Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bài toán làm sao để kiếm được thật nhiều đơn hàng để nuôi sống doanh nghiệp với ngân sách marketing ít ỏi đang làm đau đầu nhiều chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm kiến thức để khai thác tốt các kênh quảng cáo và nếu làm không khéo còn có thể gây tác dụng ngược lại: gây hại đến doanh nghiệp của bạn. Sau đây là 10 lỗi thường gặp nhất mà các SMEs thường mắc phải trong các chiến dịch digital marketing.
10 sai lầm trong marketing có thể giết chết doanh nghiệp của bạn
Đa kênh
Đa kênh không phải là không tốt vì việc triển khai xuất hiện đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhận diện nhiều nơi (website, mạng xã hội, báo chí,…). Tuy nhiên việc duy trì và phát triển từng kênh sẽ rất tốn nguồn lực như ngân sách, nhân lực cũng như chiến lược truyền thông theo từng kênh.
Bạn là chủ doanh nghiệp, bạn cần phải hiểu rõ được nguồn lực hiện tại của mình và điều gì cần thiết nhất cho DN ở thời điểm hiện tại để chọn ra kênh truyền thông (trong đa kênh) phù hợp nhất.
Chào hàng quá sớm
Phễu bán hàng là một trong như khái niệm quan trọng trong marketing. Trong phễu bán hàng, doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động để tác động vào khách hàng ở trong từng giai đoạn nhận thức thương hiệu/ sản phẩm.
Phễu bán hàng hay hành trình khách hàng sẽ dẫn dắt khách hàng từ một người lạ đến điểm cuối là khách hàng của doanh nghiệp. Vì vậy bạn cần khéo léo đưa ra lời mời chào hàng đúng lúc, đúng người, đúng thời điểm để tăng doanh số bán hàng.
Nếu bạn đưa ra lời chào hàng quá sớm hoặc quá muộn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của DN.
Tạo ra nội dung không phù hợp
Chỉ cần một nội dung bán hàng độc đáo cũng có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng lên x5 x10 lần.
Và ngược lại, nếu bạn đưa ra nội dung thông điệp truyền thông hay bài viết trên blog website quá đơn giản và không giải quyết được các vấn đề của khách hàng (như chính bài viết này đang giải quyết các vấn đề của SMEs) thì khách hàng feedback xấu hoặc tạo ra một luồng dư luận trái chiều sẽ ảnh hưởng đến nhận diện thương hiệu rất nhiều.
Chọn thị trường quá rộng
Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất mà nhiều doanh nghiệp mới phát triển hay mắc phải đó là chọn thị trường quá lớn, quá cạnh tranh để tham gia (hay còn gọi là đại dương đỏ)
Việc chọn thị trường (kênh truyền thông) lớn có thể mang lại những tác hại sau đây
- Tốn kém chi phí quảng cáo mà hiệu quả mang lại không như mong đợi
- Cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu lớn
- Không đủ ngân sách để triển khai lâu dài
- Không có khả năng khai thác hết lợi ích từ các thị trường lớn
Vì vậy, bạn cần phải “Biết mình – biết ta” để chọn cho mình thị trường ngách để xuất hiện, hạn chế sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn để chiếm trọn thị trường đó.
Không biết theo dõi và đo lường
Chủ doanh nghiệp thường là người có đầu óc kinh doanh, vì vậy những kiến thức liên quan đến quảng cáo truyền thông sẽ không phải là điểm mạnh của họ. Đây cũng chính là lý do mà nhiều chiến dịch quảng cáo được thực hiện nhưng mãi chẳng thấy doanh thu tăng lên.
Dù doanh nghiệp của bạn có đội ngũ marketing inhouse hay outsource từ bên ngoài thì bạn cũng cần phải nắm rõ những chỉ số cơ bản để đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
Không phân tích đối thủ
Phân tích đối thủ, phân tích các case study thành công chính sẽ giúp cho bạn có định hướng đúng đắn, các bài học quý giá để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Tuy nhiên không phải ai cũng có năng lực phân tích đối thủ cạnh tranh, cảm nhận thị trường thay đổi như thế nào. Đó cũng chính là lý do mà Nokia từ một hãng điện thoại có thị phần lớn nhất thế giới đã chết yểu sau 4 năm (2008 – 2012)
Landing page không đủ hấp dẫn
Chung quy lại bạn làm tất cả mọi hoạt động tiếp thị online đều đổ về cùng một nơi đó là website landing page bán hàng của bạn.
Đây là bước cuối cùng để có đơn hàng. Nhưng nếu bạn làm tốt mọi thứ nhưng website của bạn (hay cụ thể là landing page) lại thiết kế quá nghèo nàn, thiếu các con số, thông tin dẫn chứng hay CTA mạnh mẽ thì khách hàng sẽ say NO.
Cho nên việc tối ưu trải nghiệm mua hàng trên website là cực kỳ quan trọng
Từ khóa theo địa điểm
Điều này phù hợp với các doanh nghiệp bán hàng ở cả 2 kênh truyền thông và trực tuyến. Việc khách hàng di chuyển qua lại giữa 2 kênh này là điều thường xảy ra.
Nhưng bạn đâu ý thức được rằng cửa hàng offline của bạn cũng cần phải có địa chỉ trên môi trường trực tuyến? Các sản phẩm chủ lực của bạn cần được tối ưu tìm kiếm trên Google (hay còn gọi là thủ thuật SEO) cũng như tối ưu cùng với địa chỉ cửa hàng.
Ví dụ: Mua máy đánh trứng ở Đà Nẵng, địa chỉ cửa hàng thú nhồi bông ở quận Bình Tân,… đây là các từ khóa chủ đạo dẫn dắt khách hàng đến cả website và cửa hàng của bạn.
Nếu bạn không triển khai SEO sớm, rất có thể đối thủ sẽ cướp lấy các từ khóa này và khách hàng sẽ không biết đến bạn.
Không xin feedback khách hàng
Cách bán hàng tốt nhất là đưa ra những lời review, giới thiệu từ các khách hàng cũ của doanh nghiệp. Vì không ai muốn mình là người đầu tiên sử dụng một sản phẩm dịch vụ nào đó mà chưa có ai kiểm chứng.
Do đó việc xin feedback của những khách hàng sẽ giúp cho việc tư vấn bán hàng trong những lần sau trở nên nhanh chóng hơn.
Hợp tác với các đơn vị quảng cáo năng lực kém
Trước khi hợp tác với một đơn vị quảng cáo Agency, bạn cần phải có một cố vấn marketing ( có thể là người quen, một chuyên gia trong ngành) để giúp bạn có định hướng đúng và theo dõi đánh giá hoạt động của bên đối tác quảng cáo để tránh các trường hợp triển khai sai ý đổi bên hay lừa đảo.
Nguyên Phong
Tổng và biên soạn