Ecommerce là một thuật ngữ quen thuộc của xu hướng chuyển đổi số. Sự phát triển của công nghệ đã kéo theo một hình thức kinh doanh mới ra đời và tăng trưởng nhanh chóng. Đó chính là E- commerce.
Sự thay đổi mạnh mẽ và hành vi người tiêu dùng sau đại dịch Covid-19, năm 2021 được xem là năm của Thương mại điện tử và mua hàng trực tuyến. Để hiểu sâu hơn về Ecommerce là gì, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau của ATP Software.
Ecommerce là gì?
E – Commerce (Electronic commerce) hay còn gọi là thương mại điện tử. Đây là các hoạt động mua hoặc bán các sản phẩm thông qua các dịch vụ trực tuyến. Thương mại điện tử vô cùng tiện lơi đến mức bạn có thể mua bán sản phẩm trên toàn thế giới ở bất kỳ thời gian nào. Điểm khác biệt này là điều các cửa hàng truyền thống không bao giờ có được.
Một số ngành nghề sử dụng Ecommerce phổ biến là:
- Thương mại di động.
- Chuyển tiền điện tử.
- Quản lí chuỗi cung ứng.
- Tiếp thị qua Internet.
- Giao dịch trực tuyến.
- Trao đổi dữ liệu điện tử.
- Hệ thống quản lý hàng tồn kho.
Các hình thức hoạt động chính của E – Commerce là gì?
Thực tế, Ecommerce có 5 hình thức họat động chính. Các hình thức này được con người sử dụng rộng rãi trong thời đại kinh doanh kỹ thuật số.
Thư điện tử
Thư điện tử e-mail (Electronic mail) là hình thức được sử dụng nhiều tại các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Họ hay dùng thư điện tử như một hình thức trao đổi trực tuyến thông qua mạng Internet.
Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (electronic payment) là hình thức chi trả mức thanh toán cho một dịch vụ nào đó. Thông qua cách thanh toán trực tuyến, tận dụng Internet trong thời đại công nghệ số. Ví dụ, bạn có thể trả lương nhân viên bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản.
Ngày nay tốc độ phát triển nhanh chóng, thương mại điện tử hay thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới như:
- Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính.
- Tiền lẻ điện tử.
- Ví điện tử (Electronic Purse)
- Giao dịch điện tử của ngân hàng.
- Dịch vụ vận chuyển thương mại điện tử COD (Cash of Delivery).
Trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” – structured form. Dữ liệu sẽ được truyền từ máy tính này sang máy tính khác khi có internet. Quá trình thực hiện giữa các công ty, đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau.
Truyền dung liệu
Dung liệu hay còn gọi là Content đơn giản là nội dung của hàng số hóa. Giá trị thực của nó không phải trong vật mang tin mà nằm ở bản thân nội dung sẵn có. Hàng hóa số hoàn toàn có thể thực hiện trao đổi dưới hình thức giao qua mạng.
Mua bán hàng hóa hữu hình
Ecommerce ngày một phát triển kéo theo các hàng hóa bán lẻ trực tuyến qua mạng Internet được mở rộng. Chúng ta dễ dàng bắt gặp các mặt hàng thông dụng được bày bán online. Từ đó, trào lưu mua hàng điện tử (Electronic Shopping) bắt đầu xuất hiện. Vì lẽ đó, Internet ngày càng trở nên quyền lực hơn và trở thành công cụ đắt lực để doanh nghiệp mở rộng buôn bán cạnh tranh hàng hữu hình (Retail of tangibla goods).
Điểm danh các công ty E-commerce nổi tiếng tại Việt Nam?
Năm 2021 được xem là năm của sàn thương mại điện tử lên ngôi. Ecommerce phát triển bùng nổ và thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Dưới đây là những công ty thương mại điện tử áp dụng E-commerce thành công ở Việt Nam.
Tập đoàn Tiki
Tiki.vn là website kinh doanh trực tuyến thành lập vào tháng 3 năm 2010. Ban đầu Tiki kinh doanh mặt hàng sách, văn phòng phẩm là chủ yếu. Đến nay, Tiki mở rộng cung cấp thêm các sản phẩm thuộc ngành hàng quà tặng, điện tử hàng thời trang,…
Hiện tại, Tiki cũng liên kết với nhiều cá nhân, doanh nghiệp để mở rộng gian hàng trực tuyến. Điều này góp phần tạo sự đa dạng cho các mặt hàng kinh doanh.
Công ty TNHH Shopee
Shoppe Vietnam là một trong những công ty Thương mại điện tử đầu tiên cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến qua ứng dụng trên điện thoại di động. Shopee thành lập từ đầu năm 2015, tính đến nay Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phát triển mạnh nhất vượt xa các đối thủ cùng ngành.
Lazada
Lazada Việt Nam cũng là một sàn giao dịch Thương mại điện tử cung cấp nhiều ngành hàng đa dạng. Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia. Hiện tập đoàn có chi nhánh tại Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Đây là sàn thương mại điện tử đứng thứ 2 trên thị trường Việt Nam, sau Shopee.
Như vậy qua bài viết bạn cũng nắm được những vấn đề liên quan về Ecommerce rồi đúng không nào? Đây là một lĩnh vực mới có nhiều kiến thức cần chúng ta tìm hiểu chuyên sâu. Đừng quên theo dõi ATP Software để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích hơn về Ecommerce và các vấn đề liên quan nhé!