Big Data là gì?
Theo định nghĩa của Gartner: Big Data là tài sản thông tin, mà những thông tin này có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi phải có công nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả, khám phá được các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa được quá trình xử lý dữ liệu
Big Data được lấy từ đâu?
Hộp đen dữ liệu: đây là dữ liệu được tạo ra bởi máy bay, bao gồm máy bay phản lực và trực thăng. Hộp đen dữ liệu này bao gồm thông tin tạo ra bởi giọng nói của phi hành đoàn, các bản thu âm và thông tin về chuyến bay.
Dữ liệu từ các kênh truyền thông xã hội: Đây là dữ liệu được tạo ra và phát triển bởi như các trang web truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, Pinterest và Google+.
Dữ liệu giao dịch chứng khoán: Đây là số liệu từ thị trường chứng khoán đối với quyết định mua và bán cổ phiếu được thực hiện bởi khách hàng.
Dữ liệu điện lực: đây là dữ liệu tạo ra bởi điện lực. Nó bao gồm các thông tin cụ thể từ các điểm giao nhau của các nút thông tin sử dụng.
Dữ liệu giao thông: dữ liệu này bao gồm sức chưa và các mẫu phương tiện giao thông, độ sẵn sàng và khoảng cách đã đi được của từng phương tiện giao thông.
Dữ liệu các thiết bị tìm kiếm: đây là dữ liệu được tạo ra từ các công cụ tìm kiếm và đây cũng là nguồn dữ liệu lớn nhất của Big Data. Công cụ tìm kiếm có cơ sở dữ liệu cực kỳ rộng lớn, nơi họ có thể tìm thấy dữ liệu họ cần.
Thêm vào đó, Bernard Marr, chuyên gia về Big Data và phân tích Big Data, đã đưa ra danh sách 20 nguồn Big Data uy tín mà mọi người có thể truy cập miễn phí trên trang web. Dưới đây là một số ví dụ:
Data.gov – nơi mà mọi người được phép tự do truy cập tất cả các dữ liệu của Chính phủ Mỹ bao gồm các thông tin khác nhau, từ khí hậu đến tội phạm đang giam giữ.
Data.gov.uk – nơi tương tự của Chính phủ Anh. Tại đây, mọi người có thể tập hợp được siêu dữ liệu trên tất cả các sách và các ấn phẩm của Anh kể từ năm 1950.
Các trường hợp sử dụng Big Data
Big Data và phân tích Big Data có thể áp dụng được rất nhiều trong kinh doanh. Dưới đây sẽ là một vài ví dụ:
- Tối ưu hóa giá cả: Các doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu phân tích từ Big Data để tối ưu hóa giá cả đặt cho dịch vụ và sản phẩm, từ đó tăng doanh thu.
- Phòng chống gian lận: Việc phân tích dữ liệu có thể giúp cho các tổ chức xác định được các hoạt động khả nghi, các hành vi gian lận từ đó giảm thiểu rủi ro.
- Phân tích hoạt động: Phân tích Big Data có thể giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện hiệu suất.
- Phân tích khách hàng: Các doanh nghiệp có thể xem dữ liệu khách hàng để từ đó có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng, cải thiện tỉ lệ chuyển đổi cũng như giữ chân khách hàng tốt hơn.
Ví dụ một vài ứng dụng của Big Data
Ứng dụng về dữ liệu được tạo ra cho Big Data có rất nhiều, trong đó có:
- Dữ liệu từ các trang mạng xã hội, các ứng dụng như Instagram, Facebook
- Mua sắm, đặt vé trực tuyến
- Chi tiết về nhân viên của một công ty đa quốc gia nào đó
Phân tích Big Data cũng được coi như là một phiên bản nâng cấp hơn của việc phân tích dữ liệu. Việc phân tích Big Data sẽ có một số ứng dụng như:
- Các thông tin về dự báo thời tiết
- Tiếp thị chứng khoán
- Thực hiện những nhiệm vụ không gian, trong đó mỗi một thông tin cũng đều là rất quan trọng.
- Ứng dụng trong lĩnh vực y tế, nơi mà một tình trạng sức khỏe bệnh nhân cụ thể có thể sẽ được theo dõi.
Công nghệ Big Data hàng đầu sẽ được chia thành 4 lĩnh vực: phân loại như sau: lưu trữ dữ liệu, khai thác dữ liệu, phân tích dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu.
Nguyên Thùy – Tổng hợp