhận làm những công việc tính giờ, có tính cách “bán thời giờ”, tức là làm một nửa ngày.
Những công việc nhỏ, ngắn hạn tuy lợi nhuận không bao nhiêu, thậm chí cũng không có đồng xu cắc bạc nào cũng vẫn là cách sử dụng thời giờ hữu ích trong khi chờ đợi một cơ may khá hơn, vẫn là chính đáng hơn là bạn ngồi bên ly rượu con, hay ngồi tán phét có khi nghĩ ra những điều không hay.
Bạn hãy bỏ công tìm kiếm những việc tình nguyện hữu ích nào sẽ thu hút sự chú ý của bạn không? Có người nào cần một người giúp việc một vài giờ đồng hồ mỗi tuần trong công việc kinh doanh mới của ông ta không?
Một người kinh nghiệm đã nói: “Tôi hiểu ngay rằng không còn thời gian uổng phí để tự than vãn với chính mình. Tôi phải giữ cho con người mình luôn luôn bận rộn. Tôi cố gắng hoạt động, đi vào thành phố tìm việc mỗi ngày. Khi tôi không có cuộc hẹn nào cả, tôi tự đặt mục tiêu là gửi đi 25 lá đơn mỗi ngày.
Bạn đừng để bị rơi vào tình trạng có suy nghĩ rằng mọi sự chỉ uổng công và mất thời gian vô ích. Trong thị trường nghề nghiệp và công việc làm thời nay, chỉ có một điều bạn chưa biết là nơi đâu và làm cách nào để moi ra một việc làm có sẵn đâu đây”
Công việc chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn bao gồm việc tìm hiểu về công ty hoặc tổ chức mà bạn xin vào làm. Tìm hiểu thêm về chính mình, chú ý đến hình thức bên ngoài cũng như phong cách cư xử để không làm ảnh hưởng tới ấn tượng mà bạn muốn có ở người phỏng vấn.
Những điều nên và không nên khi đi xin việc
1. Nên
– Đến sớm trước 10 phút.
– Ngoại hình trang nhã, trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, trang điểm vừa phải, không quá lòa loẹt.
– Luôn mỉm cười, mặt luôn tươi, thể hiện nét rạng ngời.
– Tự tin đối diện, nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng, như vậy họ mới tin tưởng ở bạn.
– Chỉ nên hỏi những câu cần hỏi, liên quan đến công ty, công việc.
– Cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà tuyển dụng.
– Xin phép ghi vào sổ tay những điều mà nhà tuyển dụng căn dặn.
– Lắng nghe chăm chú, kỹ càng những điều nhà tuyển dụng đang nói.
– Tỏ ra nhiệt tình và có thiện chí với mọi công việc được giao.
– Trình bày những kinh nghiệm mà bản thân có được.
2. Không nên
– Đến trễ giờ.
– Bắt tay nhà tuyển dụng quá mạnh bạo, sẽ gây khó chịu cho họ.
– Nhìn đồng hồ đeo tay và đồng hồ treo tường.
– Nói với nhà tuyển dụng rằng đây là cuộc gặp gỡ duy nhất.
– Liếc đọc các tài liệu trên bàn.
– Nói xấu công ty cũ, sếp cũ.
– Nói chuyện liên quan đến chính trị.
– Tỏ vẻ mình là người giỏi về mọi thứ.
– Tỏ ra mình là người làm việc không vì kế sinh nhai mà làm vì ham hiểu biết.
– Chấp nhận nhận lương thấp, vì nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ về khả năng của bạn.
– Nói quá nhiều về việc cá nhân.
– Nói khoác, sẽ làm nhà tuyển dụng thiếu tin tưởng ở bạn.
Nguồn: uef.edu.vn, ef.com.vn, kosaido-hr.com
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>> Top 7 sai lầm khi tìm việc khiến bạn mãi…Thất Nghiệp!!!
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé!
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096