Google Analytics: Những chỉ số cần xem muốn quản lý website phát triển mạnh hiệu quả Trong quá trình quản trị website, quá trình phân tích số liệu liên quan đến website là một công đoạn rất quan trọng. Nó không chỉ giúp mình nắm rõ tình hình phát triển của website mà còn hỗ trợ chúng ta đưa ra phương án tối ưu website một cách đúng đắn hơn. Để có thể theo dõi số liệu website, bạn cần phải có công cụ phân tích website trực tuyến để bạn theo dõi số liệu theo thời gian thực. Và công cụ Google Analytics sẽ giúp bạn làm được điều đó. Google Analytics là gì? Cách sử dụng Google Analytics như thế nào là hiệu quả và chuyên nghiệp?
Visits
Là tổng số lần truy cập, nó thể hiện số phiên riêng lẻ do tất cả khách truy cập vào trang web của bạn thực hiện. Vậy thế nào thì được coi là 1 phiên? Tất cả các hoạt động của người dùng trên trang web của chúng ta trong 30 phút, kể cả khi họ rời khỏi trang web và quay trở lại trong vòng 30 phút thì vẫn được tính là một phiên ban đầu. Nếu người dùng không hoạt động trên trang web của chúng ta từ 30 phút trở lên thì bất kỳ hoạt động nào trong tương lai đều được tính là phiên mới.
Visitor
Ta vẫn thường nghĩ Visitor là số người truy cập vào website trong một đơn vị thời gian. Ví dụ 1 ngày trang của bạn có 500 người vào xem thì Visitor/ngày sẽ là 500. Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy. 1 người vào website nhiều lần từ một địa chỉ Ip chỉ được tính là 1 Visitor. Nhiều người cùng truy cập từ một địa chỉ IP nhưng từ những địa chỉ máy tính khác nhau thì sẽ được coi là những visitor khác nhau. Nếu 1 máy tính được nhiều người khác nhau sử dụng và dùng chung 1 trình duyệt để vào 1 website nào đó thì toàn bộ dữ liệu của họ sẽ bị gom chung vào 1 visitor. Nếu máy tính của 1 người thường xuyên bị xóa cookie, thì các lượt truy cập của người đó vào 1 website lại được xem như là của những visitor khác nhau. Vì vậy chỉ số Visitor biến hóa rất đa dạng, và chính xác thì Visitor là số trình duyệt mới truy cập vào 1 website nào đó.
Pageviews (Số lần xem trang)
Pageview là đơn vị đo tiêu chuẩn thể hiện số lượng một người duy nhất truy cập vào một trang web duy nhất. Nếu người đó liên tục tải cùng một trang web 50 lần, điều đó thể hiện trong Google Analytics rằng trang đó có 50 pageview.
Time on site
Thời gian xem trang. Nếu thời gian khách ở lại trang cao có nghĩa là website của bạn nội dung tốt, hữu ích. Nếu chỉ số này thấp thì bạn nên xem xét lại các vấn đề về giao diện, nội dung và các công cụ điều hướng.
Bounce Rate (Tỉ lệ thoát)
Thoát trang tức là thoát hẳn ra ngoài website, kết thúc một phiên truy cập. Tỷ lệ thoát trang có lẽ sẽ không có gì đáng phải quan tâm bởi người nào vào website rồi cũng sẽ phải thoát. Tuy nhiên, có những trang “đặc biệt” có tỷ lệ thoát cao là điều đáng phải lưu tâm.
Những trang đặc biệt ở đây đó là những trang nằm trong quá trình mua hàng. Thông thường, quá trình mua hàng có khoảng 2 đến 4 bước. Nếu khách hàng vì một lí do nào đó, thoát ngang chừng trong quá trình mua hàng, ví dụ tỷ lệ thoát rất nhiều ở trang thanh toán. Như vậy tỷ lệ thoát ở trang này sẽ không tốt và bạn cần khắc phục vấn đề sớm.
Vậy giải pháp để nâng cao time on site và giảm bounce rate là gì?
Content marketing là câu trả lời cho câu hỏi này. Dù bạn làm marketing cho bất kỳ ngành nghề nào chăng nữa thì hãy nghĩ trên quan điểm của khách hàng, của người dùng. Hãy cung cấp cho khách hàng những thông tin, những nội dung mà người dùng đang cần tìm kiếm. Việc quyết định mua hàng, hay sử dụng dịch vụ hãy để khách hàng lựa chọn trên thông tin mà bạn cung cấp.
Exit rate
Exit Rate của một page là tỉ lệ số lần page đó được xem cuối cùng so với tổng số lượt xem của page. Ví dụ tỷ lệ exit rate của page A là 33%, điều đó có nghĩa là cứ 3 người xem khi truy cập web và vào tới page A thì có 1 người sẽ thoát khỏi trang từ page A đó, chỉ có 2 người là tiếp tục ở lại page A và đi tới những page khác trên website.
Phân Biệt Exit Rate Và Bounce Rate
“Bounce Rate khác gì so với Exit Rate?” là một câu hỏi về Google Analytics thường thấy của đa số người dùng. Trên lý thuyết, Bounce Rate là một trường hợp đặc biệt của Exit Rate. Vì vậy, 2 chỉ số này có đặc điểm và cách sử dụng khá giống nhau. Tuy nhiên, có một vài điểm khác biệt quan trọng mà nhà đầu tư SEO cần lưu ý khi sử dụng 2 chỉ số này. Vậy cụ thể Tỷ lệ bỏ trang (Bounce Rate) khác gì so với Tỷ lệ thoát trang (Exit Rate)?
Về bản chất
Bounce Rate (tỷ lệ bỏ trang) biểu thị phần trăm số người truy cập vào một trang nào đó trên website và thoát ngay tại trang vừa truy cập mà không có bất kỳ tương tác (visitor engagement) nào trên trang. Như vậy, người dùng đã vào trang và thoát ra luôn sau khi đọc nội dung trên trang, hay nói cách khác, là chỉ có 1 Pageview trong một session.
Trong khi đó, Exit Rate (tỷ lệ thoát) lại thể hiện phần trăm số người truy cập vào website và thoát ra tại trang đó, có nghĩa là họ có thể đã xem nhiều trang trước khi có hành động thoát xảy ra. Như vậy, người dùng truy cập vào website và thoát trang sau khi đọc ít nhất 2 trang trên site, và lượng pageview lúc này đã lớn hơn 1.
Về ý nghĩa
Boucne Rate cho chúng ta thấy 2 khả năng đã xảy ra đối với trải nghiệm của người dùng, bao gồm việc sự yếu kém về chất lượng nội dung hoặc hình thức của trang web hoặc khả năng điều hướng người dùng chưa tốt của trang web. Tỷ lệ Bounce Rate càng cao càng cho nhà quản trị website thấy rõ được điều trên và càng ảnh hưởng nhiều đến website. Vì vậy, đây là chỉ số được đánh giá rất cao trong giới SEOer hay Webmaster.
Trái với Bounce Rate, Exit Rate lại không được đánh giá cao như người anh em của nó. Tỷ lệ Exit Rate cao tại một trang nào đó trên website cho thấy trang web đó đã đánh mất sự thu hút đối với người dùng tại đâu. Exit Rate cũng phản ánh một cách khá rõ về sự kém chất lượng của trang web đó và khả năng điều hướng còn chưa tốt của trang, nhất là so với các trang web trước đó.
Về cách tính
Tuy là trường hợp đặc biệt của Exit Rate, nhưng tỷ lệ bỏ trang – Bounce Rate lại được tính bằng các chỉ số khá khác so với Exit Rate. Cụ thể:
Tỷ lệ thoát được tính bằng số lần thoát trên trang của người dùng chia cho tổng số lần xem trang (pageviews), có nghĩa là trong một lần truy cập, người đó có thể có nhiều lần xem trang. Trong khi đó, tỷ lệ bỏ trang lại được tính bằng số lần bỏ trang (truy cập trang rồi thoát ra luôn) chia cho số lần truy cập trang của người dùng, tức là chỉ có một lần xem trang duy nhất.
Về cách sử dụng
Giống với tỷ lệ thoát, tỷ lệ bỏ trang cũng thường được sử dụng để đánh giá chất lượng của trang và khả năng điều hướng của trang đó. Ngoài ra, 2 chỉ số này còn được sử dụng để đánh giá việc đặt liên kết đã phù hợp hay chưa. Bounce Rate cao cũng có thể phản ánh việc viết nội dung cho các backlink về trang hoặc việc viết thẻ meta title chưa được phù hợp với nội dung có trong trang.
Trong khi đó, Exit Rate cao lại thể hiện việc đặt các liên kết nội bộ (internal link) chưa được phù hợp. Có thể các liên kết này có nội dung không phù hợp với nội dung mà trang đang hướng đến. Hoặc đơn giản là liên kết nội bộ đó đem đến một trang web có nội dung không liên quan đến những gì mà người dùng đang quan tâm.
Location (Vị trí địa lý)
Bạn có thể biết có bao nhiêu người vào web của bạn từ lãnh thổ nào, nước nào, tỉnh thành nào. Điều này sẽ giúp bạn phân vùng được khách hàng trong thị trường của mình.
Nguồn lưu lượng truy cập
Có 3 nguồn truy cập chính là từ trang tìm kiếm, từ website khác và khách truy cập trực tiếp:
- Nếu tỉ lệ từ Google cao chứng tỏ web của bạn được SEO khá tốt.
- Nếu tỉ lệ từ các trang khác truy cập đến trang của bạn cao thể hiện site của bạn được xây dựng backlink tốt, điều này cũng được google đánh giá cao điểm cho trang web của bạn.
- Tỉ lệ người truy cập trực tiếp (từ trình duyệt web) thường là thấp nhất trong 3 chỉ số nhưng đây cũng là chỉ số cho biết có bao nhiêu người nhớ tên miền của bạn.
- Hoặc lượng truy cập từ Social
Sau khi xem được lượng truy cập từ website của mình bạn có thể đưa ra một số đánh giá tại sao lại có sự tăng, giảm như vậy và tìm hướng giải quyết phù hợp.
# Lượng truy cập thay đổi do nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
Lúc này bạn cần nghiên cứu xem nhu cầu của khách hàng bạn đã thay đổi ra sao từ đó đưa ra những cập nhật cho website của mình.
Vi dụ: khách hàng của bạn thích xem những video và hình ảnh thực tế hơn lúc này nội dung văn bản trên website của bạn khiến khách hàng nhàm chán làm cho lượng truy cập giảm sút. Bạn nên cải thiện nội dung hấp dẫn hơn để thu hút khách hàng.
# Lượng truy cập vào những ngày chạy quảng cáo cao, nhưng những ngày khác thì thấp
Bạn hãy kiểm tra thử lượng truy cập giữa những ngày chạy quảng cáo và những ngày không có chênh lệch quá nhiều không?
Nếu có, bạn đang phải phụ thuộc quá nhiều đến quảng cáo để tăng lượng truy cập và bán hàng. Bạn nên suy nghĩ đến những phương án phát triển website lâu dài và bền vững hơn, như sử dụng dịch vụ SEO từ khoá chẳng hạn.
# Lượng truy cập thay đổi do thứ hạng từ khóa SEO bị giảm
Với trường hợp này bạn nên kiểm tra lại toàn bộ các từ khóa SEO xem những từ nào bị giảm thứ hạng. Sau khi xác định được hãy xem lại quy trình thực hiện và lên một kế hoạch chi tiết để khắc phục tình trạng này.
Nguồn tổng hợp
AC nào cần tư vấn MARKETING – THIẾT KẾ WEBSITE inbox atpsoftware hoặc Ngọc Nguyễn nhé!
NGỌC NGUYỄN – ATPSOFTWARE – ATPWEB