Thật ra mà nói mô hình kinh doanh “Người khổng lồ” theo mình hiểu chính là mô hình kinh doanh truyền thống vậy. Ra mắt sản phẩm, đổ tiền vào marketing cho sản phẩm đó, marketing thành công thì sẽ có doanh thu. Cùng tìm hiểu mô hình kinh doanh “Người khổng lồ” có đặc điểm thế nào!
Tiềm lực tài chính mạnh
Tại sao cần nhiều tiền? Vì để chi mạnh tay cho marketing sản phẩm hay thương hiệu, ở mô hình này đa số các doanh nghiêp dùng Outbound Marketing để tiếp cận nhanh chóng tới khách hàng. Nếu dùng Inbound Marketing chờ khách hàng chú ý tới sẽ mất nhiều thời gian.
Lazada thì được Alibaba chống lưng, Tiki nhận được hơn chục triệu USD ở mỗi lần gọi vốn từ JD.com, VNG, Tencent, Shopee không chỉ có SEA mà còn thêm Tencent. Những đại gia làng công nghệ hay đầu tư chống lưng cho nên việc bỏ tiền cho marketing không khiến họ nao núng.
Chiến dịch marketing vô cùng ấn tượng với khách hàng
Lấy 1 ví dụ ở Việt Nam mà các bạn có thể biết rõ nhé.
Đó là TVC của Điện Máy Xanh, nghe quen lắm đúng không, đoạn nhạc ám ảnh cư dân mạng cả năm 2016 chứ đâu. “Mua tivi đến Điện Máy Xanh, mua tủ lạnh đến Điện Máy Xanh,…..” nhờ đoạn hát này Điện Máy Xanh ngoài việc phổ biến thương hiệu khắp cả nước, thì chuỗi cửa hàng này đã chiếm luôn 35% thị phần ngành bán lẻ điện máy(đứng đầu).
Nhiều Startup chịu lỗ để vận hành mô hình kinh doanh “Người khổng lồ”
Không phải họ không bán được hàng mà chịu lỗ, mà họ chấp nhận chịu lỗ để chiếm thị phần, giành khách hàng, tạo thói quen mua sắm trên internet cho người dân. Nói về các startup như vậy ở Việt Nam có Tiki, Shopee, Lazada; 3 ông lớn trong lĩnh vực thương mai điện tử. Theo các báo cáo về 3 sàn TMDT này thì năm nào họ cũng lỗ tuy doanh thu ngày càng tăng tốt hơn.
Những doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ nên làm sao?
Đầu tiên, đừng đi theo mô hình này, mô hình này thì chỉ có thật nhiều tiền mới đi phổ biến cho khách hàng, người tiêu dùng được.
Thứ 2, còn rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau từ Âu sang Á để bạn tham khảo và lựa chọn sự phù hợp cho công ty. Các bạn có thể tham khảo một số bài viết sau về các mô hình trên thế giới để có sự lựa chọn đúng đắn:
Chiến lược kinh doanh hay: Chiến lược mô hình kinh doanh tinh gọn chi phí thấp
10 mô hình kinh doanh dễ dàng cho dân mới bắt đầu khởi nghiệp
Tổng hợp 16 mô hình kinh doanh phổ biến trên thế giới
10 mô hình kinh doanh kinh điển cho Startup
Thứ 3, nếu đọc hết các bài trên mà vẫn không xác định được thì tham khảo bài dưới này nhé, tự thiết lập lấy mô hình kinh doanh phù hợp cho chính công ty, doanh nghiệp.
7 BƯỚC THIẾT LẬP MÔ HÌNH KINH DOANH HIỆU QUẢ
Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nìn toàn diện về mô hình kinh doanh “Người khổng lồ” và biết được nhiều loại mô hình khác nhau.
Thu Hà – Tổng hợp
Xem thêm:
Top những mô hình kinh doanh khả thi ít rủi ro?
Kiếm tiền online cùng ATP – Mô hình kinh doanh online không có rủi ro