Mỗi doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch kinh doanh. Cho dù đó là để cung cấp phương hướng hay thu hút các nhà đầu tư, một kế hoạch kinh doanh là rất quan trọng cho sự thành công cho tổ chức của bạn. Nhưng, làm thế nào để bạn viết một kế hoạch kinh doanh?
Một kế hoạch kinh doanh bao gồm:
- Tóm tắt điều hành – Tổng quan về doanh nghiệp của bạn từ tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu
- Mô tả công ty – mô tả những gì bạn đã, đang và sẽ làm
- Phân tích thị trường – nghiên cứu về ngành, thị trường và đối thủ của bạn.
- Tổ chức và quản lý – cơ cấu quản lý và kinh doanh của bạn.
- Dịch vụ hoặc sản phẩm – sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp.
- Tiếp thị và bán hàng – cách bạn tiếp thị doanh nghiệp và chiến lược bán hàng của bạn.
- Yêu cầu tài trợ – bạn sẽ cần bao nhiêu tiền trong 3 đến 5 năm tới.
- Dự báo tài chính – cung cấp thông tin như bảng cân đối kế toán.
- Phụ lục – một phần tùy chọn bao gồm sơ yếu lý lịch và giấy phép,…
Tuy nhiên, bắt đầu có thể khó thực hiện. Vì vậy, đây là 8 bước để viết một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo .
8 bước để lên kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
BƯỚC 1: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐỘC ĐÁO
Ý tưởng giống như linh hồn của bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào, đó là nền tảng để bạn thành công, là mục tiêu mà bạn muốn xây dựng. Chính vì vậy bước đây tiên là hãy xây dựng cho mình một ý tưởng thật độc đáo. Đừng ngại nó điên rồ hay viễn vông, không ai đánh thuế giấc mơ, điều quan trọng là cách bạn hiện thực hóa giấc mơ ấy như thế nào thôi. Như ai đã từng nghĩ loài người có thể làm chủ bầu trời cho đến khi anh em nhà Wright sáng tạo ra máy bay?
BƯỚC 2: ĐẶT RA CÁC MỤC TIÊU VÀ THÀNH QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Dĩ nhiên muốn vẽ ra con đường thì bạn phải có điểm đầu và điểm cuối, những mục tiêu và thành quả chính là động lực để bạn cố gắng, là cái đích cho mọi ý tưởng của bạn. Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn lên kế hoạch chi tiết và chính xác hơn.
BƯỚC 3: NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, thương trường là cuộc chiến khốc liệt giữa hàng trăm kẻ đối đầu khác nhau, muốn vươn lên bạn buộc phải hiểu rõ mọi yếu tố môi trường xung quanh. Hiểu về thị trường mình nhắm tới, hiểu tập khách hàng mục tiêu của mình, hiểu đối thủ, hiểu lĩnh vực kinh doanh. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất có thể!
Xem thêm: Ngành quản lý khách sạn sẽ lấy bao nhiêu điểm trong năm 2020
BƯỚC 4: LẬP BIỂU ĐỒ SWOT – ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC
Phân tích theo mô hình SWOT sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu của công ty cũng như những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt. Điều này sẽ giúp ích cho bạn khi triển khai chiến lược và thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn.
BƯỚC 5: XÁC LẬP MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH
Bạn có một ý tưởng thật sự vĩ đại, có một kế hoạch thật sự to lớn, và liệu bạn có làm được một mình? Không đúng không, bạn cần người cùng chung chí hướng, bạn cần những nhân viên chuyên môn khác nhau. Lúc này bạn không thể để mọi thứ loạn lên được, bạn cần tạo ra một hệ thống phân chia hợp lý, có sự phối hợp giữa có bộ phận để tạo ra hiệu quả tốt nhất. Hãy xác lập mô hình kinh doanh của mình!
BƯỚC 6: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
Đừng quên quảng bá, truyền thông thương hiệu, đây là bước có-vẻ-không-liên-quan nhưng thực chất nó rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của bạn. Ngay từ lúc khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing, một chiến lược dài hơi và linh hoạt sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn.
Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.
- Làm sao để lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.
- Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ?
- Nên sử dụng chiến lược marketing nào cho phù hợp?
Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là:
- Segment (phân loại khách hàng)
- Target (chọn khách hàng mục tiêu)
- Position (Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng).
Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing
BƯỚC 7: LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ NHÂN SỰ & TÀI CHÍNH
Việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng mở rộng, nhân viên tăng lên hàng chục, thậm chí hàng trăm người, bạn không thể quản lý trực tiếp mỗi người bọn họ được. Nên có một hệ thống chuyên môn giúp bạn lên kế hoạch quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển kĩ năng cho nhân viên.
Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng, nếu bạn không biết phân bổ hợp lý rất có thể lãi không bù nổi lỗ. Cần những khoản phí gì, khi nào chi ra, khi nào thì thu vào,…Tất cả các câu hỏi đó nên đưa vào một bản kế hoạch cụ thể.
Nếu bạn đang tìm cho mình một giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện thì hãy tham khảo qua WINERP – GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN của chúng tôi!
1. WinERP – Giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể
2. WinWork – Giải pháp quản lý công việc & nhân sự toàn diện
3. WinCRM – Giải pháp Marketing, Sales & CSKH có tích hợp Bigdata
4. WinStock – Giải pháp quản lý kho toàn diện
5. WinAccount – Giải pháp quản lý kế toán 4.0
6. WinPOS – Giải pháp quản lý POS có tích hợp ERP
7. WinMember – Giải Pháp Giữ Chân Khách Hàng Toàn Diện Trên Ứng Dụng Doanh Nghiệp
8. WinAffiliate – Giải pháp quản trị hoạt động Affiliate Marketing Toàn Diện
9. WinERP Shop – Cung Cấp Thiết Bị Triển Khai Công Nghệ Cho Doanh Nghiệp
10. WinAcademy – Học Viện Đào Tạo Về ERP & CRM
…
Ngoài ra, các bạn còn có thể để #cmt bên dưới về thông tin liên lạc để chúng tôi hỗ trợ DEMO phần mềm và hỗ trợ tư vấn chi tiết cho bạn ngay lập tứv
BƯỚC 8: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Khi đã chuẩn bị xong mọi thứ cho bản kế hoạch kinh doanh, giờ là lúc bạn vạch kế hoạch triển khai từng bước, hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều theo chuẩn quỹ đạo mà bạn đã vạch sẵn, nếu có thay đổi thì phải luôn dự trù để mọi thứ không rối tung lên.
The business plan 2020 |EBOOK|
>> NHẬN NGAY EBOOK “THE BUSINESS PLAN 2020” <<
ATP CONTENT – Tổng hợp & edit