27 cách thúc đẩy doanh số bán hàng cho thương mại điện tử năm 2019 – Với thị trường thương mại điện tử không ngừng phát triển như hiện nay, đặc biệt trong năm 2019 được dự báo sẽ là năm bùng nổ của việc kinh doanh online trên các trang thương mại điện tử. Cơ hội càng nhiều thì thách thức càng lớn. Nếu bạn không nhanh chóng tìm ra những cách kinh doanh tiếp thị mới, bạn sẽ sớm bị người tiêu dùng lãng quên và bị các đối thủ cạnh tranh vượt mặt.
Dưới đây, ATP đã tổng hợp Top 27 cách thúc đẩy doanh số bán hàng cho thương mại điện tử năm 2019 để giúp bạn cải thiện doanh số kinh doanh cũng như tăng doanh số bán hàng lên vượt bật.
1. Trải nghiệm khách hàng tốt hơn
Website thương mại điện tử phải ngày càng cải tiến và hiện đại để giúp khách hàng thoải mái nhất khi lướt web.
Chúng ta biết rõ một điều rằng, việc mua hàng trực tuyến và mua từ cửa hàng thực bên ngoài sẽ mang đến những trải nghiệm khác nhau. Chính vì vậy, để khiến trải nghiệm của khách hàng khi mua hàng trực tuyết tốt hơn bạn nên bắt đầu cân nhắc đến việc sử dụng trợ lý ảo để tìm hiểu ý đồ mua hàng của khách bằng cách đặt các câu hỏi khác nhau và tận tình đúng với thực tế hơn. Điều này sẽ giúp khách hàng của bạn thấy rằng việc mua sắm trên mạng sẽ thực tế hơn và đưa ra những quyết định mua hàng nhanh hơn.
Chính vì vậy, để khiến trải nghiệm mua hàng trực tuyến tốt hơn trong tương lai, bạn nên bắt đầu cân nhắc đến việc sử dụng trợ lý ảo để tìm hiểu ý đồ mua hàng của khách bằng cách đặt các câu hỏi khác nhau. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy việc mua sắm qua mạng thực tế hơn và đưa ra các quyết định mua hàng nhanh hơn.
2. Tương tác thực tế ảo trong thương mại điện tử
Tương tác thực tế ảo (AR) là một bước tiến vượt trội trong lĩnh vực thương mại điện tử, theo tình hình phát triển hiện nay, đến năm 2019 AR sẽ trở thành xu hướng bán hàng không thể bỏ qua.
Điều đặc biệt là AR thể hiện cho người dùng chính xác cảm nhận về sản phẩm. Vì khách hàng sẽ thực sự trải nghiệm sản phẩm dưới góc nhìn của chính mình thay vì phải thử tưởng tượng một cách vất vả như trước đây.
Chẳng hạn như Lenskart, nền tảng thương mại điện tử của Ấn Độ dành riêng cho sản phẩm kính mắt, đã ứng dụng AR trong việc tạo gương mặt ảo thông qua những phân tích về khuôn mặt người, cho phép người dùng thử các loại kính mắt khác nhau, họ sẽ mua hàng sau khi xác định được kính mắt phù hợp.
Tương thích trên thiết bị di động và các thiết bị truy cập ngoài desktop không còn là “nên có” nữa là đã là chuẩn bắt buộc cho mọi website.
3. Ưu thế của ứng dụng di động
Tuy biết rằng nên tảng ban đầu của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường TMĐT là thông qua thiết kế website TMĐT. Những với công nghệ ngày càng phát triển hơn, người tiêu dùng bây giờ ngày càng tập trung nhiều hơn vào các thiết bị di động.
Theo SearchEngineLand, gần 60% tìm kiếm trên Google xuất phát từ thiết bị di động. Người dùng có thể tìm kiếm nhiều sản phẩm hơn trên các ứng dụng di động và từ đó đưa ra quyết định mau hàng nhanh hơn sơ với việc mua hàng trên thực tế. Vì vậy, bạn phải làm cho website kinh doanh trực tuyến của mình thân thiện với thiết bị di dộng hơn. Và nếu tốt hơn nữa hãy cân nhắc đến việc tạo một ứng dụng bán hàng có thiết kế giao diện phù hợp với thiết bị truy cập bằng máy tính lẫn điện thoại di động bạn nhé!
Theo dự báo, xu hướng ngành công nghiệp ứng dụng di động sẽ vượt qua doanh thu 189 tỷ USD vào năm 2020. Chính vì vậy các nhà lãnh đạo thương mại điện tử đang thúc đẩy các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến sử dụng các ứng dụng di động nhiều hơn để tăng doanh thu bán hàng.
4. Tìm kiếm sản phẩm nâng cao
Một ví dụ điển hình để bạn có thể hình dung: Khi bạn gõ từ khóa “Asus” trên thanh tìm kiếm của Amazon, các kết quả hiện ra sẽ bao gồm từ khóa “Asus” từ các dòng laptop Asus rồi điện thoại Asus và chúng được sắp xếp dựa trên mức độ phổ biến của sản phẩm. Nhờ vào việc áp dụng các công cụ tìm kiếm nâng cao bên trong đó, Amazon đã giúp cho người dùng có thêm nhiều gợi ý về sản phẩm có liên quan để người có nhu cầu sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm.
Từ việc tiết kiện được thời gian hơn và nhu cầu khách hàng được giải quyết. Khi họ đã mua được thứ họ cần thì việc tăng doanh số bán hàng là một việc hết sức khả thi. Đứng không? Dó đó, việc thiết lập chức năng tìm kiếm sản phẩm năng cao nơi mà khách hàng có thể đặt được những đề xuất tốt và phù hợp với sợ thích hay nhu cầu của họ cũng như mục đích mua hàng sẽ giúp hai bên có thể rút ngắn chu kỳ bán hàng.
5. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc quản lí bán hàng
Công nghệ ngày càng phát triển và tân tiến vượt bật, khái niệm trí tuệ nhân tạo (AI) đã không còn xa lạ với người dùng Internet nữa. Al mang lại cho khách hàng những trỉ nghiệm cảm giác mua hàng tốt hơn. Với chức năng ghi nhớ phân tích hành vi mua sắm của khách hàng như một nhân viên tư vấn thực thụ bên ngoài cửa hàng. Từ đó có thể đưa ra các gợi ý đúng những sản phẩm mà khách hàng đang cần giúp họ tiết kiệm thời gian khi mua sắm nhưng vẫn mua đúng những thứ mình cần mua.
AI cho phép các nền tảng xã hội trở thành một kênh trực tiếp để mua sắm. Theo hãng nghiên cứu Garner, đến năm 2020, 85% tương tác của khách hàng sẽ được xử lý mà không cần đến sự can thiệp của con người.
6. Cá nhân hóa
Theo những cuộc điều tra, khảo sát thì có 45% khách hàng muốn mua hàng từ các doanh nghiệp trực tuyến có cung cấp đề xuất cá nhân hóa, và 56% khách hàng sẽ quay lại vào lần mua hàng sau.
Cá nhân hóa ở đây là việc đưa ra một số sản phẩm, thương hiệu dựa trên lịch sử mua hàng của người dùng. Việc tạo “danh sách yêu thích” và “bộ sưu tập của bạn” sẽ khiến người dùng cảm thấy chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm hơn.
Thêm vào đó, bạn có thể gửi các email ưu đãi đúng với nhu cầu khách hàng dựa vào sự tích hợp của học máy và AI, khách hàng sẽ cảm thấy thích thú và mong muốn thấy nhiều cửa hàng cá nhân hóa hơn vào năm 2019.
7. Quảng cáo dựa trên sở thích
Quảng cáo dựa trên sở thích sẽ làm người dùng thấy hứng thú với thông tin được giới thiệu hơn.
Quảng cáo dựa trên sở thích (còn gọi là quảng cáo cá nhân hóa) là đưa ra những quảng cáo đến với người dùng chính xác hơn. Dựa trên hành vi mua sắm của khách hàng, bạn có thể cũng cấp cho người xem thông tin giới thiệu sản phẩm của họ cảm thấy hứng thú. Điều này sẽ giúp cho người dùng tránh cảm giác bị làm phiền.
Dịch vụ tiếp thị này đang được nghiên cứu phát triển, theo tình hình thương mại điện tử như thế đến năm 2019 dịch vụ quảng cáo dựa trên sở thích sẽ kết hợp lịch sử duyệt web và học máy với nhau để mang đến trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho người dùng.
8. Tìm kiếm bằng giọng nói
Theo Comscore, đến năm 2020 sẽ có 50% khách hàng tìm kiếm bằng giọng nói. Nếu bạn muốn tăng doanh số bán hàng, hãy chắc chắn rằng các phần mềm tìm kiếm bằng giọng nói của bạn hoạt động tốt. Bên cạnh đó bạn cần thiết kế trang bán hàng trực tuyến của mình với các công cụ tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói tốt hơn.
Việc tìm kiếm bằng giọng nói này sẽ là xu hướng trong năm 2019. Nhận diện giọng nói tốt và đưa ra các sản phẩm thích hợp sẽ là điểm mạnh cho các doanh nghiệp trực tuyến.
9. Nghiên cứu trực tuyến và mua ngoại tuyến (ROPO)
82% người dùng sử dụng các thiết bị trực tuyến để nghiên cứu về các sản phẩm, các cửa hàng địa phương để đến tận nơi để mua. Điều này cho thấy nghiên cứu trực tuyến và mua ngoại tuyến đang là một biện pháp mới để tăng doanh thu cho các doanh nghiệp.
Người dùng thường sử dụng các thiết bị trực tuyến để chọn lựa cửa hàng và các sản phẩm trước khi họ đưa ra quyết định sẽ đến đó mua hàng, điều này không chỉ giúp khách hàng tăng nhanh thời gian mua sắm mà còn khiến họ hiểu rõ hơn về các cửa hàng. Đây cũng là một trong những phương pháp cần phát triển trong năm 2019.
10. Đơn giản hóa quy trình giao dịch
Khoảng 10 năm trước, người dùng vẫn còn cảm thấy thanh toán trực tuyến là một điều xa lạ và đáng sợ thì nay thanh toán trực tuyến đã trở thành một phương án nhanh chóng và tiện ích và được nhiều người lựa chọn.
Hiện nay, thị trường thương mại điện tử xuất hiện rất nhiều phương thức thanh toán online nhanh chóng và có độ bảo mật cao gọi PayPal, Apple Pay, Walmart Pay, Samsung Pay…) xuất hiện giúp người dùng có thể mua sản phẩm và thanh toán thông qua các phương pháp điện tử ở mọi lúc, mọi nơi.
Các công ty cung cấp dịch vụ chuyên môn đang có xu hướng đưa ra những bản chào giá dịch vụ trọn gói, bao gồm nội dung công việc, giá cả, thời gian thực hiện, các kết quả đạt được và một số yếu tố phụ khác. Việc cụ thể hóa các dịch vụ giúp cho quá trình bán hàng diễn ra nhanh chóng hơn và khách hàng có thể hoàn tất các giao dịch phức tạp chỉ thông qua vài cái nhấp chuột.
11. Thương mại điện tử với hình ảnh tốt hơn
Hình ảnh là công cụ giúp khách hàng đưa ra những đánh giá khách quan trước khi quyết định mua sản phẩm của bạn. Các doanh nghiệp trực tuyến hiện đều ưu tiên sử dụng hình ảnh có chất lượng cao, rõ ràng, không mờ nhòe để thể hiện sản phẩm, cung cấp cho khách hàng các thông tin nhằm khiến họ biết được sản phẩm đó có chất lượng thế nào, sử dụng ra sao.
Bên cạnh đó, khi thiết kế website thương mại điện tử, bạn cần trang bị các kỹ thuật giúp khách hàng có thể theo dõi sản phẩm bằng công nghệ 3D có thể kéo, di chuyển và xem ảnh ở nhiều góc độ khác nhau.
12. Video trong băng chuyền của trang
Video là một cách tuyệt vời để giới thiệu mặt hàng đến với người tiêu dùng, giúp thu hút nhiều khách hàng hơn. Khi họ truy cập vào trang của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn đã thiết kế video ở nơi họ dễ thấy nhất nhưng không che đi nội dung họ muốn xem.
Người dùng sẽ dừng lại một giây và xem video, hoặc nhiều hơn thế khi họ nhìn thấy nó lần đầu tiên, và cách đặt video trong băng chuyền của trang cũng làm tăng số lượng người truy cập vào sản phẩm nếu video đó khiến họ cảm thấy hứng thú.
13. Amazon và Amazon SEO
Amazon là công cụ tìm kiếm được nhiều người sử dụng nhất khi muốn tìm một sản phẩm nào đó, đồng thời là nhà bán lẻ lớn thứ ba thế giới chỉ đứng sau Walmart và CVS. Bên cạnh đó, Amazon là thương hiệu đáng tin cậy ở Canada với 15 chiến thắng trong tổng số 23 danh mục thương mại điện tử.
Amazon SEO cũng như những SEO thông thường khác, là quá trình nâng một sản phẩm cụ thể thành các từ khóa dễ được tìm thấy. Amazon đã đặt ra cột mốc thu hút nhiều người dùng hơn vào năm 2019, và Amazon SEO là một trong những xu hướng thương mại điện tử được tìm kiếm nhiều nhất mà các doanh nghiệp bán lẻ cần phải chú trọng.
14. Tìm kiếm hình ảnh
Hiện tại, công ty Pinterest, Google và Bing đã triển khai tính năng tìm kiếm bằng hình ảnh để giúp khách hàng có thể tìm kiếm dễ dàng và nhanh hơn so với tìm bằng các từ khóa thông thường.
2019 hứa hẹn sẽ là năm mà các tìm kiếm bằng hình ảnh cho thương mại điện tử lên ngôi. Cách này sẽ hỗ trợ người dùng tìm thấy sản phẩm mình mong muốn nhanh hơn, bằng cách sử dụng những hình ảnh của người dùng, ảnh trực tuyến hoặc ảnh blog để tìm.
15. Dịch vụ vận chuyển nhanh và tốt hơn
Dịch vụ giao hàng đang được các khách hàng trông đợi rằng sẽ đem sản phẩm đến tay họ trong cùng một ngày hoặc thời gian sớm nhất có thể. Đây sẽ là một thay đổi lớn trong năm 2019 khi nhiều nền tảng thương mại điện tử đều cung cấp cho người dùng lựa chọn giao hàng trong ngày hay các lựa chọn khác tùy theo nhu cầu.
16. Chatbots
Chatbots là một công nghệ học máy thường đi kèm với các mẫu câu đề xuất và trò chuyện với khách hàng. Nó giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn từ khách hàng của họ để đưa ra những kết quả tốt nhất có thể.
Dự tính đến năm 2025, Chatbots sẽ nâng cấp thành công nghệ AI và tạo doanh thu lên đến 36,8 tỷ USD, trong đó thương mại điện tử chiếm một phần không nhỏ. Bạn có thể tham khảo eBay, Snap Travel như là các ví dụ về Chatbots.
17. Phương tiện truyền thông xã hội
Đây là một cú hit lớn đối với thị trường thương mại điện tử với các công cụ hàng đầu như: Facebook, Twitter, Pinterest, Snapchat,… Đây là những trang hỗ trợ thúc đẩy khách hàng tiềm năng tìm đến website doanh nghiệp và đến năm 2019, người dùng sẽ thấy nhiều quảng cáo cá nhân hóa hơn mà doanh nghiệp liên kết với các trang mạng xã hội này tạo ra. Bạn có thể thiết kế website giới thiệu doanh nghiệp để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp.
18. Cửa hàng thực chưa mất giá trị
Đừng vì quá chú trọng đến các cửa hàng điện tử trên website mà bỏ qua cửa hàng vật lý hiện tại. Bởi các cửa hàng vật lý vẫn còn nhiều thứ khác để cung cấp cho khách hàng. Các hoạt động trao đổi, thử nghiệm sản phẩm đều cần đối mặt trực tiếp để đạt được những trải nghiệm tốt nhất.
Như IRL cho phép các thương hiệu trực tuyến giới thiệu sản phẩm của họ trên màn hình, hay Amazon Go cho người dùng lựa chọn các sản phẩm và trực tiếp rời đi, các khoản thanh toán sẽ tự động trừ vào tài khoản sau. Đây đều là những hoạt động mà cửa hàng trực tuyến chưa làm được mà các doanh nghiệp cần chú ý phát triển thương mại điện tử vào năm 2019.
19. B2B = B2C
B2B và B2C là hai hình thức thương mại điện tử diễn ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với khách hàng. Nếu như trước đây mọi người vẫn chỉ nghĩ kinh doanh theo hướng B2C giữa doanh nghiệp – khách hàng thì theo nhiều cuộc điều tra khảo sát hiện nay thì 56% người mua hàng theo mô hình B2B sẽ mua một nửa tổng số hàng hóa của họ từ các kênh trực tuyến, 70% bắt đầu với các công cụ tìm kiếm chung.
Sang năm 2019, bạn sẽ thấy được rất nhiều người ủng hộ hình thức B2B này, cũng như B2C thường thấy.
20. Cải thiện tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi từ ghé thăm website đến thực hiện hành động mua hàng của khách hàng. Theo một báo cáo của Hãng Aberdeen Research Group, trung bình việc tải trang bị chậm 1 giây thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ bị giảm bớt 7%. Đồng thời, nếu phải mất nhiều hơn 3 giây để tải một website, 40% khách hàng sẽ rời khỏi website đó, theo báo cáo của Akamai.
DN cũng có thể kiểm tra tốc độ tải trang hoàn toàn miễn phí (không có thông tin cập nhật hằng giờ) bằng tài khoản Google Analytics, hoặc so sánh website của mình với top 1.000 website được truy cập nhiều nhất nhờ công cụ Fasttimes của Maxly.
Tốc độ tải trang không những ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi mà còn ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm (chẳng hạn như Google). Tốc độ tải trang càng nhanh, website càng được đánh giá cao.
21. Hỗ trợ những người mua chưa có kinh nghiệm
Doanh nghiệp nên làm gì để giúp những khách hàng đầu tiên tham gia vào thương mại điện tử có thể đưa ra các quyết định mua bán nhanh chóng? Đơn giản là cần chủ động giới thiệu và hỗ trợ họ trước khi họ rời máy tính để đi tìm hiểu về sản phẩm hay dịch vụ tại các cửa hàng trên phố xá. Một số doanh nghiệp đã tận tình cung cấp cho khách hàng bảng so sánh giá cả, tính toán chi phí vận chuyển hàng, kế hoạch mua sắm (nếu khách hàng muốn mua trọn bộ những món hàng đắt tiền).
22. Chú ý đến những hoạt động của đối thủ
Bạn sẽ không thể đánh bại đối thủ nếu không biết họ đang làm gì. Vì vậy, đừng quên cập nhật liên tục thông tin về chiến dịch kinh doanh của những đối thủ trực tiếp.
Kompyte là công cụ khá hiệu quả trong việc cung cấp những thông tin trên website, mạng xã hội, các chiến dịch quảng cáo và thư thông tin (newsletter) của các DN đối thủ. Bạn sẽ nhận được thông báo một khi các DN này ra mắt một chiến dịch mới, thay đổi giá cả sản phẩm, hoặc khi có một DN mới gia nhập thị trường và muốn san sẻ “miếng bánh” với bạn.
23. Tận dụng truyền thông xã hội một cách sáng tạo
Công ty chuyên sản xuất thiết bị kỹ thuật số dành cho người bơi lội Finis được thành lập bởi John Mix và vận động viên bơi lội từng đoạt huy chương vàng Olympic Pablo Morales. Để quảng bá và phát triển thương hiệu, Hãng Finis đã từng “nhờ cậy” sự giúp sức của những người hâm mộ.
Họ sử dụng công nghệ của nền tảng ReadyPulse để xác định 1% những người có tương tác nhiều nhất với mình trên truyền thông xã hội. Sau đó, Finis cho chạy chiến dịch “Giới thiệu chính mình” và thu về 1.511 mẩu nội dung từ các kênh mạng xã hội.
Những từ khóa có liên quan đến thương hiệu tiếp cận được 2,2 triệu người và kết nối được với 38.459 khách hàng. Sau cùng, Finis cho hiển thị những dòng nội dung chia sẻ của khách hàng trong chiến dịch này lên website của mình, đồng thời kèm theo nút “Mua hàng”.
Qua phân tích cho thấy, có 16% khách hàng truy cập website của Finis đã nhấp chuột vào những dòng nội dung chia sẻ trên mạng xã hội. Một kết quả còn ấn tượng hơn nữa là giá trị đơn đặt hàng trung bình trên trang của Finis đã tăng đến 73% khi thực hiện chiến dịch tận dụng truyền thông xã hội này.
24. Đừng bỏ qua những người mua chưa thanh toán đơn hàng
Theo số liệu thống kê của Baymard Institute, trung bình có đến 65% đơn hàng trực tuyến bị khách hàng “bỏ quên”, nghĩa là họ vẫn lựa chọn hàng hóa nhưng không thực hiện bước thanh toán cuối cùng. Tuy nhiên, DN đừng vội bỏ qua những khách hàng này mà ngược lại, hãy chăm sóc họ tốt hơn để thúc đẩy họ thực hiện hành vi mua hàng.
Hãng Liftopia cung cấp cho khách hàng chương trình khuyến mãi cực lớn: giảm giá đến 85% cho các hoạt động leo núi và trượt tuyết. Tuy nhiên, họ không hiểu lý do tại sao tỷ lệ khách không thanh toán đơn hàng vẫn ở mức rất cao. Các phương pháp phân tích cho thấy, Liftopia đã mất gần 1,3 triệu USD lợi nhuận mỗi tháng trong suốt mùa cao điểm.
Sau đó, họ quyết định tiếp tục “bám sát” những khách hàng này bằng nền tảng Rejoiner. Liftopia gửi cho khách hàng một email nhắc nhở vào thời điểm 30 phút sau khi họ “quên” thanh toán đơn hàng, và một email khác vào thời điểm 24 tiếng sau đó. Tần suất gửi email không quá dày như vậy là khá hợp lý vì sẽ không khiến khách hàng cảm thấy bị quấy nhiễu.
Khi khách hàng nhấp chuột vào đường dẫn trong email nhắc nhở, giỏ hàng cũ của họ sẽ được khôi phục nguyên hiện trạng để có thể hoàn tất việc mua hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Nhờ chiến lược này, Liftopia đã lấy lại được 17% tổng lợi nhuận, thu về hơn 714.000 USD trong vòng 4 tháng và tỷ lệ người mua hoàn tất thanh toán đơn hàng đã được nâng lên hơn 50% so với thời gian trước đó.
25. Loại bỏ các rủi ro
Nếu cảm thấy sẽ gặp rủi ro trong quá trình mua hàng qua mạng thì khách hàng sẽ không mặn mà với thương mại điện tử. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải loại bỏ bớt các rủi ro và áp lực ra khỏi tâm trí của khách hàng, làm cho họ cảm thấy an tâm khi mua hàng trực tuyến. Một số nhà bán lẻ trực tuyến đã rất thành công khi áp dụng mô hình bán hàng giao hàng miễn phí hay trả hàng miễn phí. Cũng nên xem xét áp dụng hình thức bảo đảm hoàn trả tiền nếu khách hàng không hài lòng để tăng thêm sức thu hút đối với kênh bán hàng này.
26. Cung cấp thông tin trong suốt quá trình mua hàng
Khách hàng sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng và tin tưởng nếu như nhận được những thông báo trong quá trình họ mua hàng, từ khâu xác nhận đơn hàng, xác nhận thanh toán, xác nhận hàng đã rời kho, thông báo thời gian giao hàng… Khách hàng sẽ biết được cụ thể hàng họ đang tới đâu và bao giờ họ có thể nhận hàng cũng như thanh toán. Các thông báo này được gửi qua số điện thoại di động của khách hàng bằng tin nhắn thương hiệu của bạn hay còn gọi là SMS BrandName. Với chi phí thấp và thao tác đơn giản bạn có thể tạo được thiện cảm và chiếm được lòng tin tuyệt đối của các thượng đế.
27. Chia sẻ lên mạng xã hội.
Đây là điều không thể thiếu với bán hàng online, chạm vào mỗi sản phẩm đều có nút để bạn chia sẻ lên các mạng xã hội .Chia sẻ càng nhiều bạn càng thu hút được người xem và mua sản phẩm của bạn. Đừng nhầm lẫn giữa chia sẻ và spam nhé.
Tham khảo video:
Kết luận
Trên đây là 27 cách thúc đẩy doanh số bán hàng trong thị trường thương mại điện tử 2019, hy vọng rằng nó sẽ giúp được bạn trong việc kinh doanh trên thương mại điện tử cho doanh nghiệp và tăng doanh số kinh doanh trong môi trường thương mại điện tử đang chiếm lĩnh thị trường kinh doanh trong thời gian tới.
Tâm Trần – ATPSOFTWARE
————————————————————-
Liên hệ ATP Software
Website : https://atpsoftware.vn/
Group : https://www.facebook.com/groups/ATPSupport/
Page : https://www.facebook.com/atpsoftware.tools/
Hotline : 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096
Có thể bạn quan tâm:
>> Kinh doanh với Amazon.com hiệu quả nhất từ A-Z
>> Kinh doanh trên eBay.com – Bí quyết kinh doanh hiệu quả trên eBay từ A-Z
>> Hướng dẫn bán hàng trên Shopee chi tiết từ A-Z
>> Hướng dẫn kinh doanh trên Lazada chi tiết từ A-Z
>> Hướng dẫn bán hàng trên Tiki chi tiết từ A-Z
>> Hướng dẫn cách bán hàng hiệu quả trên Sendo chi tiết từ A-Z