Theo một số nghiên cứu từ trước đến nay tại Việt Nam, cứ 10 cửa hàng ra đời thì có đến 7 giải thể hoặc ngừng hoạt động ngay trong năm đầu tiên. Nguyên nhân có thể kế đến đó là: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản trị, chăm sóc khách hàng kém, chiến dịch marketing không hiệu quả, hay do vị trí địa lí cửa hàng không thuận lợi… Tôi dám chắc các bạn có thể kể một cách rành rọt tất cả các lí do trên trong vòng 1 phút.
Tuy nhiên, cứ 5 người được hỏi chỉ có 1 người đưa ra câu trả lời: thị trường kinh doanh quá rộng lớn, nhiều đối thủ trực tiếp, cạnh tranh về giá cao. Hay nói theo cách khác các đơn vị chưa xác định được thị trường ngách một cách chính xác. Hãy thử tưởng tượng xem, trong một đại dương mệnh mông, công ty bạn là một chú cá nhỏ tranh giành thức ăn với các tập đoàn lớn là một con cá mập. Bạn nghĩ, bên nào sẽ chiến thắng?
Nếu không muốn bị ‘nuốt chửng”, hãy học cách tìm kiếm thị trường ngách tại Việt Nam.
NHẬN ĐỊNH VỀ THỊ TRƯỜNG NGÁCH
Thị trường ngách – giải pháp vừa sức cho doanh nghiệp Việt Nam
Một trong những cơ hội làm nên thành công bền vững cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là việc tạo ra thị trường ngách. Nếu các đại gia có đủ tiền của để thực hiện cuộc chiến dội bom truyền thông để giành lấy trái tim khách hàng thì các doanh nghiệp nhỏ tạo ra ngách thị trường nhỏ vừa đủ để phục vụ. Nếu con cá lớn chưa để ý hoặc không chui vào được những ngách đá hẹp, thì cơ hội này thuộc về những con cá nhỏ, tha hồ tung tăng trong một vùng nhỏ được bao bọc bở một gành đá…
Khi chúng ta cố gắng giành lấy một thị phần nhỏ bé trong một thị trường rộng lớn sẽ gặp khó khăn trăm bề. Khi đó bạn sẽ phải có nguồn lực dồi dào để tạo sự khác biệt nhỏ trong thị trường rộng lớn, điều này đôi lúc quá sức với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc tạo ra một thị trường mới có thể phù hợp hơn. Trong thị trường rộng lớn có hàng vạn đối thủ cạnh tranh đang giành giật nhau, và hầu như họ không có nhiều điểm khác biệt mà chỉ xoay quanh những định vị thông thường… Vậy những doanh nghiệp Việt Nam chúng ta có thể chọn những khúc sông nhỏ, tạo ra những giá trị nhỏ nhưng khác biệt, từ đó chúng ta có khuấy động được cảm xúc khách hàng và gây sự chú ý.
Một định vị hẹp giúp chúng ta không mất nhiều ngân sách đầu tư, chúng ta tập trung nguồn lực chăm sóc tốt khách hàng. Chúng ta có ít khách hàng hơn như sự khác biệt cao và cụ thể hơn sẽ giữ chân khách hàng lâu hơn. Và thời gian trôi qua, thị trường lớn dần lên, định vị nhỏ hẹp ban đầu có thể không còn phù hợp, lúc này chúng ta tái định vị để phù hợp với tình hình mới. Khi đó thương hiệu doanh nghiệp của bạn đã có chỗ đứng bền vững trong tâm trí khách hàng. Nếu chúng ta cảm thấy nuối tiếc vì không với được miếng bánh nhỏ trong thị trường rộng lớn có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng cho một chiến lược thị trường ngách độc đáo này.
Khi sở hữu một thị trường hẹp chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi mang lại cho khách hàng một giá trị lớn hơn chi phí mà khách hàng bỏ ra. Nguyên tắc chung là nếu giá trị mang lại lớn khách hàng chúng ta sẽ hài lòng. Có nghĩa là bạn được ưu tiên “móc túi” trước đối thủ cạnh tranh. Khi khách hàng hài lòng, đồng nghĩa với việc bạn có người làm marketing cho mình: marketing truyền miệng!.
Nguyên tắc chung là nếu giá trị mang lại lớn khách hàng chúng ta sẽ hài lòng. Có
Có một cách nói ngụ ý là “sẽ tốt hơn khi là một con cá lớn trong một hồ nước nhỏ, thay vì là con cá nhỏ trong hồ nước lớn”. Các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam cạnh tranh tốt hơn nếu nhắm đến một phân khúc thị trường nhỏ vì chúng ta đang ở quy mô nhỏ. Nghĩa là bạn hãy tranh thủ lợi thế của mình, đó là tập trung nguồn lực cho mục tiêu. Bởi ở quy mô nhỏ bạn có thể nắm bắt chi tiết hơn nhu cầu khách hàng. Bạn có thể hiểu rõ từng khách hàng của mình. Đấy là những điều mà đôi lúc những công ty lớn không thể làm được.
Thị trường ngách – những rủi ro tìm ẩn
Ý tưởng mới, định vị mới, con đường mới đều chứa đựng trong đó những rủi ro tiềm ẩn. Có những bài học thị trường đáng giá hàng chục triệu đô la của những doanh nghiệp khi phải tạo thị trường ngách bằng mọi cách. Tư duy phát triển con đường mới hay tạo thị trường ngách là cần thiết, tuy nhiên trong thực tế triển khai cần được xem xét kĩ lưỡng, đặc biệt là yếu tổ sản phẩm và thị trường. Nước tinh khiết Aquafina đã rất thành công nhưng nước Aquafina hương dâu lại phải chia tay sớm với thị trường. Hay bia tươi đóng chai, một thị trường hoàn toàn mới với người sành bia Việt… đã không tạo ra được chổ đứng như mong đợi. Từ ý tưởng đến thị trường là cả một quá trình marketing được bắt đầu từ từng chiến lược cụ thể.
Một điều khác, khi doanh nghiệp chọn chiến lược thị trường ngách là đồng nghĩa với việc “khai hoang mở mang bờ cõi”. Như vậy có nghĩa là phải chấp nhận đi dò đường vì chưa có đường mòn, phải tỉnh táo, đặc biệt là sử dụng tích hợp các chức năng marketing trong việc mở đường này. Và nếu việc khai hoang không thành công có nghĩa là phải chấp nhận rủi ro. Ngược lại, khi việc phát triển thị trường ngách thành công, mở ra một thị trường rộng lớn thì là lúc phải có các chiêu thức để giữ được thị trường đối với các đối thủ đến sau
2. Làm sao để định vị chính xác được thị trường ngách?
Dưới đây là 5 bước giúp bạn tạo ra được thị trường ngách đầy tiềm năng.
- Hiểu rõ đối tượng khách hàng của bạn
Thay vì nghiên cứu để tìm ra một dòng sản phẩm mà bạn muốn bán, hãy phân tích kĩ tệp đối tượng khách hàng mục tiêu bạn đang hướng đến.
Sự thật là nhu cầu, mối quan tâm của một tập khách hàng dường như không đổi theo thời gian. Một khi, bạn nắm giữ được trái tim của họ, thật đơn giản để tạo ra các sản phẩm đáp ứng được mong muốn, kì vọng
- Nghiên cứu “keywords” mà tệp đối tượng khách hàng (bước 1) thường xuyên sử dụng để tìm kiếm thông tin trên thanh công cụ tìm kiếm.
Để hoàn thành bước này, đơn giản nhất bạn nên sử dụng Google Adwords Trend Tool (hoàn toàn miễn phí). Nó cung cấp các thông số về số lượt tìm kiếm trung bình một tháng; mức độ canh tranh, Cost per Click (CPC)
- Thị trường có cạnh tranh hay không?
Mức độ cạnh tranh của thị trường ngách là chỉ số để xét xem liệu rằng thị trường này có tiềm năng sinh lãi hay không. Thị trường tốt nhất được xác định bởi:
- Giá mỗi lần nhấp chuột trung bình cao (CPC)
- Nhiều trang quảng cáo
- Nhà quảng cáo nằm trong top 3 vị trí cao cấp
- Quảng cáo được nhắm mục tiêu cao đến từ khóa tìm kiếm
- Mức độ quan tâm đến thị trường, lĩnh vực như thế nào?
Sử dụng công cụ Google Trend sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về thị trường. Liệu rằng hiện tại, đó đang là mối quan tâm, xu hướng của cộng đồng. Tránh tình trạng, sức hút năm trước rất lớn lại giảm mạnh trong năm nay. Vì vậy, đừng chủ quan nhé.
- Quyết định chọn thị trường ngách: giai đoạn này là tổng hợp tất cả các thông tin bạn đã dày công nghiên cứu ở trên.
Ví dụ như một thị trường ngách cực kì tiềm năng nhưng số lượt tìm kiếm về từ khóa đó không nhiều. Bạn cần đưa ra một quyết định sáng suốt bằng việc đơn giản thay đổi từ khóa bằng cách thêm vào một hoặc vài từ để tạo ra một thị trường ngách khác có khả năng mang lại lợi nhuận cao.
3. Các tiêu chí xác định thị trường ngách
1. Viết ra một danh sách những điều bạn mong muốn
Bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ của mình cho ai? Việc liệt kê này càng cụ thể càng tốt. Hãy nhận dạng khu vực địa lý bạn muốn bắt đầu và hình thức khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ của mình.
Nếu như bạn không biết bạn muốn bán hàng cho ai, bạn sẽ không thể tìm ra cách để liên hệ với họ. Bạn cần phải nhận ra rằng bạn không thể bán hàng cho tất cả mọi người. Nói cách khác, việc cố gắng bán hàng cho tất cả các đối tượng chỉ là đang liều lĩnh phí công sức của bản thân và càng làm khách hàng bị bối rối.
Khi bạn nói bạn muốn mở cửa hàng kinh doanh quần áo cho giới trẻ, vẫn chưa đủ cụ thể. Khách hàng nữ, độ tuổi từ 22-35, ưa thích phong cách thời trang công sở, thu nhập từ 8 triệu – 20 triệu/tháng sẽ là một mục tiêu rõ ràng và tốt hơn nhiều.
2. Tập trung
Hãy xác định rõ ràng bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ gì, và nhớ rằng: Thứ nhất, bạn không thể bán tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người; thứ hai, thị trường mục tiêu càng hẹp càng tốt.
Thị trường ngách không đồng nghĩa với lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Chẳng hạn, việc kinh doanh quần áo không phải là một thị trường ngách, nó là lĩnh vực kinh doanh bạn đang tham gia. Một thị trường ngách cụ thể, có thể là “thời trang bà bầu dành riêng cho các chị em công sở” hay “trang phục dự tiệc dành cho giới trẻ”…
Để bắt đầu bước thứ 2 này, bạn nên sử dụng những kỹ thuật như sau:
1. Hãy liệt kê một danh sách những điều bạn làm tốt và những kỹ năng cần thiết liên quan.
2. Hãy liệt kê những thành tựu bạn đã đạt được.
3. Hãy nhận dạng những bài học quan trọng bạn đã học.
4. Hãy nhìn vào những kinh nghiệm quá khứ, chúng sẽ cho bạn thấy phong cách của bạn, cách bạn thường tiếp cận để xử lý vấn đề.
3. Hãy mô tả thế giới bằng con mắt của khách hàng
Khi bạn nhìn vào mọi thứ xung quanh từ góc độ của những khách hàng tiềm năng, bạn có thể nhận dạng được nhu cầu hoặc mong muốn của họ.
Cách tốt nhất để làm việc này chính là hãy nói chuyện với những khách hàng tiềm năng, và phát hiện cũng như phân tích những mối quan tâm chính của họ là gì.
4. Tăng tốc
Đây là giai đoạn thị trường ngách của bạn bắt đầu “hình thành” khi những ý tưởng của bạn, cộng với những nhu cầu và mong muốn của khách hàng hợp nhất, tạo ra một điều gì đó mới. Một thị trường ngách tốt sẽ có 5 đặc điểm như sau:
• Nó dẫn bạn tới nơi bạn muốn – nói cách khác, nó phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn.
• Ai đó cũng muốn nó – “ai đó” ở đây chính là khách hàng.
• Nó được chuẩn bị một cách cẩn trọng.
• Nó là duy nhất.
• Nó không ngừng phát triển, và cho phép bạn tạo ra những cơ hội lợi nhuận khác nhau nhưng vẫn giữ được yếu tố kinh doanh cốt lõi, từ đó, đảm bảo thành công dài lâu.
5. Đánh giá
Đã đến lúc đánh giá những sản phẩm/dịch vụ bạn định khởi nghiệp bằng những tiêu chí được đề cập trong bước 4.
Nếu bạn nhận ra rằng thị trường ngách bạn hướng tới đòi hỏi bạn phải đi đi lại lại nhiều, trong khi bạn lại không phải là người thích di chuyển, thì việc này có nghĩa rằng thị trường ngách đó chưa đáp ứng tất cả những tiêu chí trên – và nó sẽ không thể dẫn bạn đến nơi bạn muốn. Do vậy, đừng ngại ngần bỏ qua nó, và tiếp tục với những ý tưởng tiếp theo.
6. Thử nghiệm
Một khi đã có sự ăn khớp giữa thị trường ngách và sản phẩm của mình, bạn hãy thử bán nó ra thị trường. Hãy cho mọi người cơ hội mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn ngoài thị trường thực tế. Điều này có thể thực hiện bằng cách tung ra các sản phẩm mẫu, thông qua buổi seminar hay qua các thư giới thiệu…
Cần nhớ, việc thử nghiệm không nên tiêu tốn nhiều tiền của bạn.
7. Tiến hành
Đã đến lúc triển khai ý tưởng của bạn. Với rất nhiều người khởi nghiệp, đây là giai đoạn khó khăn và thách thức nhất. Nhưng bạn đừng sợ: Nếu như bạn đã “làm bài tập về nhà một cách đầy đủ”, việc gia nhập thị trường sẽ là một bài tập mạo hiểm có tính toán, chứ không phải bạn đang đánh bạc.
Nguồn: Tham khảo brandVN