Kế hoạch của tôi đã sai!!!
(Nằm trong chuỗi bài tâm sự làm chủ)
Tham khảo các bài học trước:
Bài học kinh doanh số 15 – Doanh nghiệp cần chuẩn hóa những gì?
Bài học kinh doanh số 16 – Khi mới kinh doanh có cần kế hoạch Marketing không?
Bài học kinh doanh số 17 – Kinh nghiệm kinh doanh cho người mới bắt đầu
Có cần lập kế doanh kinh doanh khi mới bắt đầu hay không?
Có thật sự cần thiết lập một kế hoạch kinh doanh cho 1 doanh nghiệp mới, 1 dự án mới? Trải qua việc khởi sự nhiều lần, dẹp và mở mới nhiều doanh nghiệp, mình mới nghiệm ra việc lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết ban đầu là không cần thiết, thậm chí quan điểm riêng mình là 1 sai lầm. Vì sao?
Vì chúng ta chưa hề hiểu KH do chúng ta có tiền đâu làm nghiên cứu thị trường, mọi thứ chỉ là phỏng đoán.
Vì thế giới ngày nay phẳng hơn và thay đổi quá nhanh.
Nên việc lập một kế hoạch phát triển công ty với số vốn ban đầu trong vài năm là không cần thiết, vì chắc chắn 100% nó viết tầm bậy và đầy thiếu sót.
Chúng ta chỉ cần 1 bản business model canvas để biết rõ mô hình kinh doanh là gì và vài phép nhẩm xem liệu vốn mình đang có thì đủ đầu tư ban đầu và duy trì trong 3 – 6 tháng hay không là được rồi chứ không phải nhào ra mà không tính toán.
Nhưng, không có business plan thì làm sao chúng ta biết sẽ cần làm những gì, đầu tư cái gì để tổ chức thành công, không có business plan, chúng ta làm sao dẫn dắt một công ty non trẻ mới lập ban đầu chuyển động theo cùng một hướng???
Thực ra cái mà một startup cần ấy, chẳng phải chiến lược vì đôi khi ta còn chưa biết rõ ai mới là KH ta sẽ phục vụ, tin Hùng đi, nhiều khi loay hoay mất cả năm để nhận ra đâu mới là nhóm KH thực sự phù hợp. Vậy kim chỉ nam là cái gì cho cả team.
Kim chỉ nam trong kinh doanh
Đó chính là Bộ Tứ:
– Giá Trị Kinh Doanh cốt lõi
– Mục tiêu phấn đấu dài hạn cốt lõi.
– Khát vọng của tổ chức mang tính cốt lõi.
– Viễn cảnh mong muốn trong vài năm sau đó
Bộ tứ này, sẽ giúp bạn biết cần phải triển khai những SP/DV gì đến KH, SP/DV nào thì nên từ bỏ đi không làm (mà chúng ta hay tham lam cái này). Giúp chúng ta nhận ra KH nào ta nên tập trung. Nó giúp cả ekip biết chúng ta cố gắng mỗi ngày/giờ vì điều gì.
Làm lãnh đạo, bạn sẽ thấy mỗi ngày bạn nhận được hàng đống đè xuất, hàng đống đề nghị hợp tác, mời chào đầu tư… nếu không có cái gì đó làm kim chỉ nam, bạn sẽ lạc lối trên chính con đường mà bạn chọn.
Câu chuyện từ Google
Google từ những ngày đầu lập ra, họ đã xác định rõ giá trị cốt lõi họ hướng đến là thay đổi trật tự lưu trữ dữ liệu hiện có trên toàn thế giới.
Bất cứ hoạt động đầu tư, mở rộng nào họ cũng đều tập trung vào giá trị nòng cốt này.
Đi kèm là họ có một mục tiêu cốt lõi lúc bấy giờ: là nền tảng tìm kiếm dữ liệu nhanh và thân thiện nhất thế giới. Nếu như giá trị cốt lõi của tôi là sắp xếp dữ liệu toàn thế giới vào 1 nơi, có trật tự rõ ràng thì mục tiêu cốt lõi là đưa khối dữ liệu khổng lồ này đến với người dùng dễ dàng hơn. Bất cứ cái gì lệch mục tiêu cốt lõi sẽ đều bị khai tử. Như tuyệt nhiên không phủ tin tức ra trang chủ google như yahoo đã từng làm. Web tin tức không ra tin tức, tìm kiếm không ra tìm kiếm. Làm nó thiếu 1 chất riêng rồi đánh mất chính mình, thị phần và doanh thu tuột dần vào google.
Và rõ ràng google tiếp tục bám trụ vào giá trị cốt lõi này với hàng loạt dự án tham vọng sau này như google map, google books (số hóa lưu trữ hàng triệu cuốn sách lên kho dữ liệu google), rồi mua lại youtube, nơi lưu trữ video lớn 1 thế giới. Họ là 1 tập đoàn làm nhiều thứ nhưng lại rất tập trung, không lệch lạc nhờ giá trị kinh doanh cốt lõi và kim chỉ nam là mục tiêu cốt lõi dẫn dắt.
Rút ra kinh nghiệp cho doanh nghiệp Việt
Nhìn lại SMEs chúng ta tại VN, mỗi thương hiệu như một mớ ăn tạp vậy, nhập nhằng và không rõ ràng.
Thực tại, dẫn đăt bởi giá trị kinh doanh cốt lõi và mục tiêu cốt lõi. Tương lai dãn dắt bởi khát vọng cốt lõi nhưng cũng phải phù hợp giá trị cốt lõi ban đầu.
Bạn thấy đấy, ngày nay hàng nghìn doanh nghiệp đã số hóa lưu trữ dữ liệu lên google drive (hùng cũng đang xài), hàng triệu gia đình lưu trữ ảnh trên google photos (có cả Hùng) và rất nhiều người xài gmail mỗi ngày… thì các dự án trên vẫn thuộc nền móng cốt lõi ban đầu. Khiến cho tập đoàn càng làm nhiều sản phẩm càng trở nên hùng mạnh.
KH bạn có thể từ bỏ nhóm này, chọn nhóm khách hàng khác mà phục vụ. SP bạn có thể cải tiến hoặc bỏ làm cái khác, nhưng doanh nghiệp cần 1 hướng đi như 1 cái la bàn, chứ bạn không cần vẽ ra cả 1 tấm bản đồ có đường đi. Và nó là bất biến không thay đổi, và đây cũng là điều ta phải trao đổi thường xuyên đội ngũ mình trong giai đoạn đầu lập nghiệp và cũng là công tác truyền thông nội bộ quan trọng nhất. Vì hầu hết nhân sự ngại sự thay đổi, họ cứ nghĩ mỗi lần dẹp bỏ gì đó là công ty như sắp tiêu đến nơi.
Hãy xây dựng văn hóa thích nghi cao sự thay đổi và truyền bá tư tưởng cốt lõi vào nhân sự của mình, hãy nói rằng trừ phi giá trị cốt lõi thay đổi các bạn mới lo lắng về tương lai công ty chúng ta. Còn chỉ thay đổi cách marketing, thay đổi Sản Phẩm, chọn khách hàng mới, bỏ mô hình cũ (showroom) thành online như ship hàng từ kho… thì không có gì phải lo lắng, nó chỉ chứng tỏ công ty cầu thị và cải tiến liên tục để bám sát giá trị kinh doanh cốt lõi mà thôi.
Dắt tụi nó đi đâu chơi, họp hành gì… đều truyền thông điều này, nói 1 lần không đủ thì chục trăm lần, ai mệt mỏi thì cứ cho tự out, khỏi năn nỉ, mình kiếm người khác vào, cứ để sàng lọc xảy ra tự nhiên, đừng sợ vì người ở lại sẽ thấm nhuần văn hóa sự thay đổi và nền tảng giá trị kinh doanh cốt lõi của bạn.
Một thời loay hoay, một thời đốt tiền.
Chúc anh/chị/em kinh doanh thành công, bền chí với giá trị kinh doanh cốt lõi mình đã xây dựng nên.
Nguồn: Doanh nhân Nguyễn Tuấn Hùng