Gần đây tôi nhận được khá nhiều quan điểm trái chiều về Email marketing. Cả tích cực lẫn tiêu cực?
Nhắc đến email marketing, nhiều người cho rằng:
- Tại sao phải triển khai email marketing, có hiệu quả gì đâu!
- Mỗi lần gửi email cho người dùng toàn bị liệt vào mục spam email?
- Mặc dù gửi email vào hộp thư chính của người nhận nhưng chẳng ai thèm đọc?
Vậy là họ chuyển sang marketing trên social media.
Tuy nhiên, một số khác lại thành công “vang dội” khi triển khai hoạt động email marketing, có thêm nhiều khách hàng.
Vậy bí quyết thành công của việc triển khai chiến dịch email marketing là gì? Bài viết này sẽ bật mí cho bạn.
Email Marketing là gì?
Email marketing (Tiếp thị qua email) là hình thức tiếp cận, quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua email (thư điện tử) để mang về khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Email marketing được đánh giá là một trong những kênh marketing online hiệu quả nhất. Đối với nhiều doanh nghiệp, đó chính là động lực số 1 để bán hàng online.
=> Xem thêm: Hướng dẫn tạo gmail hàng loạt không cần số điện thoại
Những tác dụng của Email Marketing
Mặc dù các social media marketing (phương tiện truyền thông trên mạng xã hội) và hình thức spam (spam email chưa bao giờ là chiến lược marketing hiệu quả) ngày càng phát triển nhưng email vẫn là cách hữu hiệu nhất để nuôi dưỡng lead (khách hàng tiềm năng) và biến họ thành khách hàng.
Vậy vai trò quan trọng của email marketing là gì?
Thực ra có khá nhiều lý do không thể bỏ qua email marketing, nhưng tôi sẽ liệt kê 4 lý do cơ bản:
– Email marketing có thể tiếp cận rộng rãi đến người dùng hơn:
Theo thống kê của Radicati tháng 3/2018 ước tính có:
3,8 tỉ tài khoản email trên toàn thế giới
281 tỉ email được gửi đi trong năm 2018.
Và Radicati cũng dự đoán con số email có thể tăng đến 333 tỉ vào năm 2022.
Điều này có nghĩa là một nửa thế giới này đang sử dụng email. Woww!! Một con số đáng nể!
Trong khi đó, Facebook chỉ có hơn 1 tỉ người dùng đang hoạt động.
– Email marketing mới là kênh giao dịch chủ yếu không phải là social media:
Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên và suy nghĩ lại về hành vi của người dùng online.
Bạn có để ý, trước khi đăng nhập/ đăng ký tài khoản của một website (1 shop online chẳng hạn), bạn phải làm gì?
Chẳng phải là điền email liên hệ để đăng nhập/ đăng ký tài khoản à?
Không thể phủ nhận Facebook có lượng tương tác cực kỳ lớn. Tuy nhiên, chẳng phải bạn cần có một tài khoản email để tạo tài khoản Facebook, Instagram, …?
Hơn thế, Facebook còn dùng email để thông báo đến người dùng khi họ được tag vào một tấm ảnh nào đó.
Hãy thử tưởng tượng, khi bạn trò chuyện với khách hàng về thông tin sản phẩm/ dịch vụ, câu cuối cùng họ luôn nói là gì?
“Gửi thông tin chi tiết qua email cho mình?” hay “Gửi báo giá qua email cho anh nha!”, …
Đa số ai online đều cần lập tài khoản email. Vì vậy khi muốn kết nối với khách hàng tiềm năng, không có kênh nào tiếp cận rộng rãi đến người dùng hơn email marketing.
Tối thiểu 91% khách hàng check mail mỗi ngày thay vì chỉ lướt lướt trên mạng xã hội.
– Email marketing truyền tải thông điệp của bạn:
Nếu bạn phải chọn giữa 2 cách: Thêm subscriber (người đăng ký) vào danh sách email và cách có được fan mới trên facebook, thì tôi khuyên bạn nên lựa chọn subscriber từ email.
Có 2 lý do chủ yếu:
90% email được gửi đến đúng hộp thư đến của người dùng trong khi chỉ có 2% người dùng trên Facebook có thể nhìn thấy bài post của bạn trên newfeed của họ.
Bởi vì facebook giới hạn số lần bài post của bạn xuất hiện trên newfeed so với các post có chạy quảng cáo trả phí.
Những người đăng ký email của bạn nói rõ cho bạn biết họ đang muốn biết gì khi đăng ký vào danh sách email của bạn. (dựa vào sự phân nhóm subscribers – lát nữa tôi sẽ giải thích rõ cho bạn ở sau).
Vì vậy, email marketing đảm bảo người dùng nhận được thông điệp từ bạn.
– Email marketing có chi phí thấp nhưng mang lại tỉ lệ ROI (tỉ lệ lợi nhuận) cao nhất:
Theo thống kê cho thấy, có hơn 138% người mua hàng thông qua email thay vì những người không nhận được email. Và email marketing có tỉ lệ ROI đến 3800%. Con số quá khủng!
Có phải bạn nghĩ social media có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn?
Suy nghĩ lại đi! Giá trị chuyển đổi của email marketing mang lại ít nhất là gấp 3 lần so với tỉ lệ chuyển đổi của social media marketing đấy.
Theo nghiên cứu của Monetate, 4,24% người dùng từ email marketing mua hàng/sử dụng dịch vụ so với 2,49% người dùng từ các công cụ tìm kiếm và chỉ có 0,59% người dùng từ social media.
=> XEM THÊM:
Quy trình 5 bước về cách làm email marketing hiệu quả
#Bước 1: Xây dựng Database (cơ sở dữ liệu) chuẩn bị cho quá trình email marketing
Bạn có biết có nguyên tắc 4 “NÊN” và “5 KHÔNG NÊN” trong email marketing là gì không? Đây là những nguyên tắc quan trọng bạn cần lưu ý khi thu thập database:
5 “KHÔNG”:
Không dùng list email thông qua việc trao đổi mua bán, hoặc một bên thứ 3 nào đó.
Người dùng không tự động điền email sẽ không có nhu cầu mua hàng, hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Do đó, tôi không khuyến khích làm vậy.
Không thu thập data từ các nguồn có sẵn trên mạng:
Những nguồn data email này không chất lượng, có thể là email phụ, ít sử dụng hoặc không còn sử dụng.
Đôi khi người đăng ký nhận email không có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Không tự ý thêm email vào list data nhận tin trong khi chưa có sự đồng ý của người dùng:
Đây là điều tối kỵ trong email marketing. Bạn cần phải có sự cho phép của người dùng.
Nếu vẫn cố tình gửi email liên hệ với khách hàng khi chưa được phép, điều này được xem như một hình thức spam email, vừa tốn thời gian và chi phí đầu tư, thậm chí vi phạm pháp luật.
Không lừa dối người dùng để đưa họ vào danh sách nhận tin. Ví dụ bạn “treo đầu dê bán thịt chó” hứa hẹn cho họ ưu đãi lớn sau khi điền email nhưng kết quả không như hứa hẹn.
Không xây dựng danh sách email từ danh sách ghi chép thủ công hay trên danh thiếp khách hàng. Đương nhiên, hình thức này không hiệu quả chút nào, vừa tốn thời gian vừa tốn công sức.
5 “NÊN”:
Cung cấp cho người dùng lợi ích hay giá trị nào đó để tăng giá trị chuyển đổi. Ví dụ: ebook, file PDFs cung cấp thông tin, video, voucher, checklist, …
Luôn lọc, loại bỏ email ít tương tác, update email để làm danh sách email “sạch”: Có thể list data bạn đang có đã quá cũ, nhiều người không còn dùng email đó, hoặc ít dùng, thậm chí họ không còn quan tâm đến doanh nghiệp bạn.
Do vậy loại bỏ các email này, bạn có thể gửi email đúng nội dung, đúng người, đúng thời điểm.
Tôn trọng bảo mật thông tin khách hàng, không sử dụng chúng cho các mục đích khác:
Trong đa số các form điền thông tin để nhận bài viết của GTV đều có câu cuối “Yên tâm! Thông tin của bạn được bảo mật”. Bảo mật thông tin cho khách hàng cũng chính là bạn đang nâng tầm chuyên nghiệp, độ uy tín của doanh nghiệp bạn.
Phân loại data khách hàng để tăng khả năng chuyển đổi: Phân nhóm khách hàng theo các trường thông tin như: khách hàng mới, khách hàng cũ, khu vực, lĩnh vực quan tâm, độ tuổi, … để bạn có thể kiểm soát được nội dung nào có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Tips: Thủ thuật nho nhỏ để thôi thúc người dùng để lại email marketing – Exit-intent popup.
Vậy thủ thuật khiến người dùng để lại email marketing là gì? Tôi sẽ không để bạn đợi lâu! Đây là thủ thuật của tôi.
Exit-intent popup là gì? Exit-intent popup là cửa sổ tự động, bật lên mặc dù bạn mới chỉ di chuyển chuột đến nút exit, chưa click chuột thoát trang.
Cửa sổ exit-intent popup không hề làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng và chỉ xuất hiện khi bạn click thoát trang.
Bạn cũng cần cung cấp cho người truy cập giá trị trong Exit-intent popup sau khi họ để lại email liên hệ.
Một số ví dụ về Exit-intent popup bạn có thể tham khảo:
Một ví dụ cho Exit-intent Popup
Đối với trường hợp này, Brian Dean đề xuất người dùng điền email để nhận cuốn ebook hướng dẫn cách kiếm 25,000 người truy cập mỗi tháng trước khi thoát trang.
Thêm một mẫu cho Exit-intent Popup
Hay,… Điền email để nhận 50 Bí quyết làm đẹp hiệu quả nhất.
Exit Popup của Leesa
Thậm chí, Leesa còn đưa ra ưu đãi: Để lại email để nhận mã code giảm 100 đô khi mua nệm của họ.
Vậy cách viết email marketing như thế nào là hiệu quả?
#Bước 2: Cách viết email marketing: Tối ưu hóa nội dung, thông điệp
#1. Tối ưu Lead Magnet mang đến chiến dịch email marketing hiệu quả:
#2. Tối ưu tiêu đề email:
Tiêu đề là yếu tố then chốt quyết định tỉ lệ mở email và chỉ số khác. Nếu tỉ lê mở email thấp, tỉ lệ click thấp, tỉ lệ chuyển đổi cũng sẽ thấp. Và dĩ nhiên chiến dịch email marketing của bạn cũng sẽ thất bại.
Vì vậy làm sao để tối ưu tiêu đề email?
- Tiêu đề email phải ngắn ngọn: khoảng 60 ký tự. (khoảng 6 – 8 từ) trong khi trên điện thoại chỉ hiển thị 25- 30 ký tự.
- Đặt từ quan trọng nhất ở đầu: Theo thống kê, có đến 50% email được đọc trên giao diện điện thoại. Bạn sẽ không biết có bao nhiêu chữ trong tiêu đề email có thể xuất hiện trên giao diện điện thoại.
Vì vậy, nếu không đặt thông tin quan trọng lên đầu, những thông tin đó có thể bị cắt giảm đi.
- Loại bỏ những từ không cần thiết: Đừng lãng phí khoảng trống quý giá này bằng những từ kiểu như “chào”, “rất vui được gặp bạn”, “ cảm ơn” thay vì chèn chúng trong phần nội dung email.
- Nêu rõ ràng, cụ thể chủ đề của email: Dòng tiêu đề email nên thể hiện chính xác nội dung email đề cập để người nhận có thể đề cao tầm quan trọng của email mà không cần phải mở nó.
- Sử dụng từ khóa liên quan trong tiêu đề để người dùng dễ dàng search.
- Nổi bật giá trị bạn đề cập: Nếu bạn gửi những email “lạnh lùng” đến một người mà bạn chưa hề biết, bạn cần có tiêu đề email chỉ rõ giá trị mà người dùng có thể nhận được.
Và khi bạn đưa ra các ưu đãi, giảm giá hay dịch vụ, bạn cần chắc những điều này xuất hiện trong tiêu đề email.
- Không dùng từ in hoa: Sử dụng từ in hoa để thu hút sự chú ý của người dùng, nhưng đó là một cách sai lầm. Điều này giống như bạn đang hét vào mặt người dùng.
Việc của bạn là làm cho người nhận dễ dàng đọc hiểu tiêu đề chứ không phải khiến họ lo lắng. Do vậy, hãy sử dụng dấu gạch ngang “-” hoặc dấu hai chấm “:” để tách nghĩa và tránh dùng in hoa, các kí tự đặc biệt như @#$%&*.
Tips: Thay vì in hoa cả tiêu đề email, bạn có thể in hoa từng chữ cái đầu trong mỗi từ. Tôi đã test thử và thấy hiệu quả hơn hẳn, tỉ lệ mở email cũng tăng.
- Sử dụng những con số: Cũng giống như viết tiêu đề blog, sử dụng con số sẽ mang lại hiệu quả cho email marketing.
Ví dụ: con số ưu đãi cụ thể, số lợi ích bạn mang lại (Hơn 750 người khác tham gia sự kiện này, 3 bước đơn giản tăng 60,000 traffic/năm trong 6 tháng, …)
- Sử dụng đoạn text xem trước (ở gần tiêu đề email): Mặc dù đoạn text này không liên quan đến dòng tiêu đề nhưng nó xuất hiện gần tiêu đề, chắc chắn thu hút sự chú ý của bạn.
Số lượng chữ phụ thuộc vào cài đặt của người dùng và khách hàng.
Nếu bạn không cài đặt đoạn text xem trước này, email sẽ tự động lấy nội dung trong phần nội dung của email để đưa vào. Trong trường hợp này, bạn đã bỏ lỡ cơ hội tiếp cận với khách hàng của mình rồi đấy.
Tips: Chèn chữ “Video” vào tiêu đề email có thể giúp tăng tỉ lệ mở email (open rates) và giảm tỉ lệ hủy đăng ký nhận tin (unsubscribe rate).
Nếu bạn còn đang phân vân cách đặt tiêu đề?
Hãy sử dụng công cụ A/B Testing hoặc “Grandmother Testing” để thử xem tiêu đề nào mang lại hiệu quả nhất cho hoạt động email marketing của bạn.
#3. Tối ưu hóa nội dung:
Nội dung email nếu được trau chuốt chỉnh chu sẽ góp phần rất nhiều vào thành công của chiến dịch email marketing. Nội dung email phải cung cấp đầy đủ cả 3 phần:
- Who: (Email này dành cho ai)
Bạn có thể liệt kê ra các vấn đề người dùng đang gặp phải hoặc nhu cầu tìm hiểu của người dùng.
- What: (Email này giúp ích được gì cho người nhận)
Bạn liệt kê những lợi ích mà người nhận có thể nhận được khi đọc bài viết: kiến thức, kết quả thành công, …
- How: (Bài viết này giúp cho người nhận như thế nào)
Bạn nên nêu sơ những ý chính của phần lead magnet bạn cung cấp giúp ích cho người dùng.
Tuy nhiên, … bạn cũng phải chú ý đến một số yếu tố khi triển khai hoạt động email marketing:
- Email đã có lời chào chưa? (Có thể cá nhân hóa phần lời chào này để tạo sự thân thiết với người nhận) Ví dụ: Chào Vân, Hi Tuấn, ….
- Có chèn logo thương hiệu chưa? Logo thương hiệu là yếu tố ghi dấu ấn mạnh mẽ cho người nhận về thương hiệu và cho người dùng biết ai là người gửi email cho họ.
- Đặt khách hàng làm trọng tâm: Nội dung gửi đến khách hàng nên là thứ họ cần chứ không phải là thứ doanh nghiệp muốn cung cấp.
- Thiết kế, viết nội dung ngắn gọn, rõ ý: Đa phần trên các phần mềm email marketing hiện nay đều có template sẵn hỗ trợ cho bạn.
Tuy nhiên đó chỉ là template mẫu, bạn nên thiết kế lại email hoàn chỉnh theo mục đích riêng của mình. Khách hàng không có nhiều thời gian để tập trung vào 1 email chi chít chữ đâu. Viết email ngắn gọn như đang tâm sự với khách hàng.
#Bước 3: Phân nhóm email list:
Muốn chiến dịch email marketing của bạn trở nên dễ dàng hơn, bạn cần phải phân nhóm email list. Phân nhóm email list là quá trình chia nhỏ subscribers theo từng nhóm cụ thể dựa trên mục đích riêng.
Có thể dựa vào nhiều yếu tố để phân nhóm email list:
- Subscriber mới: gửi cho những người mới đăng ký email “chào đón” hoặc series email nurture lead – nuôi dưỡng khách hàng mới (tôi sẽ update quy trình nurture lead GTV hiện đang áp dụng sau).
- Tỉ lệ mở email: Bạn có thể gửi tặng quà hoặc ưu đãi đặc biệt cho người dùng thường xuyên tương tác.
- Không tương tác: Gửi email thông báo hoặc thôi thúc người dùng đã lâu không tương tác với bạn tiếp tục thực hiện các hành động bạn mong muốn.
- Lead Magnet: Bạn có thể gửi email dựa trên danh sách topic mà người dùng điền opt-in form.
Đặc biệt trong Ecommerce thường có hình thức nhắc người dùng đã lựa chọn sản phẩm trong giỏ hàng nhưng chưa thanh toán.
Phân nhóm data email sẽ giúp:
- Tăng tỉ lệ mở email
- Tăng tỉ lệ click vào đường link trong email
- Giảm tỉ lệ unsubscribe (hủy đăng ký nhận tin)
Chưa kể, dựa vào quá trình phân nhóm email, bạn có thể gắn tag cho subscriber để gửi email hàng loạt nhờ vào Autoresponder. Nghe có vẻ lạ lẫm phải hông?
Kéo xuống đọc tiếp nào!
#Bước 4: Tự động hóa email marketing với Autoresponder:
Yayyyyy! Đã đến lúc gửi email đi rồi! Bạn đã sẵn sàng tự động hóa quy trình gửi email và biến “cuộc thập tự chinh” email marketing của mình thành bộ máy “kiếm tiền” chưa nào!
Chuỗi autoresponder là một công cụ hiệu quả nhất hỗ trợ cho marketer. Autoresponder giúp bạn tiếp cận danh sách email, xây dựng mối quan hệ và biến người dùng thành khách hàng.
Vậy chính xác Autoresponder là gì?
Autoresponder là một chương trình hỗ trợ bạn gửi chuỗi email tự động cho nhóm người dùng trên email list.
Nội dung của chuỗi email autoresponder có thể được upgrade (nâng cấp), thiết lập gửi đúng thời gian với sự hỗ trợ của phần mềm email marketing. Mỗi doanh nghiệp cần sử dụng autoresponder cho 2 mục đích chính:
1. Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Cung cấp thông tin có giá trị, insight cũng như hướng cho người dùng cách đưa ra quyết định tốt hơn thông qua quy trình tự động.
2. Biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng: giúp bạn xây dựng “Know – Biết đến, Like – Ưa thích, Trust – Tin cậy” trước khi bán hàng. Bạn có thể chào hàng vào thời điểm tốt nhất mà không quá lạm dụng nó.
Vậy làm sao để bạn tạo ra chuỗi email autoresponder hiệu quả?
Có 4 bước cơ bản. Bây giờ tìm hiểu từng bước 1 nhé!
#1: Chọn mục tiêu cho autoresponder:
Có rất nhiều mục tiêu khác nhau cho Autoresponder nhưng chủ yếu tập trung vào 4 yếu tố.
Bạn có thể chọn 1 (hoặc kết hợp cả 4) mục tiêu bên dưới cho chuỗi email autoresponder trước khi tạo dựng:
- Gửi cho subscribers mới chuỗi email “welcome – chào đón”. Đây là thông điệp mà bạn cần cung cấp cho người dùng ngay khi họ điền email.
Nó có thể chứa liên kết đến lead magnet dễ download, email cảm ơn đã đăng ký, có thể là CTA (Kêu gọi hành động) để thôi thúc người dùng kiểm tra các bài post phổ biến nhất của bạn.
Mỗi list email cần có một chuỗi email “welcome”: Đừng bỏ lỡ cơ hội thu hút các subscriber mới và biến họ thành fan trung thành của bạn. - Sử dụng autoresponder như một lead magnet/ khóa học miễn phí. Mục đích của việc này là thu hút subscriber mới. Bạn cung cấp thông tin giá trị, miễn phí hoặc khóa học trong vài ngắn, vài tuần để đổi lại email của người dùng.
- Bán hàng. Tạo một kênh bán hàng qua chuỗi email autoresponder là một chiến lược được áp dụng rộng rãi bởi các marketer và cũng phổ biến với các công ty phần mềm, doanh nghiệp ecommerce hoặc các nhà cung cấp dịch vụ.
Ví dụ, gửi email theo quy tắc (4-6)/1. Bạn có thể gửi 4-6 email cung cấp kiến thức và kèm theo 1 email bán hàng. Hoặc bạn tạo ra 1 chuỗi email chia sẻ kiến thức miễn phí và sau đó mời họ tham gia các buổi webinar, livestream trực tuyến với một số ưu đãi. - Upsell hoặc bán chéo: Bạn có thể thiết lập chuỗi Autoresponder cho khách hàng đã sử dụng sản phẩm bên bạn. Tùy thuộc vào sản phẩm bạn đã bán, bạn có thể đề nghị upsell hoặc bán chéo các sản phẩm liên quan.
Ví dụ, nếu một khách hàng mua máy ảnh kỹ thuật số, bạn có thể đề xuất họ mua thêm lens (ống kính), chân máy (tripot), …
Nếu họ là khách hàng thường xuyên của bạn, hãy tự động đề xuất cho họ sản phẩm mới khi gần đến hạn mua hàng.
#2: Vạch ra toàn bộ chuỗi email:
Trong bước này, bạn sẽ vạch ra outline cho chuỗi Autoresponder: chạy trong bao lâu và gửi bao nhiêu email.
Không có quy luật cụ thể nào tính chính xác email bạn cần gửi trong chuỗi email này. Tuy nhiên, chuỗi autoresponder cần đủ dài để giúp bạn hoàn thành mục tiêu, phân loại subscriber, …
Tiếp đến bạn cần tính toán tần suất gửi email. Có thể 2 ngày gửi 1 email “giáo dục” – chia sẻ kiến thức và 3-4 email trong 1 ngày nếu bạn đang triển khai bán hàng khi sắp đến giai đoạn nước rút.
Điều này phụ thuộc toàn bộ vào mục tiêu triển khai chuỗi autoresponder (ở bước #1)
Bạn cần cân bằng giữa email cung cấp giá trị và email bán hàng. Không quan trọng bạn gửi bao nhiêu email nhưng bạn phải cung cấp email giá trị nhiều hơn email bán hàng.
#3: Tạo lập chuỗi Autoresponder:
Viết ra outline cho chuỗi email từ đầu đến cuối, mô tả chính xác chủ đề và CTA -kêu gọi hành động cho mỗi email.
CTA có thể là click vào đường link, chia sẻ blog post trên social media, trả lời email hoặc mua sản phẩm.
#Bước 5: Đo lường và phân tích dữ liệu sau khi thực hiện email marketing:
Bạn không thể chỉ gửi email hàng loạt cho subscriber rồi để đấy, mặc kệ họ có nhận được email hay mở email hay không. Làm sao bạn biết chiến dịch email marketing của mình có hiệu quả?
Cách tốt nhất chính là đo lường và phân tích dữ liệu sau khi triển khai chiến dịch email marketing.
Các chỉ số cơ bản đo lường mức độ hiệu quả của email marketing:
- Total email sent: Tổng số email được gửi đi
- Total email delivered (Deliverability): Tổng số email được phân phát đến hộp thư của khách hàng (Tỉ lệ phân phát thư)
- Total email opened: Tổng số email được mở.
- Total click: Tổng số lượt click vào link trong email
- Lead generate: Số lượng khách hàng mới để lại thông tin qua opt-in form.
Dựa vào các chỉ số này, bạn có thể theo dõi được hoạt động email marketing của mình có hiệu quả hay không.
Để từ đó, bạn có thể phân nhóm lại subscriber (ví dụ, những subscriber thường xuyên tương tác, mở email hay click vào link trong email, …) và update lại email list để rút kinh nghiệm triển khai cho chiến dịch email marketing kế tiếp.
Hi vọng bài viết trên sẽ có ích với bạn!
Theo gtvseo.com