30 mẹo tránh bị lừa khi mua hàng trên Facebook 2019 – Giữa một thị trường hàng ngàn hàng triệu người kinh doanh, các chiêu thức lừa đảo trên mạng rất phong phú, tuy nhiên nếu nhớ và vận dụng đúng các “bí kíp”
Với những gợi ý sau đây mà ATP đã tổng hợp, bạn sẽ tránh được đáng kể nguy cơ bị “ăn thịt lừa”.
Quy trình mua hàng:
Nhu cầu => tìm kiếm sp => lựa chọn nhà cung cấp => quyết định mua
1. Xác định nhu cầu cần gì?
- Mục đích sử dụng: Dựa vào mục đích sử dụng để mua đúng mặt hàng mình cần, tránh mua những mặt hàng về không dùng đến bao giờ. Ví dụ như muốn mua giày để có thể sử dụng đi làm công sở thì phải mua giầy công sở phù hợp với sử dụng nơi công sở chứ không phải dùng thể thao hay dã ngoại.
- Tiêu chí mong đợi: Dựa vào mục đích sử dụng để đưa ra tiêu chí khi chọn lựa xem sản phẩm như thế nào mới đáp ứng được mục đích trên, ví dụ với mục đích mua giầy có thể sử dụng nơi công sở đồng thời thuận tiện trong việc lái xe ô tô thì phải có tiêu chí thế nào? kiểu dáng và màu sắc ra sao? Giầy công sở thì nên chọn giầy da có tính lịch sự và sang trọng, với người thường xuyên điều khiển xe ô tô thì phải dùng loại da mềm đế cao su mềm và gót có đệm tránh trơn trượt khi điều khiển côn – ga – phanh, màu sắc chọn phù hợp với những bộ quần áo và dây lưng mình sử dụng (dây lưng và giầy da phải có máu sắc giống nhau). Vì vậy có thể lựa chọn giầy lười nam cao cấp là phù hợp.
- Tránh bẫy ma trận quảng cáo: Khi đã xác định được mục đích và tiêu chí ta chỉ việc tìm sản phẩm đó để mua, tránh lạc vào ma trận mua sắm nhìn gì cũng đẹp cũng thích rồi mua thì túi tiền của bạn sẽ không kiểm soát được.
2. Tìm kiếm sản phẩm
- Keyword tìm kiếm: Như trên đã nói, khi chúng ta xác định được nhu cầu thì chúng ta đã định hình được sản phẩm, xác định từ khóa cụ thể để tìm kiếm đến sản phẩm một cách chính xác nhất. Ví dự chúng ta đã xác định cần mua giầy lười nam và có màu đỏ rượu vang thì chúng ta chỉ cần tìm từ khóa chứa nội dung đó để tìm kiếm online thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,…
- Tìm kiếm theo kinh nghiệm: Ngoài việc tìm kiếm online có thể dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc hỏi những người tin cậy như người thân, bạn bè để truy cập trực tiếp vào những địa chỉ tin cậy, nếu không thấy sản phẩm mình cần ở đây thì sử dụng keyword tìm kiếm như trên.
- Chất lượng: Tìm hiểu kỹ thông số sản phẩm của nhà cung cấp dựa trên những mô tả và hình ảnh trên website. Nên yên cầu nhà cung cấp gửi hình ảnh thực tế và video quay sản phẩm để có cái nhìn thực tế sản phẩm cho việc đánh giá của mình. Không nên lựa chọn nhà cung cấp mà thông đưa ra quá ít và không chi tiết cụ thể, một số nhà cung cấp yếu kém thậm chí không hiểu về sản phẩm mà chỉ kinh doanh nhằm kiếm tiền nên sản phẩm đưa ra thông tin rất đại khái. Thông tin sản phẩm phải đầy đủ thông tin như tính năng, cấu tạo, chất liệu, cơ chế vận hành, hình ảnh phải thực tế không qua chỉnh sửa, hình ảnh phải được chụp và quay khi đang sử dụng. Ví dụ như sản phẩm giầy da nam thì thông tin phải đầy đủ bao gồm chất liệu đế ngoài (cao su hay đế kếp hay đế phíp…) đế trong, chất liệu da (da loại gì vì chất lượng da ảnh hưởng rất lớn đến giá thành, các bạn có thể tìm hiểu thông tin bài viết về da tại link: chất liệu da giầy), tính năng (có chống nước không, có thoáng khí không, có chống va đập đâm xuyên không …), nguồn gốc xuất xứ…
- Giá cả: Dựa và đánh giá chất lượng chúng ta mới đánh giá về giá, không nên tham rẻ mà bỏ qua chất lượng đến khi mua về sản phẩm chỉ sử dụng trong thời gian ngắn đã chán. Bình thường 1 đôi giày da nam loại trung bình có khả năng sử dụng 1 năm (1 năm là đã mất form, bạc màu, da xấu không muốn dùng nữa) có giá tầm 700k – 800k, có rất nhiều mẫu mã nhìn rất đẹp nhưng thực chất chất lượng cực tồi thậm chí có giá dưới 700k. Loại tốt như của Zelola.com giá trên 1.000k dùng bền bỉ với thời gian xứng đáng với đồng tiền bỏ ra, và người dùng có cảm giác hài lòng chứ không bực bội mỗi lần nhìn thấy đôi giày mình mua mà lại không ưng ý. Tôi nhấn mạnh chúng ta phải so sánh giá dựa trên tiêu chí chất lượng ngang nhau để chọn sản phẩm có giá phù hợp.
3. Lựa chọn nhà cung cấp
- Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp: Ngày càng nhiều nhà cung cấp bán hàng online, không những thế những kẻ bán lương tâm vì đồng tiền cũng ngày càng nhiều, để đánh giá nhà cung cấp các bạn phải tìm hiểu thông tin khách quan về tiểu sử nhà cung cấp. Với nhà cung cấp là Công ty chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về chủ doanh nghiệp, năm thành lập dựa trên các công bố công khai của cơ uan nhà nước trên website chuyên ngành. Đối với nhà cung cấ là cá nhân uy tín sẽ thấp hơn và tìm hiểu sẽ khó khăn hơn, chúng ta phải tìm hiểu từ đánh giá của người mua hàng khác, dựa vào thông tin và bạn bè của cá nhân đó trao đổi trên website hay fanpage cá nhân, chúng ta nên google các thông tin liên quan tới nhà cung cấp xem có bài viết nói xấu nào không để tránh.
Cẩn trọng với nhà cung cấp không có thương hiệu
- Tìm hiểu dịch vụ nhà cung cấp: Nhà cung cấp có dịch vụ bán hàng và sau bán hàng thế nào, các nhà cung cấp tốt luôn có chế độ bảo hành, chế độ vận chuyển và thanh toán tốt như giao hàng miễn phí, cho kiểm tra hàng trước, thanh toán sau. Chế độ bảo hành bao lâu, những tiêu chí nào cần bảo hành, ví dụ như giày da thì tiêu chí bảo hành quan trọng nhất là da phải tốt không mục, không rạn nứt, không vỡ keo, không mất form và màu sắc phải tươi lâu.
- Tính chuyên nghiệp của nhà cung cấp: Nhà cung cấp có chuyên nghiệp không? Cách bán hàng, tư vấn sản phẩm, nhiều nhà cung cấp bán hàng mà còn không biết sản phẩm là gì thì bạn không nên mua, ví dụ bạn có thể hỏi bất kỹ nhà bán hàng giày da online nào về da giầy của họ là da gì họ chỉ biết nói chung chung là da bò đại khái thế chứ không hiểu gì về da. Nhà cung cấp có hệ thông website không? Việc tìm kiếm thông tin và địa chỉ có dễ dàng không? Mọi thông tin công bố của nhà cung cấp có rõ ràng đầy đủ không?
- Uy tín nhà cung cấp: Nhà cung cấp phải có uy tín và thương hiệu trong lĩnh vực mình làm, rất nhiều nhà bán hàng online lấy hàng hóa đủ nơi đủ nguồn không rõ gốc gác, không có thương hiệu nên chất lượng không đảm bảo, bạn có thể tìm thấy hiện nay nhiều nhà bán giày da nhưng không biết giầy đó thương hiệu thế nào, trên bao bì chỉ ghi những chữ tây tàu đủ kiểu mà không thể xác định được là của ai. Uy tín nhà cung cấp còn thể hiện qua các cam kết và sự nghiêm túc khi thực hiện các cam kết với khách hàng, như bảo hành, đổi trả… Và qua đánh giá của những khách hàng khác. Nhiều nhà cung cấp còn có cá bằng khen, chứng chỉ được cấp. Tuy nhiên cái này không thực sự hữu hiệu cho đánh giá uy tín vì có thể dễ dàng mua được.
4. Quyết định mua
- Giao hàng: Chọn phương thức giao hàng phù hợp, với hàng tươi sống phải chuyển phát nhanh và được bảo quản. Với hàng thời trang như giày da … có thể gửi bưu điện, hàng phải đóng gói cẩn thận có kèm theo chứng từ bán hàng có xác nhận của người bán (ký, đóng dấu)
- Kiểm hàng: Hàng giao đến nơi phải được kiểm tra trước khi nhận, với hàng hóa có tiêu chuẩn rõ ràng và nhà cung cấp uy tín thì không cần thiết kiểm nhưng mua từ nhà cung cấp lạ thì phải kiểm hàng mới thanh toán.
- Thanh toán: Chuyển thẻ như visa, paypal … chỉ thực hiện với nhà cung cấp uy tín. Chuyển Ngân hàng cũng chỉ thực hiện với nhà cung cấp uy tín. Nhân hàng xong và thử hàng mới thanh toán (COD) là thiết yếu với việc mua hàng online, không bao giờ thực hiện thanh toán trước với nhà cung cấp nhỏ lẻ không tên tuổi.
5. Chú ý:
- Tránh trang web giả mạo
- Cẩn thận với phần mềm độc hai: trên máy tính lạ, điện thoại
- Không phụ thuộc vào công cụ tìm kiếm
- Không tin quảng cáo quá ngọt
- Đừng quên chụp lại màn hình và giữ biên nhận khi mua hàng
Nếu bạn được một người nặc danh ở cách xa cả nửa vòng trái đất đề nghị tặng một món quà giá trị qua email hoặc yêu cầu bạn cung cấp thông tin bổ sung cho tài khoản ngân hàng hay thông tin mật khẩu, khả năng rất lớn là bạn đang bị kẻ lừa đảo nhắm tới.
Dưới đây là những cách đơn giản giúp bạn tránh được việc bị lừa đảo qua mạng:
1. Ký vào sau thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ
Hãy ký tên mình vào mặt sau của thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ sau khi ngân hàng phát cho bạn. Việc ký tên này nhằm để tránh tình huống thẻ tín dụng của bạn có thể bị sao chép rồi đánh cắp trong quá trình bạn đưa thẻ để quẹt thanh toán.
2. Thận trọng khi chơi game online.
Đừng cung cấp các thông tin quan trọng liên quan tới xác thực nhân thân của bạn khi các trò game hay những dịch vụ tương tự trên mạng bất chợt yêu cầu.
3. Cập nhật địa chỉ gửi thư
Nếu di chuyển chỗ ở, bạn cần liên lạc với các tổ chức tài chính, cơ quan thuế và các tổ chức báo cáo tín dụng, cập nhật mọi thông tin cho họ về nơi ở hiện tại của bạn. Những kẻ lừa đảo thường sử dụng các thông tin cá nhân cũ của bạn để đột nhập các tài khoản.
4. Mua bán online
Luôn sử dụng dịch vụ của những đơn vị bán hàng tin cậy trong khi mua sắm qua mạng. Để đảm bảo giao dịch của bạn được bảo vệ, hãy kiểm tra xem địa chỉ trang web có phải bắt đầu bằng những chữ https:// hay không.
5. Sử dụng tính năng chặn:
Nếu bạn nghi ngờ ai đó khả nghi đang cố tình liên lạc với bạn, hãy chặn họ lại hoặc xếp họ vào danh sách thư rác.
6. Đừng chia sẻ thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng:
Đừng bao giờ chia sẻ các thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng với bất cứ ai. Ngân hàng của bạn sẽ không bao giờ hỏi bạn về số tài khoản, mã PIN hay mật khẩu của email.
7. Đầu tư phần mềm chống virus loại tốt:
Hãy sử dụng loại phần mềm chống virus hoặc chống mã độc tin cậy để bảo vệ máy tính, điện thoại và máy tính bảng của bạn. Tuy nhiên cũng cần nhớ liên tục cập nhật các phiên bản mới của phần mềm này.
8. Không đăng nhập tài khoản ngân hàng ở máy tính công cộng:
Nếu không thể không sử dụng, hãy nhớ làm việc này một cách bí mật và thoát ra khỏi trang đó ngay sau khi xong việc.
9. Chia sẻ kinh nghiệm:
Nếu bạn từng bị lừa gạt trên mạng, hãy chia sẻ kinh nghiệm với các thành viên trong gia đình, nhất là những đối tượng dễ bị tấn công như trẻ em hay người già.
10. Kiểm tra các báo cáo tín dụng hàng năm:
Hãy nhớ xem xét các báo cáo tín dụng ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo không ai dùng tên bạn để tiến hành các hoạt động gian lận, chẳng hạn mượn tên bạn để vay tiền,…. Những hoạt động như vậy không được phản ánh trong các thông báo hoạt động hàng tháng của thẻ ngân hàng.
11. Sử dụng nhiều mật khẩu:
Đừng bao giờ sử dụng cùng một mật khẩu cho các tài khoản online như email, ngân hàng và mạng xã hội. Cũng như thế, đừng sử dụng ngày tháng năm sinh của bạn hay địa chỉ làm mật khẩu.
Những thông tin rõ ràng này khiến mật khẩu của bạn yếu và dễ bị đoán ra. Hãy sử dụng các công cụ quản lý mật khẩu kiểu như LastPass để theo dõi các mật khẩu của bạn.
12. Ghi nhớ mã PIN:
Hãy thuộc lòng mã PIN thẻ ATM và đừng bao giờ viết nó lên bất cứ đâu, nhất là lên ngay chính thẻ ATM của bạn.
13. Cẩn trọng trong khi lưu trữ thông tin online:
Mặc dù việc lưu trữ thông tin trên mạng hay trên một ổ cứng chia sẻ có thể giúp giải phóng bớt bộ nhớ, song đừng bao giờ sử dụng những phương pháp này để lưu trữ các thông tin tài chính như thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng, mật khẩu hoặc các hình ảnh nhạy cảm.
14. Quản lý thẻ tín dụng:
Hãy gọi điện cho ngân hàng của bạn và hủy bỏ tất cả những thẻ tín dụng bạn không sử dụng nữa. Hủy bỏ ngay những thẻ cũ sau khi bạn đã nhận được thẻ mới.
15. Cẩn trọng với các điểm phát wi-fi công cộng:
Một số kẻ lừa đảo có thể bắt chước các tên mạng tin cậy cho những kết nối wifi, do đó trong lúc truy cập những mạng này, bạn đừng bao giờ thao tác các việc liên quan tới tài khoản ngân hàng.
16. Tải các ứng dụng từ nguồn tin cậy:
Luôn tải một ứng dụng ngân hàng từ nguồn tin cậy vì đây là ứng dụng bạn sẽ phải cung cấp rất nhiều thông tin bí mật của mình.
17. Xóa sau khi đọc:
Hãy xóa tất cả những thông tin liên quan tới ngân hàng sau khi đọc vì những thông tin này chứa rất nhiều thông tin bí mật quan trọng liên quan tới vấn đề tài chính của bạn.
18. Đặt mật khẩu cho điện thoại và máy tính bảng:
Việc này để ngăn ngừa việc sử dụng thiết bị khi chưa cho phép. Tuy nhiên đừng bao giờ lưu các thông tin ngân hàng của bạn lên điện thoại di động.
19. Đừng dễ tin bất cứ ai:
Đừng bao giờ chia sẻ thông tin thẻ ngân hàng hay thẻ tín dụng với bất cứ người bán hàng nào qua điện thoại.
20. Nói “không” với các đường link về file đính kèm khả nghi:
Cần thận trọng trước các đường link hứa hẹn sẽ giúp bạn trở nên giàu có trong phút chốc. Cũng đừng bao giờ mở các tài liệu đính kèm khi bạn không tin tưởng vì chúng có thể phát tán mã độc cho thiết bị của bạn.
21. Tránh cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội:
Tránh đưa những thông tin không cần thiết của cá nhân lên mạng xã hội kiểu như số điện thoại, tên thú cưng….. Những thông tin này có thể tạo điều kiện cho các hacker xâm nhập tài khoản ngân hàng của bạn.
22. Mã QR cũng có thể giả mạo:
Hãy ứng xử với các mã QR giống như với các đường link, bởi chúng cũng có thể được sử dụng để lừa bạn truy cập vào một trang web.
23. Giữ lại bản sao của tất cả các loại thẻ và tài liệu:
Phải luôn lưu giữ bản sao của các chứng từ tài chính và thẻ ở một nơi an toàn, phòng khi vật gốc bị mất hoặc đánh cắp. Bạn cũng có thể sử dụng những bản sao này trong lúc chờ được cấp mới những thứ đó.
24. Nên sử dụng hóa đơn điện tử:
Điều này sẽ giúp bạn không phải lưu trữ cả đống bản sao hóa đơn mà nếu bất cẩn có thể rơi vào tay một kẻ xấu nào khác.
25. Đừng lưu thông tin thẻ tín dụng trên trang web mua sắm:
Việc này có thể không được tiện lợi, nhưng nó sự bất tiện vì mỗi lần mua lại phải một lần đăng nhập là cái giá… quá rẻ so với việc thẻ của bạn bị đánh cắp.
26. Nhanh chóng báo cáo thông tin mất thẻ:
Khi mất thẻ tín dụng hay những tài liệu quan trọng khác, bạn cần mau chóng thông báo với cơ quan chức năng để hạn chế những hệ quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
27. Lập danh sách các sản phẩm cần mua một cách chính xác
Với phụ nữ việc chăm lo cho gia đình và việc phân bổ các khoản thu chí một cách hợp lý là việc làm vô cùng cần thiết. Do đó, để hạn chế tiêu xài phung phí và mua sắm chọn lựa những thứ không rất cần thiết, bạn nên lập danh sách những món hàng đồ thực sự bạn cần mua, tránh tư tưởng hám của rẻ, mua để dành, sẽ giúp bạn tiết kiệm và chi tiêu hợp lý hơn.
28. Xem xét, so sánh giá sản phẩm ở nhiều nơi
Giá thành luôn là nhân tố khiến các shop online gây được sự chú ý đến khách hàng khi chọn mua đồ trên website. Những chương trình khuyến mãi, chiết khấu có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của người mua. Nắm bắt được điều ấy, càng ngày càng có nhiều cửa hàng tổ chức giảm giá, ưu đãi và khuyến mãi khũng. Tuy nhiên, quý khách hàng cần suy xét kỹ lưỡng về mức giảm giá được đặt ra, tránh cả tin & nghĩ rằng mình mua được sản phẩm giá hời, hãy để ý đến bởi nâng giá lên cao rồi giảm giá khuyến mãi để hút khách hàng là chiêu trò của các shop bán hàng online.
29. Hãy luôn là khách mua hàng thông thái trong đợt giảm giá
Nữ giới thời buổi này thường có thói quen ghi nhớ khoảng thời gian khuyễn mãi giảm giá, chương trình khuyễn mãi giảm giá thường niên, nhất là các đợt nghỉ lễ, tết của các trang mua sắm và chọn lựa lúc đó để mua hàng. Việc này giúp người sử dụng tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.
30. Hãy mua hàng ở những nơi cho khách hàng đổi trả hàng như Sendo, Tiki
Thời nay, nhiều người khá thận trọng khi lựa chọn các shop online để mua hàng, họ bắt đầu chỉ mua hàng ở những trang thương mại điện tử của các tập đoàn lớn như Sendo, Tiki, Lazada, …. Những nơi này cho phép đổi trả hàng & chính sách hoàn trả hàng trước khi thanh toán nên khách hàng sẽ yên tâm hơn. Sendo.vn lừa đảo hay Tiki lừa đảo là những điều sẽ không bao giờ xảy ra vì những trang thương mại điện tử tầm cỡ như thế này lựa chọn uy tín làm nguồn sống và được bảo trợ bởi những tầm đoàn đa quốc gia.
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096