Mã hóa đầu cuối là gì? Tính năng mới này của Zalo có lợi ích gì đối với người dùng? Thực tế, Zalo luôn hướng đến sự riêng tư và bảo mật của người dùng nên đã ra mắt tính năng Mã hóa đầu cuối (E2EE) nhằm tăng cường bảo mật cho trò chuyện.
Trong bài viết sau ATP Software sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của mã hóa đầu cuối cũng như cách thức hoạt động của tính năng này. Qua đó bạn sẽ biết được cách bật mã hóa đầu cuối trên Zalo điện thoại và máy tính vô cùng đơn giản.
Mã hóa đầu cuối Zalo là gì?
Mã hóa đầu cuối là công nghệ giúp bảo vệ nội dung tin nhắn toàn diện. Khi nâng cấp tính năng này cho cuộc trò chuyện, các tin nhắn được mã hóa trước khi gửi, chúng sẽ ở dạng mã hóa trong toàn bộ quá trình gửi và nhận. Theo đó, ngoài thiết bị của người gửi và người nhận ra, tin nhắn này sẽ không được giải mã trên bất kỳ thiết bị nào khác.
Phương thức mã hóa đầu cuối (E2EE) chính là sự nâng cấp về bảo mật của Zalo. giúp bảo vệ tối ưu các nội dung trao đổi của người dùng qua nền tảng này. Người dùng có thể kích hoạt tính năng mã hóa đầu cuối trên ứng dụng điện thoại di động hoặc Zalo PC.
Bạn có thể nghiên cứu tài liệu kỹ thuật mã hóa đầu cuối Zalo tại đây!
Các nội dung được hỗ trợ mã hóa đầu cuối
Những nội dung được hỗ trợ tính năng mã hóa đầu cuối bao gồm:
- Nội dung được hỗ trợ ở thời điểm hiện tại: tin nhắn văn bản, tin nhắn thoại, ảnh, video, file, sticker, GIF, MP3, hình vẽ tay, emoji, vị trí
- Nội dung sẽ được hỗ trợ trong các phiên bản tiếp theo: cuộc gọi, livestream
- Nội dung chưa được hỗ trợ: gợi ý sticker, bình chọn nhóm, tin nhắn đã ghim, lịch sử trò chuyện nhóm, bản xem trước link
Cách thức hoạt động của mã hóa đầu cuối
Trước khi gửi đi, nội dung gốc của tin nhắn được mã hóa trên máy của người gửi.
- Tin nhắn đã mã hóa được gửi đến máy chủ Zalo.
- Máy chủ Zalo gửi tin nhắn mã hóa đến máy của người nhận.
- Tin nhắn mã hóa được giải mã trên máy của người nhận để trở về nội dung gốc.
Điểm nổi bật của phương thức này là thông tin của người dùng được mã hóa và giải trực tiếp trên thiết bị của họ với sự hỗ trợ của cá cặp mã khóa bảo vệ.
Ví dụ như bạn A gửi tin nhắn có nội dung như “Thứ 6, họp chiến lược quý”. Theo đó, thông qua giao thức E2EE, ngay trên máy của người này dữ liệu được mã hóa thành những ký tự đặc biệt một cách ngẫu nhiên và không mang ý nghĩa gì cả, ví dụ “axP/Hn8hkhs-u10smIytTT=QQ”. Sau đó, mã hóa này sẽ được giữ nguyên suốt quá trình vận chuyển, cho đến khi người nhận B mở tin nhắn, nội dung mới được giải mã trên máy của người nhận B.
Cách kích hoạt tính năng mã hóa đầu cuối trên điện thoại
Hướng dẫn nhanh:
- Bước 1: Chọn đoạn hội thoại muốn bật mã hoá > chọn biểu tượng 3 dấu gạch ngang đầu điện thoại.
- Bước 2: Nhấn Mã hoá đầu cuối.
- Bước 3: Chọn tiếp Nâng cấp mã hoá đầu cuối là hoàn tất.
Hướng dẫn chi tiết:
Bước 1: Cập nhật ZALO phiên bản mới nhất
Đầu tiên bạn cần cập nhật ZALO với phiên bản mới nhất. Như vậy tài khoản Zalo mới có tính năng “mã hóa tin nhắn Zalo”.
Bước 2: Mở cuộc trò chuyện muốn mã hóa
Mở cuộc trò chuyện bạn muốn mã hóa tin nhắn sau đó bạn nhấn nút 3 gạch ngang – góc trên cùng bên phải khung trò chuyện => Click chọn “Mã hóa đầu cuối”
Bước 3: Chọn “Nâng cấp mã hóa đầu cuối”
Sau khi người nhận tin nhắn truy cập ZALO tính năng Mã hóa đầu cuối Zalo sẽ được khởi động. Điều này giúp tin nhắn của bạn đã được bảo mật tối ưu hơn.
Cách bật mã hóa đầu cuối trên máy tính, Zalo PC
Để mã hóa tin nhắn ZALO trên máy tính/Zalo web bạn hãy thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, người dùng cần phải nâng cấp ZALO PC phiên bản mới nhất.
Bước 2: Tiếp theo, bạn Click chuột phải vào cuộc trò chuyện muốn mã hóa (Hoặc trỏ chuột vào cuộc trò chuyện muốn mã hóa => Click dấu 3 chấm phía bên tay phải khung) => Ngay tại cửa sổ Popup mới bạn click “Nâng cấp mã hóa đầu cuối”.
Bước 3: Cuối cùng bạn Click “Nâng cấp” tại cửa sổ mới là xong.
Làm sao để tắt mã hóa đầu cuối Zalo trên điện thoại và máy tính?
Người dùng nếu bật tính năng mã hóa đầu cuối, bạn sẽ chưa thể tắt tính năng này. Do đó bạn cần cân nhắc trước khi kích hoạt nhé. Bởi Zalo mới ra mắt phương thức và hiện tại chưa cập nhật cách tắt mã hóa đầu cuối Zalo. ATP Software sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thêm thông tin về thông tin này nếu Zalo có thêm tính năng tắt mã hóa đầu cuối.
Nên sử dụng tính năng mã hóa đầu cuối của Zalo hay không?
Mã hóa đầu cuối giúp bảo vệ nội dung tin nhắn và tránh bị đánh cắp với mục đích xấu. Việc nâng cấp tính năng này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi nhắn tin, vì không còn lo ngại bị người ngoài xâm nhập vào đọc tin nhắn của mình. Vì vậy, nếu bạn muốn giữ cho tài khoản của mình an toàn thì nên sử dụng tính năng mã hóa đầu cuối.
Những lưu ý khi bật mã hóa đầu cuối ZALO
Khi bật tính năng mã hóa đầu cuối trên Zalo, cần lưu ý một số điều sau:
- Khi mã hóa đầu cuối được kích hoạt, biểu tượng ổ khóa sẽ xuất hiện để cho người dùng dễ dàng nhận biết.
- Nếu bạn quan tâm đến việc sao lưu tin nhắn, cần nhớ rằng các tin nhắn đã được mã hóa đầu cuối vẫn sẽ được sao lưu. Để bảo vệ tin nhắn của bạn, hãy đặt mật khẩu cho bản sao lưu.
- Ngoài ra, tính năng mã hóa đầu cuối chỉ có thể thực hiện thiết lập thủ công từng người, bạn không thể bật mã hóa đầu cuối cùng lúc cho nhiều cuộc trò chuyện.
- Tóm lại, để bảo mật cuộc trò chuyện của bạn, nên sử dụng tính năng mã hóa đầu cuối trên Zalo. Nhưng cũng cần lưu ý những điều trên để sử dụng tính năng này một cách an toàn và hiệu quả nhé!
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho người dùng, giúp bạn biết được cách mã hóa đầu cuối Zalo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ATP Software để được tư vấn kỹ hơn bạn nhé!
ATPTEAM Content
Tin liên quan
- Zalo thu phí người dùng sau 1/08? Xem ngay câu trả lời để biết chi tiết nhé!
- Cách khắc phục lỗi Zalo không gửi được tin nhắn thoại nhanh nhất