Doanh nghiệp có thể phát triển xa được hay không một phần quan trọng là do sự đóng góp của các nhân sự trong công ty. Nếu một công ty doanh nghiệp có nhiều nhân viên giỏi, nhiều nhân tài đóng góp thì doanh nghiệp sẽ đi rất xa. Thế mới nói “Muốn đi nhanh hãy đi một mình – Muốn đi xa hay đi cùng nhau!”
Các yếu tố nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp
Nhân tài là những nhân viên lo nỗi lo của người sếp, của doanh nghiệp. Họ rất chủ động giải quyết các khó khăn, thử thách đang tồn tại trong doanh nghiệp và cùng hợp tác với các nhân sự khác để giải quyết vấn đề đó. Những nhân viên này tự ý thức được nhiệm vụ trách nhiệm của mình và chủ động làm việc mà không cần ai giám sát. Người sếp chỉ cần cho họ một ý tưởng và mục đích thì những nhân tài này sẽ tự lập kế hoạch để thực hiện nó.
Nhân tài trong công ty thường làm những công việc mà không ai dám làm hoặc ngại làm. Luôn luôn tích cực khi nhận việc và làm việc đến nơi đến chốn.
5 nhóm nhân sự trong doanh nghiệp
20% nhân tài
20% nhân tài này luôn luôn làm việc vượt sự mong đợi của sếp, vượt sự mong đợi của khách hàng và không ngừng nỗ lực nâng cao kỹ năng kiến thức cho bản thân.
20% khá
20% trung bình
20% yếu
20% kém
Cách giữ chân nhân tài ở lại công ty
Cố gắng xây dựng mối quan hệ bạn bè
Thông thường tại doanh nghiệp công ty chỉ diễn ra mối quan hệ đồng nghiệp – đồng nghiệp hoặc sếp – nhân viên, mối quan hệ này chỉ diễn ra khi làm việc tại công ty, ít khi nào các nhân sự trong công ty liên lạc lẫn nhau vào các thời gian nghỉ ngơi của mình. Vì vậy, để công ty gắn kết hơn bạn phải xây dựng được sự đoàn kết giữa các nhân viên và đặc biệt là mối quan hệ bạn bè với các nhân sự giỏi. Vì vậy như khoảng cách giữa sếp – nhân viên sẽ thu hẹp dần, nhân viên dễ nói ra các cảm xúc, ý tưởng của mình hơn và ở lại với công ty lâu hơn.
Chia sẻ tầm nhìn sứ mạng của công ty
Như đã nói ở trên, để nhân tài phát huy năng lực của mình bạn cần phải cho họ biết họ phải làm gì, mục đích mục tiêu tiến tới của công ty doanh nghiệp là gì? Bạn cần phải chia sẻ tầm nhìn của mình cho các nhân sự này và cho họ thấy họ sẽ là ai trong tầm nhìn đó. Thì như vậy, nhân tài sẽ biết mình đang ở đâu trong công ty và họ sẽ phấn đấu để giúp công ty đạt được tầm nhìn đó.
Xây dựng lộ trình phát triển của công ty
Chia sẻ tầm nhìn sứ mệnh xong bạn cần phải có lộ trình theo tháng – quý – năm với các chỉ số, mục tiêu cụ thể có thể đạt được để các nhân tài này có mục tiêu rõ ràng hơn để phấn đấu.
Khen ngợi trân trọng giá trị của nhân tài
Bất kỳ ai cũng muốn mình được tôn vinh vì đã đóng góp lớn cho công ty đó là một trong các nhu cầu thiết yếu của con người. Bạn cần phải khen thưởng đúng người, đúng thời điểm và đúng cái cần khen. Như vậy nhân tài sẽ thấy mình được trọng dụng và các nhân sự khác sẽ lấy đó làm gương để phấn đấu tốt hơn.
Học cách lắng nghe nhân tài
Là một nhà quản trị, một giám đốc hay CEO luôn luôn có những cố vấn bên mình bởi vì không ai tài giỏi mà làm đúng tất cả. Bạn cần có những góc nhìn đa chiều về một vấn đề và suy xét lời khuyên đó để đưa ra biện pháp kế hoạch phù hợp.
Đôi khi có những vấn đề mà ở góc nhìn của bạn sẽ không thấy được, vì vậy bạn cần biết lắng nghe những ý kiến đóng góp của các nhân sự để có góc nhìn toàn diện hơn về vấn đề.
Nhân rộng sự thành công của nhân tài cho các nhân sự khác
Như đã nói ở đoạn đầu, nếu công ty chỉ tập trung vào các nhân sự tài giỏi thì vẫn không thể phát triển lâu dài được, vì vậy bạn cần biết cách phát triển năng lực của các nhóm nhân sự còn lại. Hãy đề nghị các nhân sự giỏi đứng ra chia sẻ và giúp đỡ các nhân sự bên dưới để cùng nhau phấn đấu phát triển. Đó mới là một doanh nghiệp đoàn kết để phát triển bền vững
Nguyên Phong – ATP Software