Khi xem tin tức trên tivi, báo chí bạn thường nghe các chức vụ như CEO, CMO, CFO, CHRO,… khi phỏng vấn một cá nhân nào đó trong công ty mà không biết rõ ý nghĩa của nó là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau giải nghĩa để giúp bạn hiểu được các chức năng nhiệm vụ các của chức vụ của các cụm từ đó nhé!
Chức vụ CEO là gì?
Mark Elliot Zuckerberg là CEO của Facebook
CEO là tên viết tắt của Chief Executive Officer. CEO là Giám đốc điều hành (hay tổng giám đốc điều hành,…), là người có chức vụ điều hành cao nhất của 1 tập đoàn, công ty hay tổ chức.
🔔Công việc của CEO là làm gì ?
CEO là người giữ trách nhiệm quan trọng, thực hiện điều hành toàn bộ mọi hoạt động theo những chiến lược và chính sách của hội đồng quản trị (HĐQT).
Trong văn hóa kinh doanh, ở một số công ty thì tổng giám đốc điều hành (CEO) cũng thường là chủ tịch hội đồng quản trị. Cá biệt, một người thường đảm nhiệm chức chủ tịch hoặc tổng giám đốc khi một người khác nắm quyền chủ tịch hoặc có thể trở thành giám đốc điều hành (Chief operations officer – COO). Vị trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn có những sự dính líu đến nhau trong sự quản lý công ty.
Ở một số nước trong Liên minh châu u, có hai ban lãnh đạo riêng biệt, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông). Trong trường hợp này, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát và hai lực lượng này sẽ được tổ chức bởi những con người khác nhau.
Điều này đảm bảo sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực. Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân. Luôn có một sự song hành về quyền lực trong cấu trúc cai trị của công ty, điều mà hướng tới một sự biệt lập giữa khối định ra chính sách và khối điều hành công ty.
Nhìn chung, tổng giám đốc được dùng để chỉ người điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Cho đến giờ, người ta chưa có bất kỳ một thước đo nào dành cho CEO. Nói chung là CEO không phải như “Cử nhân”. CEO có thể là một người có học vấn thấp hoặc cao. Tuy nhiên đã là một CEO thì phải am hiểu nhiều vấn đề vì CEO hàng ngày đều phải “va vấp” và giải quyết nhiều thứ chứ không chỉ có kinh doanh.
Chức vụ CMO là làm gì?
CMO là tên viết tắt của Chief Marketing Officer. CMO là Giám đốc marketing – là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty.
Philip W. Schiller là Chief Marketing Officer của Apple
🔔Công việc của CTO là làm gì ?
Thông thường, vị trí này sẽ báo cáo trực tiếp kết quả công việc cho tổng giám đốc (CEO). Vai trò và trách nhiệm của CMO liên quan đến việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng… Do đặc thù của chức vụ, CMO phải đối mặt với nhiều lĩnh vực chuyên môn phức tạp, đòi hỏi phải có năng lực toàn diện về cả chuyên môn lẫn quản lý. Thách thức này bao gồm việc xử lý những công việc hàng ngày, phân tích các nghiên cứu thị trường kỹ năng, tổ chức và đôn đốc nhân viên thực hiện hiệu quả công tác marketing tại công ty.
CMO đóng vài trò cầu nối giữa bộ phận marketing với các bộ phận chức năng khác như sản xuất, công nghệ thông tin, tài chính… nhằm hoàn thành mục tiêu chung của công ty. Hơn thế nữa, CMO còn là một nhà tư vấn cho CEO trong việc định hướng và xây dựng chiến lược công ty.
Gần đây, Giáo sư Gail McGovern và John A. Quelch, thuộc trường Kinh doanh Harvard, đã đưa ra tám phương pháp để gia tăng sự thành công cho CMO. Đó là:
Làm rõ sứ mạng và trách nhiệm của CMO. Luôn chắc chắn rằng vai trò của CMO là cần thiết và được lãnh đạo công ty hiểu rõ, đặc biệt là CEO, hội đồng quản trị và các cấp quản lý hàng dọc. Vì nếu không có nhu cầu rõ ràng, thật sự và được nhận biết, vai trò của CMO sẽ bị phản đối trong tổ chức.
Điểu chỉnh vai trò của CMO phù hợp với văn hóa và cấu trúc marketing. Tránh việc một CMO chịu trách nhiệm quá nhiều thương hiệu riêng lẻ trong công ty, dù người được bổ nhiệm có các mối quan hệ tốt.
Lựa chọn CMO tương hợ với CEO. CEO muốn có CMO nhưng thương không muốn nhường quyền kiểm soát bộ phận marketing cho họ. Hãy tìm một CEO luôn nhận thấy trách nhiệm của mình là một đội trưởng của bộ phận marketing và thương hiệu, đồng thời cũng nhận thấy sự cần thiết một chuyên gia trong việc định hướng và hướng dẫn công tác marketing trong công ty.
Người phô trương sẽ không thành công. Một CMO cần làm việc chăm chỉ để đảm bảo cho CEO thành công trong vai trò đội trưởng của thương hiệu.
Lựa chọn CMO có tính cách phù hợp. Đảm bảo rằng CMO có đúng các kỹ năng và tích cách cho vai trò, sứ mạng và trách nhiệm cần phải hoàn thành.
Làm cho các giám đốc hàng dọc trở thành những anh hùng marketing. Bằng cách kéo giãn ngân sách marketing, CMO có thể cải thiện năng suất marketing của bộ phận và giúp cho các lãnh đạo đơn vị kinh doanh gia tăng doanh thu.
Thâm nhập tổ chức hàng dọc. Cho phép CMO hỗ trợ việc sắp xếp nhân sự marketing. Cho phép CMO tham gia đánh giá công việc của các nhà tiếp thị hàng dọc hàng năm.
Yêu cầu các kỹ năng sử dụng các não trái lẫn não phải. CMO muốn thành công cần thông thạo cả marketing chuyên môn và sáng tạo, có hiểu biết sắc bén về chính trị, có các kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo và quản lý kiệt xuất.
Chức vụ CPO là làm gì?
CPO là tên viết tắt của Chief Product Officer. CPO là Giám đốc sản xuất, là người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch.
🔔Công việc của CPO là làm gì ?
CPO có nhiệm vụ dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Quản lý tất cả các lao động trực tiếp, các phòng ban liên quan để thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.
Chức vụ CTO là làm gì?
Chief Technology/Technical Officer viết tắt là CTO – Giám đốc công nghệ/kỹ thuật: là một vị trí điều hành trong một công ty hoặc tổ chức tập trung vào các vấn đề khoa học và công nghệ. Nó thường bao gồm việc giám sát nghiên cứu và phát triển (R&D), xây dựng tầm nhìn và chiến lược dài hạn ở cấp quản lý.
🔔Công việc của CTO là làm gì ?
Về cơ bản, một CTO chịu trách nhiệm về việc chuyển vốn đầu tư – có thể là tiền tệ, trí tuệ, hoặc chính trị – vào công nghệ, xúc tiến các mục tiêu của công ty. Họ thường phải kết hợp một nền tảng kỹ thuật, khoa học mạnh mẽ với các kỹ năng phát triển kinh doanh. Vai trò này trở nên nổi bật với sự đi lên của công nghệ thông tin, và từ đó phổ biến trong các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ (ví dụ như năng lượng, công nghệ sinh học, vv.)
Công việc của các CTO có thể tương phản với công việc của một Giám đốc thông tin – CIO. CIO có khả năng giải quyết vấn đề của tổ chức thông qua việc thích ứng với công nghệ hiện có, trong khi một CTO chủ yếu giám sát phát triển công nghệ mới. Nhiều công ty lớn có cả hai vị trí này. CTO tập trung vào công nghệ tích hợp vào sản phẩm đang được bán cho khách hàng, trong khi các CIO theo định hướng tập trung vào công nghệ cần thiết để điều hành công ty (và trong lĩnh vực CNTT, để duy trì phần mềm nền tảng cho bất kỳ ứng dụng mới nào) . Theo đó, CTO nhiều khả năng được gắn với xây dựng liên quan đến sở hữu trí tuệ các chiến lược và khai thác các công nghệ độc quyền.
Chức vụ CFO là làm gì?
🔔Công việc của CFO là làm gì ?
CFO phụ trách các lĩnh vực như: nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.
CFO có 4 vai trò chính của một CFO bao gồm: steward, operator, strategist and catalyst.
- Steward: Bảo vệ và giữ gìn tài sản của công ty bằng phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả và đảm bảo tính chính xác các loại sổ sách.
- Operator: Đảm bảo hoạt động tài chính cơ bản hiệu quả.
- Strategist: Có chiến lược phát triển đồng nhất hoặc gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển chung của công ty theo từng giai đoạn.
- Catalyst: Duy trì đảm bảo thấm nhuần tư tưởng về tư duy tài chính trong trong công ty khi thực hiện công việc cũng như trong việc đánh giá, chấp nhận rủi ro trong công ty.
Một kế toán trưởng thì công việc cụ thể hơn CFO bao gồm là giám sát các khía cạnh, chức năng kế toán trong công ty. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và chỉ đạo các tài khoản trong “sổ cái” báo cáo tài chính và các hệ thống kiểm soát chi phí. Thực hiện một loạt các nhiệm vụ cụ thể, quản lý và hướng dẫn công việc cho nhân viên.
Tóm lại thì trong khi kế toán trưởng chỉ làm các việc liên quan tới kế toán, thì CFO về mặt lý thuyết mà nói phải chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động tài chính của công ty đảm bảo hoạt động hiệu quả và có tính chiến lược bao gồm “kế toán, dự toán, tín dụng, bảo hiểm, thuế và toàn bộ ngân khố” trong công ty.
Vai trò của các CFO cũng khá rõ ràng để nhận thấy giá trị của họ đem lại cho doanh nghiệp như thế nào. Còn việc cần thiết có một CFO trong công ty hay không thì điều này tùy thuộc nhiều vào mô hình và độ lớn của mỗi doanh nghiệp. Bản thân trong các doanh nghiệp Việt nam một là CEO hai là kế toán trưởng đang nắm chính các vai trò này của CFO trong của doanh nghiệp.
Chức vụ CHRO là làm gì?
CHRO là tên viết tắt của Chief Human Resources Officer. CHRO là Giám đốc nhân sự, là người được cho là “quản lý” và “sử dụng” con người.
Anthony Galbato – Chief Human Resource Officer, Amazon
🔔Công việc của CHRO là làm gì ?
CHRO là người có nhiệm vụ lập ra kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty, cụ thể hơn là tuyển dụng, huấn luyện những người mà họ có thể phát huy tối đa năng lực, tính sáng tạo của bản thân, tạo sự phối hợp để nhân lực trở thành nguồn tài nguyên quý báu và ngày càng lớn mạnh trong doanh nghiệp.
Chức vụ CCO là làm gì?
CCO (Chief Customer Officers) nghĩa là Giám đốc khách hàng hay Giám đốc kinh doanh. CCO làm việc và báo cáo trực tiếp cho Giám đốc điều hành (CEO) về các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khách hàng, hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
🔔Công việc của CCO là làm gì ?
Đây là một vị trí cực kỳ “tối cao”, doanh thu lợi nhuận hoạt động hiệu quả, khách hàng có vừa ý với những sản phẩm dịch vụ hay không? Tất cả đều nhờ vào tài quản lý và điều hành của giám đốc kinh doanh (CCO). Chính vì thế các công ty tạo ra một giám đốc kinh doanh với sứ mệnh điều hành đội ngũ kinh doanh bán hàng, khách hàng một cách hệ thống chuẩn chỉnh và có thể tối đa hóa năng suất những điều mà từ CEO điều xuống.
CCO ngoài ra còn là tên gọi tắt của chức vụ Chief Compliance Officer – Giám đốc giám sát
Chức vụ COO là làm gì?
COO (Chief Operation Officer) là viết tắt của vị trí Giám đốc điều hành. COO được hiểu là chức vụ đứng thứ hai sau CEO, COO là cánh tay phải đắc lực của CEO trong mọi hoạt động .
🔔Công việc của COO là làm gì ?
Công việc chính của COO là làm việc với các cán bộ cáo cấp khác của công ty như CFO (giám đốc tài chính), CTO (giám đốc công nghệ) và có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp công việc cho CEO, có thể hiểu cơ bản CEO là “tổng giám đốc” thì COO tương đương với “phó tổng”, như vậy CEO là “cái đầu” thì COO sẽ là “cánh tay phải đắc lực” của ông ta. Như vậy, không phải công ty nào cũng có chức danh COO, tùy do tổ chức đó có qui định hay không mà thôi, đa phần các công ty qui mô vừa và nhỏ không cần COO, những công ty cực lớn mới cần COO để giảm tải công việc cho CEO.
COO thường được xem là người thừa kế. Điển hình như Tim Cook là COO tại Apple trước khi được bổ nhiệm làm CEO vào năm 2011. Pamela Nicholson là COO tại Enterprise Holdings trước khi được bổ nhiệm làm CEO năm 2013 và Steve Ballmer được bổ nhiệm làm chủ tịch của Microsoft và được coi là chỉ huy thứ hai trước khi được bổ nhiệm làm CEO vào năm 2000.
Chức vụ CIO là làm gì?
CIO (Chief Information Officer) là viết tắt của vị trí Giám đốc Công nghệ thông tin. Thuật ngữ này dùng để chỉ chức danh của người phụ trách mảng công nghệ thông tin của một công ty, doanh nghiệp.
🔔Công việc của CIO là làm gì ?
Trách nhiệm chính của một CIO là sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của công ty/doanh nghiệp. Ngoài ra, CIO cũng có thể là người trực tiếp thông tin cho báo chí và cùng bộ phận Marketing lập kế hoạch marketing cho công ty. Đóng góp một vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp nên mức lương Giám đốc công nghệ thông tin cũng rất hấp dẫn nếu được đánh giá đúng năng lực.
Chức vụ CAE là làm gì?
CAE (Chief Audit Excutive): Giám đốc điều hành kiểm toán, là người chịu trách nhiệm chung về vấn đề kiểm toán nội bộ.
🔔Công việc của CAE là làm gì ?
Giám đốc điều hành kiểm toán (CAE) thường quản lý trực tiếp các giao dịch của công ty và chịu trách nhiệm về việc thực hiện, điều hành kế hoạch kiểm toán cũng như tuân thủ điều lệ kiểm toán được phê duyệt. CAE cũng chịu trách nhiệm về mặt hành chính trước giám đốc điều hành (CEO) và về mặt chức năng hoạt động trước ủy ban kiểm toán.
Người đảm nhận vị trí này cũng là người hiểu rõ các rủi ro trong chiến lược của công ty đối với vấn đề pháp lý và kiểm soát, cũng như đề xuất phương án để hạn chế, khắc phục những rủi ro ấy.
Chức vụ CRO là làm gì?
CRO là viết tắt của cụm từ Chief Risk Officer – Giám đốc quản trị rủi ro trong tiếng anh.
🔔Công việc của CRO là làm gì ?
Trách nhiệm của Giám đốc quản trị rủi ro (CRO) là tổ chức hệ thống rủi ro của doanh nghiệp, phục vụ hoạt động chiến lược của doanh nghiệp. CRO cần phải phân tích kỹ các vấn đề, chiến lược của doanh nghiệp dưới góc độ rủi ro trong các cuộc họp của HĐQT. CRO cần phân loại các rủi ro theo lĩnh vực cụ thể, quản trị những rủi ro một cách hiệu quả, và cả các cơ hội liên quan.
Việc tuyển giám đốc quản lý rủi ro là nhu cầu cấp thiết của nhiều doanh nghiệp hiện nay vì mức độ quan trọng của vị trí này trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty, tổ chức.
Chức vụ CBDO là làm gì?
CBDO (Chief Business Development Officer) được hiểu là Giám đốc phát triển kinh doanh. Người đảm đương vị trí này đòi hỏi cần có một lượng kiến thức rộng về tất cả các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của công ty, cùng với tầm nhìn định hướng về quan điểm xác định doanh số bán hàng mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.
🔔Công việc của CBDO là làm gì ?
Trách nhiệm của CBDO là xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, thực hiện các quy trình cụ thể để hỗ trợ quá trình tăng trưởng kinh doanh; tạo quan hệ với khách hàng, đối tác kinh doanh, đối tác dự án của công ty; xác định các khách hàng và thị trường mới cho doanh nghiệp, đồng thời xử lý các mối quan hệ với khách hàng.
Chức vụ CLO là làm gì?
CLO (Chief Legal Officer) được hiểu là Giám đốc pháp chế của một công ty, doanh nghiệp. Giám đốc pháp chế (CLO) là người giúp công ty giảm thiểu các rủi ro về mặt pháp lý bằng cách tư vấn cho ban Giám đốc về bất kỳ vấn đề pháp lý nào mà công ty phải đối mặt, chẳng hạn như những rủi ro kiện tụng. CLO cũng là vị trí trực tiếp giám sát các luật sư nội bộ của công ty.
🔔Công việc của CLO là làm gì ?
- Trách nhiệm của Giám đốc pháp chế:
- Thông tin những sự thay đổi mới nhất của luật pháp có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
- Thiết lập các chương trình giảng dạy cần thiết cho người lao động về các vấn đề pháp lý có liên quan tới vị trí của họ trong hoạt động của công ty.
- Giúp công ty nhận thức và tuân thủ được các vấn đề về pháp lý, không vi phạm pháp luật; đồng thời đưa ra các phương án khắc phục các vấn đề về pháp lý mà công ty gặp phải.
- Là người đại diện trực tiếp về pháp lý trong trường hợp công ty, doanh nghiệp gặp phải các vấn đề liên quan đến pháp luật.
Nguyên Phong – biên soạn
Nguồn nội dung:
Thuatngumarketing.com
Techtarget.com
hrchannels.com
Wikipedia
Tin liên quan:
Một Số Thuật Ngữ Viết Tắt Trong Công Ty Bạn Nên Biết
Tổng hợp thuật ngữ chuyên ngành kinh tế được sử dụng phổ biến nhất!
Ý nghĩa đằng sau những tên thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam