Bạn biết đấy, dạo gần đây Dũng hay viết những bài chia sẻ dài nói về những thứ mà bản thân ngộ ra được nhằm mục đích cho đi một điều gì đó nằm trong khả năng của mình.
Để viết được một bài chia sẻ dài cũng chẳng dễ dàng gì. Đó là một quá trình tiếp thu kiến thức, phân tích kiến thức, hệ thống kiến thức và phần cuối cùng là quan trọng nhất:
Diễn đạt kiến thức bằng ngôn ngữ của mình để làm chủ kiến thức. Đây còn được gọi là quá trình tự học hay khả năng tự học.
Sẵn tiện ở đây Dũng cũng sẽ giới thiệu và chia sẻ cho bạn biết về tháp học tập. Thứ mà ngoài kia cũng ít ai dạy cho bạn.Tháp học tập nói rằng, à không là Dũng nhìn vào tháp và nói rằng:
Mỗi cách học tập khác nhau sẽ quyết định mức độ tiếp thu thông tin cũng như ghi nhớ thông tin khác nhau. Tính theo % thì :
Nếu bạn chỉ ĐỌC thì khả năng hiểu và ghi nhớ thông tin sẽ dừng ở con số 10.
Nếu bạn chỉ NGHE thì khả năng hiểu và ghi nhớ thông tin là 20.
Nếu bạn chỉ NHÌN thì khả năng hiểu và ghi nhớ thông tin là 30. Nếu bạn kết hợp giữa NGHE + NHÌN thì khả năng hiểu và ghi nhớ thông tin là 50.
Nếu bạn TRAO ĐỔI thông tin với người khác thì khả năng hiểu và ghi nhớ thông tin đạt mốc 70. Nếu bạn ỨNG DỤNG những gì mình học vào thực tế thì khả năng hiểu và ghi nhớ thông tin đạt mốc 80%
Và cuối cùng là quan trọng nhất: Nếu bạn dạy/ chia sẻ lại cho người khác thì mức độ hiểu và lưu trữ thông tin của bạn chạm mốc 90%, mốc mà ai ai cũng muốn đạt tới.
Và chia sẻ/dạy lại cũng có nhiều hình thức, đó có thể là nói hoặc viết. Chính vì thế mà mỗi khi muốn biến những kiến thức tràn lan đại hải ngoài kia thành của mình thì Dũng sẽ làm một trong 2 hình thức đang khá phổ biến: Livestream hoặc viết bài chia sẻ.
Livestream không khó và viết bài cũng dễ. Là một người xác định rõ sứ mệnh của mình là Thực Chiến Làm Gương. Dũng luôn giữ mình sống với tâm thế 5 em bên cạnh ( 5M ). Mình đi, mình đến, mình về, mình chỉ lại và mình hỗ trợ.
Đối với bạn là khó, nhưng Dũng tin với sự hướng dẫn của Dũng bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn.
VIẾT HAY CÁCH NÀO ĐÂY ?
Nếu bạn từng tìm hiểu về Marketing Online, bạn sẽ biết một công thức viết bài khá quen thuộc đó AIDA. AIDA là gì ?
AIDA là viết tắt của 4 chữ Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát), Action (Hành động). Đây là 4 bước giúp đạt được hiệu quả khi muốn thuyết phục ai đó về một vấn đề họ chưa biết gì. Tuy nhiên ở bài viết này, Dũng sẽ không nói rõ về 4 bước AIDA, bạn có thể search Goolge và tìm hiểu kĩ hơn.
Bù lại, Dũng sẽ nói về cách mà mình viết bài, cách riêng của Dũng, nó na ná giống AIDA. Tuy nhiên, Dũng sẽ hướng dẫn các bạn luôn cả ở bước chuẩn bị và tâm thế. Dũng đóng gói nó thành 4 bước như sau:
Bước 1: CHUẨN BỊ GIÁ TRỊ
Bao giờ cũng vậy, bạn không thể cho đi cái mà bạn không có. Bạn không thể nào sưởi ấm nếu bạn không phải cái lò sưởi hoặc không có nhiệt.
Để có giá trị bạn hãy làm một điều đơn giản như sau: HỌC
Hãy đọc thật nhiều sách về bất cứ lĩnh vực gì mà bạn quan tâm, xem thật nhiều bài giảng ở TED TALK, gặp trực tiếp những người thầy giỏi để hỏi, làm thật nhiều để có trải nghiệm và kinh nghiệm.
Khi đó bạn sẽ có giá trị để cho đi. Nhớ nhé, để viết bài hay thì bạn phải có giá trị hay đã.
Bước 2: LUYỆN TẬP VỚI NIỀM TIN ĐỂ VIẾT HAY THÌ PHẢI HAY VIẾT
Cho đến thời điểm này, sau khi đã trải qua nhiều chuyện trong đời. Dũng tự tin cam kết rằng trên đời này chẳng có gì là dễ dàng cả. Chẳng có thể một bước lên mây được cả mà đó là một quá trình luyện tập, thực hành liên tục.
Muốn nói hay thì hãy hay nói, muốn viết hay thì hãy hay viết. Tóm lại muốn giỏi thì hãy tăng độ chịu khó và giảm độ khó chịu.
Ok. Vậy thì luyện tập cách nào đây ?
Có rất nhiều cách để luyện tập, đó có thể là viết nhật ký cá nhân, viết status về những trải nghiệm, những cảm xúc mà bạn gặp trong ngày. Bạn có thể tự ngồi suy nghĩ xem mình luyện viết thêm bằng nhiều cách, động não nào…
Và cũng nói thêm một điều rằng, khi bạn viết và đăng quá nhiều lên profile cá nhân, sẽ có những người bạn của bạn bảo bạn sống ảo, thích thể hiện, bla,bla…
Đừng quá quan tâm những gì họ nói, hãy nhớ mục đích của bạn là muốn viết hay, mục đích của bạn là tăng khả năng diễn đạt, mục đích của bạn là làm chủ kiến thức. Hãy bỏ ngoài tai những lời chỉ trích, phê phán của họ và tiếp tục công việc rèn luyện của mình, đủ nắng hoa sẽ nở, đủ gió chong chóng sẽ quay, mackeno và chuyentaotaolam .
Cá nhân Dũng trước kia viết cũng ì ạch mãi không ra được ý muốn diễn đạt, nhưng càng viết thì ngôn từ cứ tuôn trào. Thế là Dũng viết ngày càng dễ hơn, mà càng viết thì lại càng tự tin hơn trong từng con chữ. Dần dần mình có cái chất riêng của mình. Nhớ nhé, khả năng luyện tập sẽ quyết định bạn là ai trong tương lai.
BƯỚC 3: CÁI TIÊU ĐỀ
Nãy giờ chúng ta đã đi qua 2 bước đầu tiên nói về khả năng nội tại của bạn. Còn bây giờ Dũng sẽ nói về những phương pháp viết và khởi đầu bằng cái tiêu đề.
Tiêu đề là thứ cực kỳ quan trọng của bài viết, nó tóm gọn mọi nội dung mà người viết muốn truyền tải cũng như giá trị mà người đọc nhận được. Tiêu đề đúng trọng tâm thôi vẫn chưa đủ, nó còn phải có thêm một yếu tố đặc biệt quan trọng chính là khả năng THU HÚT.
Lấy ví dụ tiêu đề: Bóc Phốt Sự Thật Về Adam Khoo Learning Centre VietNam.
Dũng cam đoan rất nhiều bạn bị thu hút bởi tiêu đề này và bơi vào đọc. Để cho người khác đọc bài của mình thì hãy tạo cảm xúc ngay từ cái tiêu đề. Đồng ý chứ ?
BƯỚC 4: TRUYỀN ĐẠT Ý MUỐN NÓI BẰNG CÂU CHUYỆN, CÂU HỎI HOẶC HÌNH ẢNH ẨN DỤ
Tiêu đề hay mà nội dung như cứt thì cũng chẳng ai đọc. Để người khác tiếp tục đọc bài của mình thì bạn phải sử dụng câu hỏi và câu chuyện lồng vào để tăng khả năng tương tác cũng như cảm xúc cho người đọc. Những văn bản pháp lí, những bài học đại cương chán òm là do nó không tạo cảm xúc được cho người đọc. Đọc chỉ để đọc và đọc chỉ để ngủ nếu không biết mình đọc để làm gì.
Chính vì vậy khi muốn truyền đạt một bài học gì đó hoặc muốn người đọc hiểu sâu hơn về một điều gì đó hãy sử dụng câu hỏi hoặc câu chuyện. Hỏi sẽ giúp người ta động não. Còn kể chuyện sẽ giúp người ta dỏng tai lên nghe.
Ngày xửa ngày xưa… ( bạn có đang dỏng tai lên nghe không, hè hè )
Thêm một yếu tố nữa đó chính là hình ảnh ẩn dụ. Lấy ví dụ như khi Dũng giải thích cho các bạn nghe về nguyên lý chất và lượng. Dũng nói rằng: Lượng đủ chất sẽ thay đổi, bạn có hiểu không ?
Có bạn hiểu, bạn không. Tuy nhiên, nếu sau đó Dũng lấy hình ảnh ẩn dụ là nước đun từ 1 > 99 độ thì vẫn ở thể lỏng, nhưng chỉ cần tăng 1 độ nữa thì nước sẽ đạt 100 độ và chuyển sang thể hơi. Đó gọi là đủ lượng thì chất sẽ thay đổi. Hiểu rồi đúng không ?
BƯỚC 5: GIA TĂNG CẢM XÚC VÀ KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG
Dũng không biết bạn viết bài để làm gì, nhưng mục đích của Dũng viết bài là để người đọc nhận được điều gì đó mới và bắt tay vào làm để thay đổi hiện trạng.
Chính vì thế, khi viết bài nói về một điều gì đó thường thì Dũng sẽ rắc thêm gia vị cảm xúc vào bài viết.
Đó có thể là những sung sướng khi áp dụng những gì Dũng chia sẻ, đó có thể là nỗi đau, sự hối hận khi không dám hành động với những cái mình biết. Khi mà cảm xúc con người đã được đẩy lên sự sung sướng tột độ rồi lại bị kéo về hiện trạng bất mãn thì người viết cần phải làm thêm một điều nữa đó chính là kêu gọi hành động.
Nguồn: GR 10 phút phát triển bản thân