1: Copywriting
Điều đầu tiên bất cứ marketer nào cần học là kĩ năng viết rõ ràng và thuyết phục. Nếu bạn không thể diễn đạt mọi thứ trên giấy một cách dễ hiểu, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc truyền tải ý tưởng của mình cho đồng nghiệp và cấp trên.
Bởi vì xây dựng content website là công việc bắt buộc đối với mọi marketer, dù là ở các thời điểm khác nhau, bạn nên trau dồi kĩ năng copywriting cơbản để có thể viết một cách mạch lạc và thuyết phục mọi người đi theo lối suy nghĩ của mình.
Có thể kể đến một số nguồn hữu ích có thể giúp bạn cải thiện kĩ năng viết lách sau:
– Writing with Style – John R. Trimble
– Ogilvy on Advertising – David Ogilvy
– The Adweek Copywriting Handbook – Joseph Sugarman
– Marketing Bullets – Gary Bencivenga
2: Social Media Marketing
Đừng bao giờ nhầm lẫn việc marketing trên mạng xã hội với việc chạy quảng cáo FACEBOOK. Thay vì phải trả tiền để hiển thị quảng cáo, Social media marketing hướng đến tương tác với khách hàng và khách hàng tiềm năng, kích thích họ chia sẻ nội dung và tương tác với những người khác trong thị trường mục tiêu của bạn.
Học cách quản lý Facebook page hay tài khoản Twitter chính là bước khởi đầu cho việc chạy một chiến dịch Social Media Marketing quy mô lớn. Bởi vì Social Media Marketing đòi hỏi sự thành thạo công cụ hơn bất cứ nền tảng nào. Nếu bạn không hiểu cơ chế hoạt động của Facebook và Twitter, bạn sẽ không biết cách tương tác với người khác và làm thế nào để chia sẻ nội dung của mình mà không bị dán mác “spam” hay “annoying”.
3: Quảng cáo FACEBOOK
FACEBOOK Ads là một cách tốt để tiếp cận và điều hướng đối tượng mục tiêu, tương tự Google AdWords. Tuy nhiên, FACEBOOK ads hoàn toàn vượt trội hơn so với Google AdWords về khả năng khoanh vùng đối tượng và tính sáng tạo.
4: Thiết kế cơ bản
Bất cứ digital marketer nào cũng cần có kĩ năng thiết kế và chỉnh sửa ảnh, dù là ở mức cơ bản. Bạn không thể biết rằng chỉ việc hiểu những công cụ cơ bản trong Photoshop cũng giúp bạn rất nhiều trong công việc.
Ví dụ, bạn đăng tải một bài viết lên website của công ty và cần một hình ảnh minh họa. Bạn chọn sử dụng những website như Picmonkey để chụp ảnh màn hình và điều chỉnh kích cỡ phù hợp hay sử dụng Photoshop để chỉnh sửa bức ảnh một chút để nó giúp bài viết của bạn hoàn toàn nổi bật hơn? Tất nhiên, caption của bạn dù hay đến mấy cũng không thể giúp một tấm ảnh chụp màn hình trở nên lung linh được.
Tất cả những thứ đó là kĩ năng Photoshop cực kì cơ bản mà bất cứ digital marketer nào cũng cần nắm vững. Photoshop không chỉ là một công cụ cho nhà thiết kế – nó là kĩ năng mà bất cứ marketer nào cũng nên học và thành thạo.
5: WordPress
Bạn có để ý rằng người ta vẫn liệt kê các kĩ năng Microsoft Word, Excel và Powerpoint trong CV của mình? Những kĩ năng đó hoàn toàn không giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác, bởi đây là thời đại mà những kĩ năng đó đã trở thành yêu cầu cơ bản đối với bất kì vị trí công việc nào.
WordPress được ví như Microsoft Word của digital marketer. Bạn không chỉ dừng lại ở việc viết sao chothật hay trong Word, mà còn phải biết đưa bài viết của mình lên WordPress.
Tất nhiên không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng thành thạo WordPress, nhưng nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao một ứng viên biết sử dụng WordPress hơn là hàng ngàn ứng viên chỉ dừng lại ở kĩ năng sử dụng Word thông thường.
6: MailChimp
Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng một phần mềm quản lý email nào đó để phục vụ email marketing, có thể là MailChimp, Constant Contact hay GetResponse.
7: Google AdWords
AdWords là công cụ tuyệt vời giúp việc tiếp cận khách hàng và điều hướng website trở nên dễ dàng hơn.
Google AdWords khá phức tạp nên ít ai có thể thành thạo AdWords từ A đến Z chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng bạn càng biết nhiều về AdWords, bạn càng có sự chuẩn bị tốt hơn khi thực hiện bất cứ chiến dịch marketing nào.
8: HTML
Digital marketer không cần thiết phải code cả một website hoàn chỉnh, nhưng hãy biết về HTML đủ nhiều để có thể định dạng bài viết trên website đúng chuẩn hay khắc phục những lỗi định dạng trong email thông thường.
Thay vì phải bỏ ra thời gian kha khá để training cho nhân viên cách thay đổi màu hiển thị liên kết hay thay đổi kích cỡ ảnh và video hiển thị trên website, việc lựa chọn những ứng viên hiểu biết về HTML chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà tuyển dụng.
9: Search Engine Optimization (SEO)
Không phải marketer nào cũng cần trở thành chuyên gia SEO, nhưng ít nhất bạn nên hiểu cơ chế hoạt động của SEO để từ đó tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp của mình. Bạn nên có hiểu biết về những thứ cơ bản như tags, anchor text, mật độ từ khóa,… và ảnh hưởng của nó đến việc tìm kiếm thông thường.
Sưu tầm