Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing là kế hoạch tổng thể giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận được nhiều người hơn. Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường là khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu marketing.
Vì sao phải xây dựng chiến lược Marketing?
Theo nghiên cứu, có 46% thương hiệu không có chiến lược marketing hiệu quả. Và có 16% thương hiệu có marketing chiến lược nhưng lại hoạt động không hiệu quả.
Điều này có nghĩa là một nửa các doanh nghiệp không thể tiếp cận với khách hàng. Bởi vì khách hàng chưa từng biết đến sự tồn tại của họ.
Khi không xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp của bạn sẽ mất phương hướng. Và lãng phí tiền bạc cho các kênh không mang lại hiệu quả. Cũng như mất hết khách hàng tiềm năng vào đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược Marketing 4P là gì?
Chiến lược Marketing về cơ bản được triển khai theo 4 yếu tố. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường.
Các chiến lược Marketing của doanh nghiệp thường bao gồm:
- Value proposition (tuyên bố giá trị của doanh nghiệp)
- Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải
- Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
- Phương pháp thực hiện
Sản phẩm:
Yếu tố đầu tiên của 4P trong marketing là sản phẩm. Sản phẩm có thể là hàng hóa hữu hình hoặc dịch vụ vô hình đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của người tiêu dùng. Dù là kinh doanh pallet tùy chỉnh và các sản phẩm gỗ hay cung cấp chỗ ở sang trọng, bạn đều phải nắm rõ chính xác sản phẩm của bạn là gì và điều gì làm cho nó trở nên độc đáo trước khi bạn có thể bán thành công.
Giá cả
Chi phí khách hàng bỏ ra (giá sản phẩm) để sở hữu sản phẩm hay sử dụng dịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm. Việc định giá trở nên vô cùng quan trọng và đầy thách thức khi môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Nếu giá sản phẩm quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung bán số lượng lớn hơn để có lợi nhuận. Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ chuyển hướng sang sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Yếu tố này sẽ tác động đến lợi nhuận, cung, cầu và chiến lược tiếp thị. Dựa trên các mức giá khác nhau mà các thương hiệu có những vị thế khác nhau trên thị trường, khi các cân nhắc về độ co giãn của giá có thể ảnh hưởng đến hai “P” tiếp theo.
Xúc tiến thương mại
Là tất cả các hoạt động quảng bá nhằm đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được nhiều người biết đến. Từ ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự hơn, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm năng.
Các hoạt động này gồm quảng cáo trên công cụ tìm kiếm google ads, quan hệ công chúng, tiếp thị truyền thông xã hội, tiếp thị qua email, tiếp thị video và nhiều hơn nữa. Và bạn cần quan tâm những vấn đề như sau: Có thể truyền thông điệp marketing của mình đến thị trường mục tiêu khi nào và ở đâu? Bạn sẽ tiếp cận khách hàng bằng hình thức nào? Đối thủ cạnh tranh đã sử dụng các biện pháp gì?,…
Phân phối
Là nơi trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Kênh phân phối có thể là các cửa hàng vật lý hay các trang thương mại điện tử trên internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.
Thường thì bạn sẽ nghe các marketers nói rằng tiếp thị là đặt đúng sản phẩm, đúng giá, đúng nơi, đúng thời điểm. Cho nên, bạn cần tìm ra các vị trí lý tưởng để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế
Có rất nhiều phương pháp được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để quảng bá sản phẩm:
- Các phương pháp truyền thống như mua quảng cáo trên ti vi, đài FM, báo, tạp chí; sử dụng các bảng quảng cáo, poster quảng cáo, banner, tờ rơi quảng cáo…
- Quảng cáo trên môi trường Internet: Google Ads, các kênh Social Media …
- Tham gia các triển lãm, hội chợ…
- Telemarketing, Email Marketing…
Nguyên Thùy – Tổng hợp và Edit