Hệ sinh thái kinh doanh là gì?
Một Bill Gates 19 tuổi nếu không có một IBM để làm bước đệm thì cũng không có Microsoft.
Một anh hippy 19 tuổi (Steve Jobs) giã từ môn Đông phương học sau năm thứ nhất, cùng với một người bạn đồng trang lứa bỏ học ở ĐH Berkeley (Steve Wozniac) thành lập Apple với giấc mộng lớn là thay đổi thế giới, sao cho mỗi nhà đều có được một máy tính, vậy mà đi nói chuyện vẫn có người chịu nghe.
Ý tưởng chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội – một ý tưởng hoàn toàn đi ngược lại văn hóa truyền thống của người Mỹ là tôn trọng sự riêng tư – vậy mà cũng tìm được người đầu tư để làm nên Facebook.
Hai sinh viên đang học ở Stanford nảy ra ý tưởng thiết kế một hệ thống tìm kiếm thông tin mà ngay cả vị giáo sư đỡ đầu cũng thừa nhận là chưa được thuyết phục, vậy mà ông vẫn đến gặp người bạn ở câu lạc bộ đầu tư nổi tiếng tại Palo Alto để tìm nhà đầu tư giới thiệu cho sinh viên của mình làm nên Google.
Hệ sinh thái gồm cả những điều kiện hữu hình như hệ thống pháp lý, các tổ chức tín dụng chuyên cho khởi nghiệp, một nền tảng lót đường (Gates/IBM…), và cả những điều kiện vô hình như một xã hội biết “nhìn” được giá trị thật, không có định kiến (với người vô danh tiểu tốt), một nền giáo dục tôn trọng giá trị sáng tạo và sự khác biệt, dạy cho con người mạnh dạn suy nghĩ độc lập để có thể tự chủ được cuộc sống của mình, một “vốn xã hội” trong đó con người mạnh dạn tự tin vào chính mình, nhưng không bao giờ nghĩ có thể làm chuyện lớn một mình mà cần phải có đối tác và có lòng tin vào đối tác.
VD: Bạn bán 1 cái ví hàng hiệu để thành công thì bạn cần tạo ra hệ sinh thái như áo, quần, đồng hồ, dây nịch, … hoặc là những sản phẩm miễn phí tặng đi kèm. Như Channel không chỉ sản xuất quần áo hàng hiệu mà còn bán các sản phẩm hệ sinh thái xung quanh nước hoa, hay là trang sức phục tùng đi kèm…
Hệ sinh thái công nghệ là gì?
Hệ sinh thái công nghệ phong phú giúp các công ty tăng khả năng cạnh tranh, mang đến nhiều trải nghiệm cho người dùng.
Số liệu thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường IDC cho thấy trong 3 tháng đầu 2017, doanh số smartphone toàn cầu đã tăng 4,3% với hơn 347,4 triệu thiết bị, vượt 3,6% mức dự báo trước đó.
Dù tăng trưởng mạnh nhưng nhiều chuyên gia nhận định cuộc đua điện thoại thông minh đang dần đến mức bão hòa bởi sức sáng tạo ngày một ít đi. Hiện tại, các nhà sản xuất tên tuổi nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới nhằm mở rộng thị trường. Trong đó, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời phủ sóng ở nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng một hệ sinh thái công nghệ (ecosystem) thông minh được chú trọng hàng đầu.
Hiểu một cách đơn giản, ecosystem là khái niệm chỉ một mạng lưới rộng khắp các thiết bị và dịch vụ có khả năng liên kết chặt chẽ với nhau, trải dài từ phần cứng đến cả phần mềm. Khả năng đồng bộ dễ dàng mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng trong cả giải trí lẫn công việc, thay đổi hoàn toàn trải nghiệm thường thấy trong cuộc sống thường ngày.
Smartphone cùng các thiết bị và dịch vụ khác có thể kết hợp với nhau tạo nên hệ sinh thái hỗ trợ đắc lực cho người dùng. |
Ví dụ người dùng có thể trải nghiệm thực tế ảo bằng kính VR trực tiếp trên smartphone, hoặc live streaming 360 độ lên mạng xã hội bằng thiết bị chuyên dụng kết nối với điện thoại. Hay tất cả thông tin sức khỏe gồm cân nặng, năng lượng tiêu hao, số bước đi hàng ngày hoặc tình trạng giấc ngủ dễ dàng đồng bộ với di động thông qua chiếc đồng hồ thông minh hoặc vòng tay thể thao thông minh.
Thậm chí, chỉ với một vài cú chạm, người dùng có thể kết nối trực tiếp với chiếc xe ôtô của mình, hoặc điều khiển toàn bộ thiết bị trong căn nhà thông minh từ TV, tủ lạnh cho đến máy giặt hay lò sưởi, nhà bếp…
Chạy đua trong nền công nghiệp ‘nhanh’ đang thúc đẩy các CEO phải tích cực tạo nên giá trị mới cho doanh nghiệp, từ nghiên cứu cải tiến sản phẩm cho đến thúc đẩy tìm kiếm khách hàng, mở rộng kinh doanh…
Những dẫn chứng điển hình
Chỉ cần nhìn vào những công ty có giá trị nhất hiện nay như Apple, Alphabet (công ty mẹ của Google), Microsoft, Amazon hay Facebook đều có thể thấy rõ sự cần thiết của hệ sinh thái kinh doanh.
Amazon, Apple, Facebook
Amazon đang tích cực hỗ trợ người bán hàng cũng như khách hàng để lại đánh giá, nhận định về sản phẩm hay chất lượng dịch vụ… nhằm hỗ trợ tối đa việc bán hàng.
Phía Apple thì không ngừng mở rộng “không gian” cho các nhà phát triển ứng dụng phần mềm.
Facebook thì lại tích cực giúp con người có thể chia sẻ hình ảnh và ý kiến của họ theo cách dễ dàng nhất cũng như cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ để tiếp thị hay quảng cáo đến khách hàng tiềm năng.
Phía Google thì muốn kết nối gần như tất cả mọi người trên thế giới theo hàng trăm cách khác nhau thông qua gmail, youtube… Và cuối cùng là Microsoft, hãng công nghệ lẫy lừng này muốn hỗ trợ tối đa các nhà phát triển, các nhà sản xuất phần cứng và khách hàng của mình theo cách mà khách hàng muốn.
Đây là ví dụ “điển hình” về những “cuộc cách mạng” mà các công ty mang tầm cỡ thế giới đang tích cực hiện thực hóa để xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ tối đa công cuộc kinh doanh. Và với các công ty có quy mô nhỏ, việc xây dựng một hệ sinh thái thịnh vượng chính là cách để thành công trên thương trường.
“Doanh nghiệp “sống” hay “chết” hoàn toàn có thể căn cứ vào khả năng kết nối với các thành viên trong hệ sinh thái kinh doanh.
Hệ sinh thái kinh doanh vốn dĩ đã tồn tại từ khi loài người bắt đầu kinh doanh, là một “cộng đồng” gồm khách hàng, các bên đối tác, nhà cung cấp, nhà đầu tư và cả những đối tượng có khả năng tương tác hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.
Theo các chuyên gia kinh tế, mối quan hệ này là một biểu hiện tự nhiên được hình thành trong quá trình trao đổi hàng hóa và buôn bán giữa các bên. Và trong thế giới đang ngày càng thay đổi, phát triển và cạnh tranh không ngừng thì những sự liên kết này lại càng trở nên quan trọng để đáng giá sự “tồn vong” cũng như “hưng thịnh” của doanh nghiệp.
Hệ sinh thái của Vingroup
“Ở Vinhomes, học Vinschool, mua sắm tại Vincom, có bệnh tới Vinmec, du lịch tới Vinpearl và làm việc tại Vingroup”, đang là một trong những mục tiêu được nhiều bạn trẻ hướng tới.
Sắp tới đây, “đi Vinfast” có thể sớm được thêm vào chuỗi mục tiêu này khi dự án đầu tư nhà máy sản xuất ô tô quy mô 3,5 tỷ USD với mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á đến năm 2025 đang được Tập đoàn Vingroup đẩy nhanh tốc độ.
Thành lập tháng 5/2002 với vốn điều lệ 196 tỷ đồng, kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, sau 17 năm, tính đến ngày 30/6/2018, Vingroup đã trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam có tổng tài sản 242.000 tỷ đồng, tương đương hơn 10 tỷ USD.
Bên cạnh lĩnh vực trọng tâm là bất động sản với hệ thống dự án nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê trải khắp cả nước mang thương hiệu Vinhomes, Vincom, Vincity,
Tập đoàn này còn có các đơn vị thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ (VinEcom, Vinmart, Vinmart+, Vinpro), du lịch, nghỉ dưỡng (Vinpearl), y tế (Vinmec), giáo dục (Vinshool, Vinuni), nông nghiệp (Vineco), sản xuất công nghiệp (Vinfast).
Có thể thấy, hệ sinh thái của Vingroup đã và đang đáp ứng gần như hoàn chỉnh mọi nhu cầu của cộng đồng dân cư.
Tuy vậy, tham vọng mở rộng của Vingroup vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi Ban lãnh đạo Tập đoàn vừa chia sẻ tham vọng trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, với kế hoạch bước chân vào nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất phần mềm, nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ mới…
Trong các đơn vị thành viên, ngoài cổ phiếu của chính Vingroup được niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2007 với mã chứng khoán VIC thì hai đơn vị thành viên là Vincom Retail (VRE), Vinhomes (VHM) lần lượt niêm yết trong năm 2017, 2018 đã tạo được sức hút lớn với nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong vài năm trở lại đây, tư duy xây dựng một tập đoàn với hệ sinh thái nhiều doanh nghiệp thành viên đã và đang trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp hướng tới.
Ngoài Vingroup, một số tập đoàn khá thành công trong mô hình xây dựng hệ sinh thái kinh doanh có thể kể đến như VJC – HDB, FPT, FLC, GEX, Masan…
Hệ sinh thái này có thể nằm trên một chuỗi giá trị theo chiều dọc như doanh nghiệp bất động sản mở thêm công ty xây dựng, phân phối sản phầm, quản lý… đáp ứng đầy đủ công việc trong vòng đời dự án, hay theo chiều ngang đa ngành như ngân hàng lập thêm công ty chứng khoán, quản lý quỹ, cho thuê tài chính, bảo hiểm.
Như tại Tập đoàn Masan, thông qua hàng loạt thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) Vinacafe Biên Hòa, Vĩnh Hảo, Cholimex, Vissan, Con Cò…, đến nay, chuỗi giá trị nông nghiệp và hệ thống phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng của Massan đã tương đối hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, Masan còn xây dựng được vị thế trong mảng khoáng sản với Massan Resources.
Tại Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GEX), thông qua các thương vụ M&A trong khoảng 2 năm qua, GEX cũng xây dựng được hệ sinh thái từ sản xuất – kinh doanh thiết bị điện đến năng lượng, bất động sản và logictics.
Chẳng hạn, trong mảng thiết bị điện, GEX đang sở hữu các công ty: Dây cáp điện Việt Nam (CAV), Thiết bị điện (THI), Chế tạo Điện cơ Hà Nội (HEM); trong lĩnh vực năng lượng có Gelex Ennergy đầu tư các nhà máy thủy điện; trong lĩnh vực logictics có Đường sông Miền Nam (SWC), Vận tải đa phương thức (VTX), Cảng Miền Nam; trong lĩnh vực bất động sản có Gelex Land, Gelex Tower.
Tại PAN Group, doanh nghiệp có các công ty con trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp như Chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF), Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT), Thực phẩm Sao Ta (FMC)…
Với Tập đoàn FLC, sau chuỗi dự án du lịch ven biển trải dài khắp Việt Nam, tập đoàn này vừa cho ra mắt Hãng hàng không Bamboo Airways, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chuỗi dịch vụ khép kín, không chỉ ở các loại hình dịch vụ, mà còn khép kín ở khắp lãnh thổ Việt Nam.
Kết luận
Vậy khi bạn muốn tạo ra một thương hiệu thực thụ thì bạn phải liên kết tạo ra hệ sinh thái xung quanh sản phẩm của mình, làm đòn bẩy cho sản phẩm phát triển.
Chúc các bạn thành công!
Ngọc Nguyễn – ATPSOFTWARE