Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 thì quy định và phân chia ra các loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một Thành Viên, Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên, Công ty Cổ Phần, Công ty Hợp Danh. Ngoài ra còn có các tập đoàn, tổng công ty lớn tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp, công ty hình thức đơn lẻ
1.1. Hộ kinh doanh
1.1.1. Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh (HKD) do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 người lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
1.1.2. Hộ kinh doanh có những đặc điểm gì?
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
- Đối với Hộ KD do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ ( như chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân).
- Đối với Hộ KD do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người làm đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên Nghĩa là hộ kinh doanh hoạt động một cách chuyên nghiệp và thu nhập chính của họ phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp:
Mặc dù là chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh lại không có tư cách của doanh nghiệp: không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật Phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
- Khi phát sinh khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ
- Không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có
- Không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.
1.2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn – Cty TNHH
Cty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Đây chính là một ưu điểm lớn của loại hình công ty này so với những doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, cty TNHH chỉ có thể huy động vốn thông qua phần vốn góp mà không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Cty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Theo luật doanh nghiệp 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 loại:
1.2.1. Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 thành viên – TNHH MTV
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005)
- Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ của cty TNHH 1 thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
1.2.2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là Doanh nghiệp
- Thành viên của Công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là 2 người và tối đa không vượt quá 50 người.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.3. Công ty Cổ Phần (Cty CP)
Đây là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (Theo điều 77 Luật doanh nghiệp).
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp các cổ đông có thể bán các cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho các thành viên hay cá nhân khác.
Số lượng cổ đông được bao gồm ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.3.1. Vốn của công ty cổ phần.
Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau hoặc gọi là cổ phần.
Mỗi cổ phần được thể hiện dưới dạng văn bản chứng chỉ do công ty phát hành bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty gọi là cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu.
Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần. Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.
1.3.2. Thành viên của công ty cổ phần.
Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có ba thành viên tham gia công ty cổ phần. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (TGĐ), đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát.
1.3.3. Trách nhiệm của công ty cổ phần.
Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty (đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu).
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.3.4. Phát hành chứng khoán của công ty cổ phần.
Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác để huy động vốn. Cuối cùng là chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần). Cổ phần của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu của công ty cổ phần được coi là hàng hoá, được mua, bán, chuyển nhượng tự do theo quy định của pháp luật.
1.4. Loại hình Doanh Nghiệp Tư Nhân (DNTN)
1.4.1. DNTN là gì?
1.4.2. Đặc điểm của DNTN:
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào để huy động vốn.
- Mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
- Các doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
- Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
* Có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế như thế nào.
* Có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý điều hành doanh nghiệp, nhưng phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh
* Phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5. Hợp tác xã (HTX)
1.5.1. Khái niệm Hợp Tác Xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
1.5.2. Đặc điểm hợp tác xã
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội.
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận: Một phần lợi nhuận trong hợp tác xã dùng để trích lập các quỹ, được phân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, đào tạo, thông tin cho xã viên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng dân cư địa phương … Một phần lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ. Do vậy mà kể cả những thành viên góp vốn ít nhưng vẫn có cơ hội được nhiều lợi nhuận hơn người góp nhiều.
- Tổ chức quản lý: thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau, mà không phụ thuộc vào vốn đóng góp.
- Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo việc làm cho các thành viên, thúc đẩy sự phát triển và góp phần hạn chế thất nghiệp trong xã hội.
Về góc độ pháp lý: Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình.
Thành viên hợp tác xã góp vốn đồng thời cam kết sử dụng sản phẩm dịch vụ của hợp tác xã hoặc người lao động trong hợp tác xã. Nếu không sử dụng sản phẩm dịch vụ trong thời gian 3 năm trở lên hoặc không làm việc trong hợp tác xã quá 2 năm thì mất tư các thành viên.
2. Doanh nghiệp, công ty ở quy mô lớn
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là tập hợp các công ty ở quy mô lớn hoạt động một trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước. Trong đó có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con khác.
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty ở nước ta hiện nay có 2 hình thức, đó là:
- Tập đoàn kinh tế Nhà nước / Tổng công ty Nhà nước
- Tập đoàn kinh tế Tư nhân / Tổng công ty Tư nhân.
2.1. Tập đoàn kinh tế Nhà nước / Tổng công ty Nhà nước
Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ – công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, bao gồm:
- Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của thủ tướng chính phủ.
- Công ty con của doanh nghiệp cấp I là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối. Các công ty con này được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên.
- Tổng công ty theo hình thức công ty mẹ – công ty con, công ty liên doanh, công ty con ở nước ngoài, công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo
- Các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn.
2.2. Tập đoàn kinh tế tư nhân
Tập đoàn kinh tế tư nhân được hình thành bằng chính sự tăng trưởng quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động của chính các doanh nghiệp. Việc hình thành tập đoàn hoàn toàn là do nhu cầu và nội lực của doanh nghiệp và không có bất cứ một quyết định chuyển đổi hay sắp xếp hành chính nào.
Tập đoàn có thể nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty con.
Trong tập đoàn kinh tế tư nhân:
- Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan.
Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và điều lệ công ty.
2.3. Điều kiện để trở thành tập đoàn:
- Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung úng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế
- Tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia;
- Tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
- Thủ tướng Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ.
- Vốn điều lệ của công ty mẹ phải có ít nhất là 10.000 tỷ đồng.
- Nếu công ty mẹ là hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ.
2.4. Top 10 Tập đoàn lớn nhất Việt Nam (năm 2018)
Dự án starup “Peloton” của John Foley đã thành công như thế nào?
Công việc lương cao tại Việt Nam 2019
Bí quyết thành công của các triệu phú, tỷ phú?