Phần 1: Tư duy, hiểu đúng về thương hiệu cá nhân
Phần 2: Định vị thương hiệu cá nhân (Brand Image, Core values/Values Proposition/Perceived Value/Traits/Archetype)
Phần 3: Kênh truyền thông
Phần 4: 5 phần nhỏ về Creative Content, Communication, Customer’s Journey.
Tại sao Novak Djokovic – tay vợt trình độ hàng đầu thế giới nhưng chỉ nổi tiếng thứ 3 sau Nadal và Federer?
Hình ảnh của cả 3 tay vợt trên sân tennis đều rất mạnh mẽ và cuốn hút phái nữ, rất thể thao và ra dáng quí ông. Ngoài đời thường, Nadal và Federer cũng thể hiện mình là một quí ông thực thụ, cũng lịch lãm và cuốn hút phái nữ y như cái cách họ đánh tennis.
Nhưng ngược lại, Djokovic lại là một gã đàn ông hài hước, chọc ghẹo mọi ng xung quanh khi anh ta có cơ hội tiếp xúc, đó chính là lí do vì sao mặc dù trình độ tay vợt của Djokovic đc đánh giá là giỏi nhất thế giới, nhưng anh chỉ xếp thứ 3 về độ nổi tiếng, hay thứ 3 về giá trị thương hiệu. (Câu chuyện thương hiệu tôi đọc được từ một mẫu chuyện được trích từ bài anh Đức Sơn)
Phần 1: Tư duy, hiểu đúng về thương hiệu cá nhân
Ông chủ tỉ phú người Thái sau khi bán lại công ty cũ với giá trị hàng tỉ dollar và bắt đầu cho một business mới, thực tế có hơn 50% khách hàng quay lại với ông vì uy tín của ông và vì biết được rằng ông là người đứng đầu công ty thứ 2 này.
Thương hiệu cá nhân không còn là một khái niệm xa lạ đối với chúng ta, nhưng để hiểu đúng, xây dựng hiệu quả hình ảnh thương hiệu cho lãnh đạo xuyên suốt, thống nhất, gợi nhớ, tập trung và ít mang lại rủi ro về vấn đề truyền thông thương hiệu, cơ bản việc xây dựng sẽ đi theo 4 phần trên.
Các bài viết của mình đều xuất phát từ tư duy trước tiên, mình training nhân sự cũng bắt đầu từ tư duy, tư duy đã hiểu đúng thì kết quả và hành động thay đổi đáng kể, đừng chỉ training theo kiểu cầm tay chỉ việc, điều quan trọng, là tôi muốn biết vì sao tôi phải làm thế, câu chuyện của nó và viễn cảnh tôi đạt được nếu tôi tư duy đúng.
Personal branding (Thương hiệu cá nhân): Tức là, khi nhắc tới bạn, họ (target audiences) sẽ liên tưởng ngay tới điều gì đầu tiên?
Anh Chánh – Hình ảnh mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng, một người truyền cảm hứng, đấu tranh cho cái sai, cái không đúng, cái bất hợp lý diễn ra trong xã hội.
Anh Chiến – Hình ảnh Hồng Thất Công, ông già noel, bao dung, cao thượng và luôn mong muốn khai phát, khai phá con người.
Anh Đức Sơn – rõ ràng là một chuyên gia về thương hiệu.
Tại sao anh Sơn chỉ là một chuyên gia về thương hiệu mà không hề liên quan tới Digital Marketing? Mặc dù hai phạm trù đều thuộc Marketing và cũng rất quan trọng trong thời đại số?
—
Trong khi các doanh nghiệp đau đáu đi tìm thương hiệu riêng cho riêng mình (corporate branding), thì đó lại là một cơ hội rất tuyệt cho các cá nhân muốn xd thương hiệu, ít người #làm_đúng, thì mình làm sẽ dễ dàng và dễ thành công hơn rồi!
Sau đây là một số qui tắc cần hiểu trước khi bắt tay xây dựng thương hiệu cá nhân (Personal Brand). THCN chia ra làm 3 cấp độ như sau.
– VIPs/CELEBRITIES (Người nổi tiếng/Người của công chúng): Là nhóm influencer có độ Reach cao nhất, tuy nhiên không phải celebrities nào cũng có sự Relevance tới ngành hàng. Nếu bạn muốn làm Celebrities, hãy xác định ngay từ đầu, đã bắt tay với truyền thông có nghĩa là phải quay mặt lại với… gia đình, thậm chí bạn sẽ không được tự ý làm gì và quyết định gì theo cá nhân mình muốn, kể cả việc….nhà bạn không may có hậu sự của ai đó, bạn cũng không được về thăm (nếu ko có sự đồng ý của quản lý). Hãy làm quen với việc sẽ có 2 luồng thông tin trái chiều với mình, chuẩn bị tâm lý trước để mà…mặc kệ, ai biểu sống an nhàn không chịu, thích làm người nội tiếng. hehe
– PROFESSIONAL INFLUENCERS (Các chuyên gia, người có chuyên môn cao và có sức ảnh hưởng trong ngành hàng): Những người này vừa có độ Reach tương đối cao (thấp hơn Celeb) và có mức độ Resonance và Relevance với ngành hàng cao nhất.
– CITIZEN INFLUENCERS (Những người có 500+ friends hay followers có những chia sẻ về ngành hàng tạo được nhiều sự chú ý, Những người tiêu dùng có chia sẻ về ngành hàng hoặc kinh nghiệm, đánh giá về sản phẩm): Những người có độ Resonance và Relevance tương đối cao, tuy nhiên độ Reach thấp nhất trong 3 nhóm influencer.
Vậy để thương hiệu cá nhân được xây dựng đúng cách và đi đúng hướng, trước khi bắt tay xây dựng nó, người xây dựng thương hiệu cá nhân cần biết những nguyên tắc cơ bản nào?
– giỏi, có năng lực lõi vượt trội, phải giỏi đã, giống như thương hiệu doanh nghiệp, chiến lược thương hiệu chỉ phát huy tác dụng thật sự khi giá trị cốt lõi của sản phẩm phải đủ tốt, tất nhiên ko có sản phẩm hoàn hảo cho mọi thời điểm, nhưng nó phải đáp ứng và mang lại giá trị đề xuất và giá trị cảm nhận khác biệt với số đông còn lại trên thị trường.
– giỏi trên cơ sở hệ qui chiếu nào. Rõ ràng giỏi so với nhân viên kinh nghiệm 2-3 năm và giỏi với các chuyên gia đầu ngành sẽ là hai câu chuyện khác nhau.
Năng lực lõi của một ng chủ DN muốn xây dựng thương hiệu sẽ hội đủ bởi 3 yếu tố:
– khác biệt (có lợi thế cạnh tranh)
– khó bắt chước
– bền vững
hoặc một khái niệm khác về năng lực lõi:
– bạn thích làm gì
– bạn giỏi về lĩnh vực gì
– thị trường cần gì
– bạn có được trả tiền cho năng lực đó không
vòng giao nhau giữa 4 gạch đầu dòng trên chính là năng lực lõi của chủ DN.
-> Qui tắc 1: Core abilities (năng lực lõi), muốn xây dựng THCN, cá nhân phải giỏi thực sự.
Giai đoạn tiếp theo của việc xây dựng THCN đó chính là phân loại. Phân loại là cái gì nhỉ? Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta đi qua một vài ví dụ về thương hiệu doanh nghiệp:
Hãy nghĩ về thương hiệu Chevrolet. Điều gì ngay lập tức sẽ xuất hiện trong đầu anh? Có lẽ có chút vướng mắc ở đây, thật ra rất dễ hiểu, vì Chevrolet có thể là xe con và cũng có thể là xe tải, vừa có thể to vừa có thể nhỏ, có thể đắt cũng có thể rẻ. Khi một cái tên được gắn cho nó quá nhiều đặc điểm, nó sẽ dần mất đi sức mạnh, khách hàng sẽ không tài nào nhớ được định vị của Chevrolet, thực sự là gì?
Rất nhiều doanh nghiệp khi phát triển đến một mức độ nhất định, muốn tăng trưởng cvkd của DN mình, liền mở rộng ngành hàng và lập tức thu về doanh thu (ngắn hạn), nhưng xét về dài hạn, sức mạnh của thương hiệu sẽ bị suy yếu, vì hình ảnh thương hiệu bao năm qua tốn công xây dựng đã bị mất đi.
Quay lại vấn đề thương hiệu cá nhân, là bạn, liệu bạn có tin một thương hiệu cá nhân vừa hài hước lại vừa lạnh lùng không? Chắc là không đâu.
-> Qui tắc thứ 2: Category first, brand later.
Nếu không định vị, thương hiệu sẽ không nhất quán về hình ảnh (images), cảm xúc (emotion), tiếng nói (voice), tính cách (personalities)… đến cộng đồng khán giả mục tiêu trong tất cả các kênh truyền thông.
Để hiểu rõ hơn vế vấn đề này, mọi ng có thể đọc phần 2 về định vị thương hiệu cá nhân sẽ được trình bày ở phần kế tiếp.
Nhắc tới GG adwords có thể nghĩ tới SEO Ngon, chắc tới thương hiệu có thể nghĩ tới anh Đức Sơn. Bởi vì qui tắc này.
-> Qui tắc thứ 3: Hãy định vị thương hiệu, trước khi đem đi truyền thông.
Muốn thành công, hãy biết cho đi, muốn thành công, hãy giúp người khác thành công trước. Muốn thương hiệu mạnh, hãy đóng góp cho xã hội và cộng đồng thật nhiều.
-> Qui tắc thứ 4: Càng chia sẻ nhiều điều có ích (trải nghiệm, kiến thức), THCN của bạn sẽ càng mạnh.
Hiểu rõ khán giả mục tiêu, giỏi chụp ảnh thì không thể đi chia sẻ kiến thức chụp ảnh cho doanh nhân được, giỏi marketing thì không thể chia sẻ kiến thức marketing/branding cho bà bán xôi được, hãy hiểu rõ khán giả mục tiêu của mình:
– họ là ai
– họ cần gì ở mình
– mình giúp họ giải quyết đc vấn đề gì
Hãy chia sẻ những nội dung mà đám đông muốn nghe, đừng show những gì mà mình đang có. Họ (Target audiences) chỉ quan tâm tới những thứ có thể trả lời đc câu hỏi: “Làm sao để giải quyết đc vấn đề của chính họ?”, mà thôi.
-> Qui tắc thứ 5: Hãy yêu thương và thấu hiểu khán giả mục tiêu.
Quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân cũng sẽ rất khó khăn và đầy chông gai. Đọc tới đây thì những cá nhân muốn xây dựng THCN, đã có một định hướng đúng đắn cho mình, nhưng bước qua giai đoạn triển khai thì lại là một câu chuyện khác. THCN từ khi bắt đầu sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm như sau:
– Giai đoạn mở đầu: NGHI NGỜ, DÒ XÉT, GATO, KHÓ CHỊU
– dần dần THCN sẽ được NHẬN BIẾT
– ngày càng được CỦNG CỐ và truyền miệng (vì giỏi thật).
– và cuối cùng bước vào giai đoạn phát triển VỮNG BỀN.
Cuối cùng, thương hiệu không phải là một chiếc áo mĩ miều khoác bên ngoài chủ thể. Cách giết chết một thương hiệu nhanh nhất là nói những điều mà nó không có. Vì vậy, trước khi bắt tay xây dựng THCN, chúng ta cần biết chúng ta đang ở đâu, thế giới xung quanh đang có gì, chúng ta nên đi đâu (Brand Vision), chúng ta sẽ trở thành ai. Vậy thì, ngay bây giờ chúng ta phải bắt đầu làm những gì, để xây dựng THCN một cách bền vững từ nền móng.
Kết luận:
Để thương hiệu cá nhân càng mạnh, nó phải được xây dựng lâu dài, thời gian tính bằng năm, target audiences quan tâm phải nhiều, và đúng với định vị hình ảnh ban đầu đã thiết lập, tất cả hình ảnh phải được THỐNG NHẤT.
Thương hiệu cá nhân phải được xây dựng dựa vào những #reasontobelieve (lý do để tin), lý do gì mà người khác có thể tin bạn có đc thương hiệu định vị như trên? Điều quan trọng đó là nâng cao năng lực lõi của mình:
– Thái độ (Attitude) – 70%
– Kiến thức (Knowledge)
– Kĩ năng (Skills)
Câu hỏi cuối: Tại sao bạn lại muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình như vậy, mà ko phải là hình ảnh khác? Đó có phải là hình ảnh thương hiệu mang đậm tính cách của bạn? Hay hình ảnh thương hiệu này bạn đang copy từ ng khác và bạn đang cố làm bản thân mình giống như vậy?
Người chia sẻ: Phung Le Lam Hai