Ẩm thực là một lĩnh vực được cho là có nhiều tiềm năng để các bạn có thể xây dựng cho mình một sự nghiệp bằng niềm đam mê nấu nướng của mình. Dạo qua một vòng trên Facebook có lẻ đây là chủ dề được nhiều bạn trẻ cũng như các lứa tuổi khác rất quan tâm. Cũng như kênh Youtube các bạn trẻ dùng những đam mê của mình để review những nét ẩm thực đường phố, hoặc các nhà hàng, các quán ăn. Với sự năng động và tự tin, các bạn trẻ bây giờ không ngại dấn thân và trãi nghiệm cuộc sống, biến mình thành một Food Blogger và xây dựng cho mình một nghề nghiệp có chỗ đứng trong xã hội hiện nay.
Vậy thì làm sao để tạo một blog ẩm thực? Có các hướng đi như sau:
- Xác định chủ đề thu hẹp nhưng mang nét độc đáo riêng của mình – Ví dụ như bạn có khả năng làm bánh, bạn có khả năng pha chế…
- Từng bước cài đặt một Blog site của bạn và cách quản trị chúng như thế nào ?
- Phát triển nội dung và chiến lược SEO để thu hút khán giả của bạn.
- Xây dựng cộng đồng cho riêng mình.
- Làm sao để nó là nghề nghiệp chính của mình ?
30 mẹo từ các Food blogger nổi tiếng thế giới
1. Bạn có từ 3-5s để gây ấn tượng với những ai tới website/blog/porfolio của bạn
Điều này là luôn đúng với bất kể 1 website nào, đặc biệt là với website về Food. Hãy xem các website của các Foog blogger nổi tiếng ví dụ:
– Penny De Los Santos
– Mowie Kay
– Larra Ferroni
– Helen Dujardin
Điều đầu tiên chúng ta nhìn thấy là gì…….Tại sao chúng ta muốn click tiếp, click tiếp, tiếp tiếp……và bấm Contact ??? You do it
2. Quan tâm tới những thành tố quan trọng trong 1 bức ảnh: Ánh sáng, focus, DOF, góc máy và styling.
Tất cả các thành phần trên đều ảnh hưởng tới kết quả của 1 tấm hình đẹp. Điều đầu tiên không phải là máy ảnh, và cũng chẳng có cái máy nào ở đây cả. Cái chúng ta cần quan tâm hơn là Ánh sáng, là bố cục, chọn vùng cần nét, nét tới bao nhiêu, góc máy cao hay thấp và trang trí, styling món ăn ra sao mới là quan trọng.
3. Kiểm soát khẩu độ là chìa khóa quan trọng, bạn phải nắm nó thật chắc
Học sử dụng các công nghệ tiên tiến trên các máy ảnh đời mới nên để sau khi đã học về chu trình đằng sau việc tạo nên những tấm ảnh đẹp. Mặc dù học và đọc về những thứ khô khan có thể hơi nhàm chán nhưng để điều chỉnh và cho ra được những tấm hình như mong muốn, chúng ta phải hiểu cách máy ảnh tạo ra 1 tấm ảnh như thế nào. Trong các thông số căn bản của nhiếp ảnh, khẩu độ là yếu tố quan trọng.
4. Sử dụng DOF mỏng giúp thức ăn nổi bật lên
Khi đã hiểu về khẩu độ, bạn biết nên làm sao để có được DOF mỏng. DOF mỏng sẽ kéo mắt người xem vào đối tượng nét(food) và bỏ qua các yếu tố khác nằm trong vùng bị mờ.
5. Nếu không muốn thay đổi khẩu độ và muốn giảm tăng giảm DOF, hãy thay đổi khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng
Nói một cách tổng quát, nếu đã tìm được khẩu độ tối ưu nhưng background vẫn còn khá rối thì bạn nên đưa đối tượng lại gần ống kính, lúc này DOF sẽ giảm xuống background sẽ càng bị mờ đi. Tuy nhiên không nên để background trống vì nó sẽ làm mất đi độ sâu của ảnh.
6. Ánh sáng đẹp là tối quan trọng
Tắt hết đèn trong phòng đi, bạn nhìn thấy gì ?? Đẹp quá nhỉ, đen sì sì. Như vậy hình ảnh do ánh sáng mang lại, hãy học cách dùng ánh sáng, tạo ra ánh sáng đẹp hơn là học cách tìm ra điểm yếu của máy móc đang có làm cơ sở mua máy mới.
7. Sử dụng ánh sáng tự nhiên bất cứ khi nào có thể
Đây được coi là bí kíp truyền đời của các Food blogger. Với Food, không có gì đẹp hơn ánh sáng tự nhiên. Người ta đã cố gắng bằng nhiều cách để giả lập ánh sáng tự nhiên nhưng ánh sáng tự nhiên có được vẫn là đẹp nhất, vì thế hãy dùng nó triệt để.
8. Sử dụng ánh sáng làm sao để lên được toàn bộ texture của món ăn
Trong Food Photography, sử dụng ánh sáng để hiển thị lên được texture của món ăn là điều quan trọng đầu tiên. Hãy sử dụng side light và backlight, các vùng shadow sẽ giúp nổi khối và taoj texture cho món ăn.
9. Góc nào đặt ánh sáng là đẹp nhất
Thực ra không có qui định cụ thể nhưng nhiều Food Blogger cho rằng góc đặt ánh sáng đẹp là góc 10h và góc 2h, 2 góc đó sẽ cho ánh sánh đẹp nhất khi chúng ta chụp Food.
10. Vậy góc nào đặt as là xấu nhất
Góc 9h và 3h luôn là thảm họa vì nó cho ra ánh sáng gắt và làm món ăn bị phẳng.
11. Ánh sáng backlight luôn là sự lựa chọn trong Food Photography
Trong Food Photography, người ta luôn sử dụng ánh sáng đến từ phía sau. Hướng ánh sáng này sẽ làm nổi bật chi tiết của đồ ăn, các vệt nước, vệt dầu sẽ sáng lấp lánh lên. Hơn nữa, nó còn giúp tạo khối cho sản phẩm, giúp sản phẩm nhìn nổi bật và có shape hơn. Đằng trước sản phẩm chúng ta đặt 1 reflector để hắt lại ánh sáng cho vùng trước đỡ bị tối.
12. Luôn chú ý tới quality of light, đặt các white balance chính xác theo ánh sáng môi trường (đèn studio)
Đây là vấn đề rất quan trọng trong Food photography, sai lệch màu sắc dù chỉ là 1 chút cũng dẫn tới sự biến đổi về cảm nhận của người xem về thực phẩm, tạo cảm giác thực phẩm không được tươi ngon. Vì thế set white balance chính xác hoặc dùng gray card để cân lại màu khi hậu kì là điều tiên quyết.
13. Không mix các loại ánh sáng khác nhau trong một bức ảnh
Khi chúng ta mix các loại ánh sáng khác nhau lại trong cùng 1 bức ảnh thì sẽ không thể khắc phục được trong hâu kì vì khi ánh sáng giao thoa với nhau sẽ tạo ra các vùng màu khác nhau, ám lên bề mặt khác nhau của sản phẩm. Vì vậy trong 1 shot hình chỉ nên dùng ánh sáng từ 1 loại thiết bị.
14. Sử dụng ánh sáng tự nhiên là tốt nhưng luôn phải tán nó ra
Ánh sáng tự nhiên cho hiệu ứng đẹp nhất trong Food photography nhưng thường người ta bao giờ cũng tán nó soft ra thông qua 1 cái rèm (window light) hay qua các tấm tán sáng để áng sáng giảm bớ độ gắt, cho các vùng shadow đỡ tối hơn,
15. Không nhầm lẫn giữa tán sáng và hắt sáng
Tán sáng có nhiệm vụ tán ánh sáng đi tới ra thành 1 nguồn sáng rộng hơn, ánh sáng sau khi đi qua tán sáng sẽ mềm hơn. Ngược lại, hắt sáng sẽ đón ánh sáng tới, sau đó ánh sáng phản xạ ngược trở lại và đánh vào sản phẩm. Tán sáng được đặt giữa vật và nguồn sáng trong khi hắt sáng nằm ở phía đối diện của nguồn sáng so với đồ ăn.
16. Nói không với flash on camera
Dùng trên camera chụp trực tiếp sẽ làm ánh sáng bị gắt và không tạo được độ sâu và khối cho vật được chụp. Túm lại là không được dùng on camera flash !. Ảnh minh họa bên trái sử dụng pop-up flash cho ánh sáng phẳng, shadow nhìn rất khó chịu. Bên phải dùng ánh sáng off đánh từ phía sau tới mang lại 1 cảm nhận hoàn toàn khác.
17. Nếu đắn đo không biết sử dụng loại reflector nào thì gương là lựa chọn không tồi.
Gương mang lại phản xạ trực tiếp, với đồ ăn, nó sẽ làm lấp lánh lên các giọt nước và dầu, tạo sự ngon mắt và tươi cho món ăn.
18. Hiểu rõ bạn cần mua cái gì
Dụng cụ trong Food Photography rất nhiều, bạn không thể mua tất cả và có mua rồi cũng không biết dùng thế nào. Cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí và thời gian là hỏi tư vấn từ những nhiếp ảnh gia đã và đang làm nghề. Một vài lời khuyên của họ có thể tiết kiệm cho bạn hàng tuần, thậm chí nhiều tháng và không ít tiền. Ở tấm hình dưới này, gold card được dùng để làm màu beer thêm vàng.
19. Hiểu về các lighting equipment bạn đang có
Mỗi loại lighting equipment sẽ cho ra một loại ánh sáng khác nhau, hiểu về tác dụng cũng như loại ánh sáng mà nó cho ra là điều quan trọng. Ví dụ như Softbox và Dù xuyên cho chúng ta ánh sáng khá tương tự nhau nhưng với softbox chúng ta có thể kiểm soát được dễ hơn sự phát tán đi lung tung bằng cách dùng thêm grid hoặc black card, với dù xuyên thì khó hơn.
20. Đựng dựa vào Photoshop
Đẳng cấp của 1 nhiếp ảnh gia bậc thầy nằm ở việc 1 bức ảnh được chụp ra gần như hoàn mỹ ngay trên máy ảnh với rất ít can thiệp của công tác hậu kì. Chúng ta nên nhớ chúng ta là photographer, ko phải là Photoshopper. Các đơn giản nhất để tiết kiệm công tác hậu kì là hãy lau sạch vật, bề mặt cần chụp, chỉnh white balance cho đúng, cắt bỏ mọi chi tiết thừa, từng chút, từng chút một. Việc cắt 1 cái lá héo tốn 5s nhưng để PS cái lá héo đó ra mà vẫn giữ được sự tự nhiên có thể mất 50 phút.
21. Không có cái gì là “kì diệu” ở đây
Kết quả của tất cả những tấm ảnh khiến người xem phải thèm thuồng là công sức nghiên cứu, thực hành hàng trăm, hàng nghìn giờ của một quá trình tích lũy lâu dài. Chúng ta phải thử tất cả các lighiting mà chúng ta có thể nghĩ ra, từ đó chúng ta mới rút ra được kinh nghiệm rằng cái nào là tốt hay không. Bạn không thể nhanh, bạn phải nhớ điều đó. KHÔNG THỂ NHAN
22. Có kế hoạch tỉ mỉ cho từng shot ảnh
Không có điều kì diệu nào trong những tấm ảnh đẹp thì cũng không có tấm ảnh đẹp nào được làm ra một cách tình cờ ngẫu nhiên mà không có một kế hoạch hay ý tưởng cụ thể nào. Nếu ai đã được tham gia vào qui trình thực hiện một bộ ảnh từ đầu tới cuối mới thấy được các công đoạn chuẩn bị quan trọng như thế nào đối với một sản phẩm cuối cùng. Chúng ta có thể xem thêm về qui trình chụp một sản phẩm ở entry này.
Chúng ta có nghĩ rằng cứ để dọn mọi thứ bừa ra là Helen Dujardin sẽ có được những tấm hình đẹp hay không ?
23. Chú ý tới màu sắc
Qui tắc phối màu trong Food Photography là không dùng quá nhiều màu sắc bổ trợ vì nó gây loãng chủ đề chính là thức ăn. Thức ăn có nhiều màu sắc thì đẹp, nhưng đồ trang trí xunh quanh rực rỡ thì không đẹp chút nào. Đọc thêm về phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh ở entry này.
24. Nền trắng luôn là lựa chọn an toàn
Trên nền trắng, mọi sản phẩm sẽ là ngôi sao, đơn giản vì nền trắng thì có gì đâu mà chú ý ngoài sản phẩm :)))). Đùa đấy, nền trắng là tiêu chuẩn công nghiệp của ảnh sản phẩm nói chung.
25. Tone tối mang tới sự sang trọng cho món ăn
Lại một qui luật nữa được nhắc lại, sản phẩm càng xa xỉ thì có xu hướng càng tối :)))
26. Các vật trang trí sẽ giúp tôn lên bố cục và hài hòa cho món ăn
Các thành phần như khăn ăn, dao dĩa, kéo, xiên hoặc các thành phần tạo nên món ăn được đặt xung quanh 1 cách hợp lý sẽ giúp bức ảnh có được 1 câu chuyện của nó.
27. Sử dụng tripod khi cần chụp phơi sáng
Trong food photography, chúng ta nên dùng ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên khi ánh sáng tự nhiên trở nên yếu (vd vào buổi chiều muộn hay ngày trời u ám….), với ISO (giảm noise) thì chúng ta đôi khi cần phải có thời gian phơi sáng dài 1 chút để có đủ sáng. Lúc này, tripod là 1 yếu tố cần thiết. Tuy nhiên nếu banh muốn thử nhiều góc khác nhau và cơ động thì tripod lúc này lại là khá vướng víu, tất cả tùy thuộc vào mục đích của chúng ta.
28. Trong food, ít hơn là tốt hơn
Chúng ta thường hơi tham lam khi trình bày đồ ăn hơi nhiều trong đĩa khiến khung hình bị đầy, rối và giảm đi sự tinh tế. Giảm đi 1 chút đồ ăn trong đĩa sẽ khiến món ăn trở nên nổi bật hơn.
29. Thông minh trong cách chọn đồ phụ trợ (props)
Các đồ phụ trợ trang trí đặc biệt là với food không ở đâu xa mà có thể ở ngay trong nhà hoặc bãi rác =)). Từ các mặt bàn gỗ cũ, thìa dĩa, dao kéo, cốc tách cũ…..tất cả đều có thể dùng làm props. Trong food, đồ mới mua thường không mang lại hiệu ứng tốt bằng các đồ đạc cũ.
29. Trình bày đồ ăn theo góc quan sát của máy, đừng chỉ nhìn bằng mắt của mình
Máy ảnh với ống kính có góc nhìn khác với mắt người, các food stylist thường làm việc và luôn nhìn lại vào virewfinder để kiếm tra xem bố cục có giống với khi nhìn bằng mắt hay không.
Theo library.chimkudopro.com