Bán hàng trên Fanpage sẽ có rất nhiều việc mà bạn cần phải làm như lên content page. chạy ads quảng cáo fb hay thuê nhân viên check tin nhắn inbox page. Tuy nhiên nếu bạn không biết cách theo dõi các chỉ số trên fanpage thì bạn sẽ không biết được fanpage của mình đang ra sao, cần phải chính sửa cải thiện điều gì cho nê bạn cần phải nắm được các khái niệm quan trọng dưới đây.
CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG FANPAGE KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT
Audience Engagement
Theo Facebook, Engagement (Lượt tương tác) bao gồm lượt like, comment, share, lượt click mà bạn nhấn vào một bài viết trên Facebook. Có 1 quy luật bất biến: “Nhất share, nhì comment, sau cùng là like”. Đơn giản bởi khi có ai đó comment hay nhấn like vào bài viết của bạn, bài viết đó sẽ không được tự động “share” đến những người theo dõi họ, vì thế “share” là cách tốt nhất để giúp bài post của bạn đươc nhiều người biết đến. Dennis Yu – Chuyên gia Facebook từng nhận định: “1 Comment có sức mạnh gấp 7 lần Like còn 1 lượt Share mạnh gấp 13 lần lượt Like”!
Engagement Rate (Tỷ lệ tương tác) được tính bằng:
( Số lượt click + reaction + Comment+share)/số lượt người xem bài
Reach/ Impressions:
** Cần phân biệt giữa Reach và Impressions
Hiểu đơn giản: Khi ai đó nhìn thấy bài post của bạn, đó là “1 Impression”. Nếu họ nhìn thấy 2 lần, nghĩa là “2 Impressions”. Trong khi đó, “Reach” là số lượng người thấy bài post của bạn. Ví dụ, nếu bạn chia sẻ bài post và nó được hiển thị 1 lần tới 10 bạn nhóm A và hiển thị 2 lần với 5 bạn nhóm B thì có nghĩa là: Tổng impressions là 20 nhưng tổng lượt reach chỉ là 5 mà thôi.
Lượt Impressions quan trọng, tuy nhiên có rất nhiều người, họ thấy bài viết của bạn nhưng lại không đọc nó khi lần đầu thấy!
Trong khi đó, lượt Reach sẽ cho bạn biết liệu lượng fans thấy được nội dung bài post của bạn. Nếu họ đã lâu không còn tương tác tới các bài viết của bạn, Facebook có thể sẽ không bao giờ hiển thị bài post của bạn cho họ thấy. Có 2 loại đó là: Organic reach (lượt reach tự nhiên) và Paid reach (lượt reach trả phí).
Clicks to website or app:
Có rất nhiều loại clicks khác nhau, có thể là click vào một tấm ảnh, click để xem video. Nếu một ai đó ghé thăm trang web của bạn, bạn sẽ muốn biết họ đã làm gì trên website. Và sẽ thật tuyệt nếu ai đó click vào website và đăng ký là “email subscriber”, mua sản phẩm hay đăng ký tham gia hộ thảo trên website!
Audience Profile:
Liệu bạn có chắc mình đang xây dựng được đúng lượng audience? Phải làm sao khi bạn target đến lượng audience của một đất nước có mức lương thấp trong khi giá sản phẩm của bạn lên đến $1,000? Hãy luôn theo dõi lượng audience bạn nhắm đến. Hãy luôn nhớ rằng bạn có thể thu hút nhầm lượng audience cho dù bạn xây dựng được những nội dung độc đáo trên Fanpage.
Audience Response rate:
Bạn càng có nhiều nội dung tương tác với đối tượng bạn nhắm đến, bạn càng thu thập được nhiều lượt tương tác đến nội dung và nhãn hàng của bạn. Hãy cố gắng trả lời các comments trên Trang của mình và trả lời nhanh nhất có thể!
Negative feedback:
Với Facebook, negative feedback (phản hồi tiêu cực) là chỉ số đo lường sức khỏe Page của bạn. Nếu bài post nhận được nhiều negative feedback sẽ mất đi cơ hội được hiện thị ra với nhiều người hơn và Page có negative feedback trung bình ở mức cao sẽ mất dần đi khả năng reach của mình.
Thế nên, nếu bạn muốn làm Facebook marketing hiệu quả thì cần có cái nhìn kĩ hơn vào negative feedback và giữ nó càng thấp càng tốt.
Time of Engagement:
Qua thời gian, bạn sẽ nhận thấy các xu hướng (trend) thường nhận được nhiều lượt tương tác nhất. Bạn cần chú ý: Các bài post bạn chia sẻ có thể có ảnh hưởng lớn đến lượng tương tác, bởi vậy, việc phân tích các trend là điều rất cần thiết. Có một típ nhỏ đó là hãy đẩy mạnh các bài post trong khoảng thời gian đạt được lượng tương tác lớn.
Tổng hợp