Internet và công nghệ thông tin đang thể hiện vai trò quan trọng của mình với tất cả ngành nghề trong cuộc sống ngày nay bao gồm cả giáo dục. Năm 2015 số người đăng ký các khoá online đã hơn 35 triệu người và con số này sẽ còn tăng liên tục cho thấy nhu cầu học tập thông qua internet rất lớn cũng như sự bùng nổ trong lĩnh vực dạy học trực tuyến.
Dạy học trực tuyến trở thành công việc “kiếm bộn tiền” cho những người biết tận dụng lợi thế kiến thức của mình cộng với sự hỗ trợ của công nghệ. Dưới đây là 5 nền tảng phổ biến giúp bạn dễ dàng tạo thêm thu nhập từ giáo dục online.
1. Youtube
Không thể nào phủ nhận độ “hot” và phổ biến của Youtube lúc này, với hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu, tại Việt Nam trung bình mỗi người dành ra hơn 50% tổng thời gian online cho Youtube. Có thể nói đây là nền tảng video số 1 toàn cầu hiện nay.
Đối với giáo dục trực tuyến ở Việt Nam, Youtube chứng minh lợi thế của mình khi rất nhiều thầy cô có tên tuổi đã lập kênh riêng để đăng tải video dạy học như cô Mai Phương, Ms.Hoa TOEIC, thầy Nguyễn Thanh Tùng,… với vài chục nghìn thậm chí cả trăm nghìn lượt đăng ký.
Sở dĩ Youtube có khả năng thu hút như vậy là vì các ưu điểm:
- Lượng tiếp cận cao ngất ngưởng nhờ số người dùng “khủng”
- Dễ dàng thực hiện bởi chỉ cần quay video và đăng tải không giới hạn với chi phí 0 đồng.
Nhưng bản chất Youtube không được dùng để phục vụ giáo dục trực tuyến nên vẫn còn rất nhiều nhược điểm:
- Không có hệ thống theo dõi quá trình học tập, quản lý học sinh, bài kiểm tra đánh giá trình độ,… và cũng rất khó cho bạn để đánh giá hiệu quả bài giảng của mình khi chỉ nhìn vào số lượt xem.
- Không hỗ trợ bán khoá học: Cách thức kiếm tiền ở Youtube là hợp tác với các nhãn hàng khác đặt quảng cáo trên mỗi video, thu nhập sẽ dựa vào số lượt click vào quảng cáo. Do đó, Youtube không phù hợp nếu bạn muốn thu hút học viên và bán khoá học của mình.
- Rủi ro bị “ăn cắp bản quyền” do các video dễ dàng bị tải xuống và phát tán trái phép.
Thời gian xây dựng kênh giáo dục: Từ 6 tháng – 1 năm
Thu nhập trung bình chỉ từ 1- 2 triệu mỗi tháng.
2. Mạng xã hội (Facebook)
Tương tự như Youtube, các mạng xã hội như Facebook có lượng người dùng lớn, đặc biệt ở độ tuổi 15-40 là những người có nhu cầu lớn về giáo dục. Nhận thấy tiềm năng từ mạng xã hội, không ít trung tâm và thầy cô đã lập trang, nhóm kin trên Facebook để đăng tải bài học và dùng nó như một kênh chính để dạy học.
Khi đặt mạng xã hội và các nền tảng khác lên so sánh, ta có thể nhận thấy một số ưu điểm như:
- Hầu như không mất chi phí gì để đăng tải bài học, thao tác đơn giản, phổ biến và có khả năng tương tác với học viên tốt hơn nhờ gửi tin nhắn qua messenger và tương tác trực tiếp qua livestream.
- Có thể tạo các nhóm kín Facebook như một cộng đồng trao đổi kiến thức, thông tin.
Tuy nhiên, Facebook vẫn có rất nhiều cản trở với người tạo khoá học như:
- Không tích hợp các phương thức thanh toán.
- Bảo mật còn yếu, rủi ro bị đánh cắp bài giảng do chia sẻ tài khoản và tải xuống trái phép.
- Khó xây dựng khoá học chuyên nghiệp, quản lý quá trình học tập cũng rất khó khăn do không thể sắp xếp các bài giảng, khoá học rõ ràng.
Thời gian xây dựng kênh và thu hút học sinh: khoảng 6 tháng – 1 năm
Doanh thu trung bình 2-3 triệu mỗi tháng.
3. Nền tảng bán khoá học
Đây là nền tảng cho phép người dùng đăng tải các khoá học của mình lên một hệ thống chung được quản lý bởi nhà cung cấp. Nhiệm vụ của người tạo bài giảng đơn thuần là chuẩn bị và đăng tải khoá học.
Mọi hoạt động kinh doanh, bán khoá học sẽ cho nhà cung cấp đảm nhiệm và doanh thu được chia sẻ lại theo phần trăm thoả thuận, thường 80-85% doanh thu thuộc về nhà cung cấp nền tảng.
Nền tảng này mang đến nhiều ưu điểm như:
- Giảm gánh nặng về chi phí bởi tất cả hoạt động kinh doanh, chương trình ưu đãi sẽ do bên cung cấp đảm nhận.
- Chi phí vận hành thấp: Người dùng gần như không phải trả bất kỳ chi phí nào khác ngoài quay video để đăng tải lên các nền tảng bán khoá học.
Tuy nhiên, song song với những ưu điểm trên là những nhược điểm:
- Doanh thu phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp nền tảng. Nếu trên cùng một nền tảng có nhiều khoá học giống nhau, chúng sẽ phải cạnh tranh nhau để giành học viên. Nhưng nhà cung cấp sẽ không quan tâm bởi dù học viên đăng ký khoá nào họ cũng hưởng lợi. Cuối cùng tổn thất chỉ thuộc về người đăng tải của mỗi khoá.
- Người tạo bài giảng chỉ nhận lại 10-15% doanh thu từ mỗi học viên. Hơn nữa, tính minh bạch trong báo cáo về doanh thu, số lượng học viên phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp.
- Rất khó để xây dựng thương hiệu cá nhân khi khoá học bị gán chung với những khoá học thuộc lĩnh vực khác.
Thời gian xây dựng khoá học: 3-6 tháng
Thu nhập trung bình khá thấp, từ 1-2 triệu/tháng mà thôi.
4. Nền tảng dạy học trực tuyến
Hay còn gọi LMS platform là nền tảng do chính trung tâm/ người dạy tự xây dựng. Mỗi website được thiết kế riêng theo yêu cầu sao cho phù hợp với mục đích của từng đối tượng. Họ sẽ tự làm chủ và kiểm soát mọi hoạt động trên nền tảng giáo dục của mình.
Do người tạo khoá học có thể chủ động, hình thức này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn:
- Việc giảng dạy, doanh thu hoàn toàn độc lập, trong tầm kiểm soát của người tạo khoá học mà không phải thông qua bên thứ ba.
- Các tính năng được tích hợp và phát triển theo nhu cầu, có phát triển các công cụ hỗ trợ như live-stream, live chat, quản lý học viên, các công cụ thanh toán học phí…
- Xây dựng đội ngũ kỹ thuật riêng.
Bên cạnh đó, LMS platform cũng có những hạn chế làm đau đầu người điều hành:
- Kinh phí cực kỳ lớn: Lương cho đội ngũ kỹ thuật, bạn phải đầu tư các khoản khác như thuê/mua máy chủ, duy trì hosting ổn định, bảo trì/nâng cấp sản phẩm… khiến chi phí lên tới hơn 100 triệu mỗi tháng.
- Các nền tảng LMS này thường được dùng cho đào tạo miễn phí hoặc đào tạo nội bộ trong công ty, trong các trung tâm nghiên cứu,.. Không những vậy, do cần nguồn lực lớn để duy trì và phát triển, nên rất khó để thu hồi lại vốn đầu tư.
- Chi phí đầu tư lớn gây áp lực đẩy học phí của mỗi khoá tăng lên, càng khó khăn hơn để giữ được số lượng học viên ổn định.
Thời gian xây dựng: 6 tháng – 1 năm
Thu nhập trung bình: 7 – 8 triệu/tháng
5. Nền tảng tích hợp vừa tạo dựng vừa bán khoá học (the complete platform)
Có thể nói đây là nền tảng kết hợp chợ bán khoá học và nền tảng do cá nhân tự xây dựng. Do đó, mô hình này mang những đặc điểm nổi trội của hai nền tảng trên như tiết kiệm chi phí, dễ dàng sử dụng, giúp người dùng tự kiểm soát khoá học của mình và được hỗ trợ bởi hàng loạt tính năng chuyên dụng cho giáo dục trực tuyến.
Hãy cùng điểm qua một vài ưu điểm nổi trội của nền tảng mới nhất này nhé:
- Chi phí đầu tư và duy trì đều thấp hơn rất nhiều so với các nền tảng khác: So với kinh phí 100 triệu thuê đội ngũ lập trình, sử dụng các nền tảng tích hợp sẵn chỉ chiếm khoảng 4-5 triệu mỗi tháng. Tức là bạn đã tiết kiệm được 95% ngân sách.
- Rút ngắn thời gian thu hồi vốn: Chỉ cần vài tháng, thậm chí chưa đến 1 năm để khoá học của bạn bắt đầu sinh lời.
- Không những vậy, nền tảng này hỗ trợ quản lý học viên với tính năng nhắc nhở học viên, ngân hàng câu hỏi – đề thi cùng hệ thống đánh giá tiến trình học tập.
- Sử dụng tên miền riêng để xây dựng thương hiệu của riêng mình.
- Bảo mật tài liệu học tập bằng chế độ chống tải xuống, quay màn hình và chống chia sẻ tài khoản.
- Bạn được làm chủ hoàn toàn với doanh thu của mình, bên cung cấp nền tảng sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật và chỉ thu một khoản phí nhất định mỗi tháng.
Nhược điểm duy nhất của nền tảng này là người dùng chưa hiểu rõ về cách thức hoạt động, vận hành chung. Điều này gây khó khăn khi bạn phải tự quản lý khoá học của mình.
Do vậy, Hachium – Nền tảng xây dựng website cho giáo dục đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay – đã có giải pháp bằng cách hỗ trợ khách hàng 24/7. Mọi thắc mắc về kỹ thuật sẽ được giải đáp và xử lý nhanh chóng bởi đội ngũ kỹ thuật nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm.
Thời gian xây dựng khoá học: 1 – 2 tháng
Thu nhập trung bình: 10-12 triệu/tháng
Trên đây là 5 nền tảng công nghệ đang trở thành “hot trend” của giáo dục trực tuyến, với mỗi đối tượng và nhu cầu khác nhau sẽ có lựa chọn riêng phù hợp với mình. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng để chọn phương án thích hợp nhất và bắt tay vào dự án dạy học online ngay nào!
Nguồn: hachium.com