Nếu lượng truy cập website bị giảm đột ngột, hãy xem thử bạn có đang “dính” phải 6 nguyên nhân này không!
1. Website của bạn không tối ưu cho người dùng di động
Điện thoại di động đang ảnh hưởng rất lớn đến cách mà chúng ta tìm kiếm dịch vụ và sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng có sự thay đổi trong lưu lượng truy cập khi người dùng tìm kiếm theo khu vực, địa phương.
Thiết bị di động làm thay đổi thói quen tìm kiếm thông tin vào khoảng thời gian nào trong ngày, vào những ngày nào trong tuần. Hiểu những điều này và nắm bắt xu hướng hành vi người dùng thiết bị di động có thể sẽ giúp bạn cải thiện lượng truy cập trang web.
Sự phổ biến của thiết bị di động cũng ảnh hưởng đến cách khách truy cập “giao tiếp” với doanh nghiệp. Ví dụ, trình bày thông tin ở định dạng PDF có thể không còn hữu ích nữa. Ngoài ra, việc cung cấp các tùy chọn tạo thuận tiện cho người dùng di động như gọi, nhắn tin, nhận cuộc gọi ngay lập tức từ doanh nghiệp có thể giúp bạn tăng khách hàng tiềm năng.
Do đó, tối ưu website theo thói quen của người dùng di động cực kỳ quan trọng!
2. Thay đổi trong nhu cầu khách hàng
Thách thức ở đây là tìm ra khách hàng của bạn đã chuyển hướng nhu cầu tiêu dùng như thế nào. Việc thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm từ khóa.
Lưu lượng truy cập trên website cho một sản phẩm/dịch vụ giảm đôi khi tương quan với lượng truy cập cho một sản phẩm/dịch vụ khác đang tăng lên.
Một ví dụ rõ nét nhất liên quan đến sự thay đổi thói quen chụp ảnh kỹ thuật số. Các trang web liên quan đến máy ảnh kỹ thuật số bắt đầu mất lưu lượng truy cập sau khi Smartphone trở nên phổ biến.
Lưu lượng truy cập website thay đổi do có sự chuyển hướng thói quen người dùng.
Xu hướng người dùng tiêu thụ nội dung đang chuyển từ văn bản sang nội dung trực quan (video) và âm thanh (podcasting). Xu hướng này sẽ ảnh hưởng đến các loại truy cập mà bạn nên cố gắng thu hút. Và nó cũng ảnh hưởng đến loại hình quảng cáo mà bạn dùng để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Ví dụ, khách hàng có thể vào blog hoặc các danh mục trên website để tìm sản phẩm. Ngoài ra, họ cũng có thể tìm đến một cộng đồng dành riêng cho sản phẩm/dịch vụ nào đó, hoặc tìm lời chỉ dẫn từ các chuyên gia trên Youtube.
Nếu thứ hạng các từ khóa của bạn vẫn có thứ hạng tốt nhưng lưu lượng truy cập lại có xu hướng giảm, có thể nhu cầu tìm kiếm bằng các từ khóa đó đang có xu hướng giảm.
3. Vấn đề lập chỉ mục (Indexing)
Google không có khả năng thu thập dữ liệu trang web là một trong những vấn đề không phổ biến khiến lưu lượng truy cập giảm. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết về vấn đề này.
Thật không may, bạn có thể gặp một trong 2 trường hợp sau đúng lúc Google đang index cho website:
-
-
- Trường hợp 1: Khi một website trở nên nổi tiếng, các bot lừa đảo (web robot – một lập trình tự động chạy trên nền internet) và bot đánh cắp nội dung tấn công website của bạn. Lưu lượng web vượt quá tài nguyên CPU và RAM được phân bổ. Kết quả là máy chủ không thể hiển thị các trang web của bạn. Và bạn sẽ thấy thông báo lỗi 404. Nó cũng tương tự như khi bạn có quá nhiều trình duyệt được mở trên máy tính khiến các trang web bắt đầu chậm lại hoặc “đình công”. Tường lửa như Sucuri và WordFence có thể giúp làm chậm hoặc ngăn chặn lưu lượng bot lừa đảo. Một lựa chọn khác là đẩy mạnh lưu trữ web mạnh hơn.
- Trường hợp 2: Máy chủ bảo vệ server bằng cách chủ động ngừng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn. Điều này thường xảy ra trên các máy chủ được chia sẻ cho nhiều website. Sự điều tiết lưu lượng nhằm duy trì CPU và RAM cho tất cả các trang web khác. Tuy nhiên, trường hợp này cũng có thể xảy ra trên một máy chủ chuyên dụng chạy phần mềm lỗi thời hoặc các trang web có các tập lệnh và hình ảnh quá nặng.
-
Bạn có thể thuê dịch vụ CDN (dịch vụ lưu trữ và phân phối dữ liệu). Nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, hãy cân nhắc việc giảm kích thước tệp, nâng cấp phần mềm, và sử dụng máy chủ có nhiều tài nguyên hơn.
4. Trang web không an toàn
- Google Chrome sẽ cảnh báo người truy cập về các website không an toàn. Khi nhìn thấy thông báo, họ có thể không vào web của bạn. Và bạn sẽ bị mất một lượng truy cập đáng kể.
5. Website bị hack
Khi bị hack, sẽ có những link và những page “trái phép” được đặt trên trang web của bạn. Chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến xếp hạng website.
Một trong những cách để phát hiện website bị tấn công là kiểm tra phần lập chỉ mục trên Google Search Console để xem có các trang được lập chỉ mục mà không do bạn tạo ra.
Hãy thường xuyên kiểm tra và giải quyết vấn đề này ngay khi phát hiện.
6. Google thay đổi thuật toán
Google luôn cố gắng tìm ra các hành vi SEO xấu và trang web không chất lượng, nhằm phục vụ nhu cầu thông tin một cách tốt nhất cho người dùng.
Khi Google thay đổi thuật toán đồng nghĩa với việc có những thay đổi về tiêu chí xếp hạng website. Nếu website của bạn đột ngột rớt hạng, hãy xem xét đây có phải khoảng thời gian Google thay đổi thuật toán hay không. Và hãy kiểm tra website có vi phạm thuật toán mới không? Nếu có, hãy lập tức thay đổi theo tiêu chí Google để cải thiện lưu lượng truy cập.
Xem thêm: Cách tăng lượng truy cập vào Website
Nguồn: Tổng hợp