“Sáng tạo ấy hả, sáng tạo công việc dành cho nghệ sĩ và những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật, tôi là giáo viên nên không có khả năng sáng tạo đâu” – đây chỉ là một trong rất nhiều lời chia sẻ cho câu hỏi “Bạn nghĩ mình có khả năng sáng tạo không?” mà đa số người được hỏi đều trả lời là KHÔNG.
Nhưng liệu bạn có biết, từ khi sinh ra mỗi người đều đã biết sáng tạo? Như một đứa trẻ chúng ta say sưa với các trò chơi tưởng tượng, lấy lá cây làm thức ăn trong trò chơi đồ hàng, tô vẽ những mảng màu và gọi chúng là siêu anh hùng hay những chú khủng long.
Một vài mảnh ghép có thể là đồ chơi hằng giờ cho một đứa trẻ mà người lớn chúng ta luôn tự hỏi: “Chơi không biết chán à”.
Một vết chấm trên bảng bằng phấn đối với các cô nhóc, cậu nhóc 3 tuổi có thể là tàn thuốc lá, một vết chân chim, một ngôi sao hay một quả trứng ung nhưng đối với người lớn chúng ta đó đơn giản chỉ là một vết chấm. Hết. Và những người lớn như chúng ta yên tâm với câu trả lời đó nếu được hỏi.
Một chiếc nắp cola chắc chắn là đồ bỏ đi vô giá trị chứ không phải là đồng tiền trong những câu chuyện đồ hàng thủa nào. Thế mà Coca- Cola lại sử dụng điều đó cho chiến dịch Hello Happiness mà người ta xếp hàng dài với những chiếc nắp cha cầm trên tay thay cho tiền xu tương đương với 3 phút gọi điện quốc tế, giúp người lao động kết nối với gia đình thường xuyên hơn.
Những chuyến bay dài trên “con chim sắt” lại là nỗi ám ảnh người lớn chúng ta chứ không còn thú vị như ngày còn thơ bé chỉ tay lên trời và nói “Máy bay kia! Không biết nó đi đâu nhỉ”. Nhưng đó lại là Insight để hãng hàng không British Airway mang về Sư tử vàng trong liên hoan quảng cáo danh giá nhất toàn cầu Cannes Lions.
Vậy mà theo thời gian, có người có thể dễ dàng tuôn trào hàng chục hàng trăm ý tưởng, nhưng cũng có người phải “vò đầu, bứt tóc” chỉ để nghĩ ra một trò chơi đơn giản gắn kết gia đình vào dịp cuối tuần.
Bạn nhận ra vấn đề rồi chứ? Chính xác, chúng ta đã để đứa trẻ sáng tạo ngủ quên mất theo thời gian. Hệ thống giáo dục dạy chúng ta 1+1=2 chứ không phải 1+1 =11 và lớn hơn 2. Bầu trời phải là tô màu xanh chứ không phải màu xám trong suy nghĩ của trẻ thơ khi chúng thấy lúc dậy vào sáng sớm để ngắm bình minh. Cô giáo, thầy giáo dạy chúng ta chỉ có một câu trả lời chính xác duy nhất chứ không bảo bạn: “mọi câu trả lời đều đúng, tất cả tùy thuộc vào quan điểm của bạn, việc bạn cài đặt kênh trí tuệ của chính mình”. Đúng là chúng ta không nhất thiết phải sáng tạo khi làm mọi việc nhưng những lúc cần nghĩ ra một điều gì đó khác biệt đứa trẻ sáng tạo lại vướng vào chính sợi dây do chính chúng ta căng ra bởi thói quen nhất định trong cuộc sống.
Nhưng cũng đừng lo lắng, nếu bạn đã từng dùng chiếc điện thoại làm thước kẻ, túi nilong để buộc giày đi mưa, lá khô làm giấy vệ sinh hay đơn giản dùng cuốn vở để lót chỗ ngồi thì đứa trẻ sáng tạo trong bạn chỉ là đang ngủ quên thôi. Điều quan trọng là học cách làm sao đánh thức đứa trẻ đó dậy và chơi đùa cùng nó.
Sẽ ra sao nếu chúng ta làm chủ hơn 50 phương pháp đánh thức trí sáng tạo trong con người bạn với một quy trình chuẩn từ Agency quốc tế bao gồm phân tích, phác thảo ý tưởng, tư duy định hướng, tư duy tổng hợp, các khuôn mẫu và tư duy sáng tạo, chỉ trong 02 ngày cuối tuần dưới sự dẫn dắt của Tổng Giám đốc Sáng tạo Richard Moore Associates?
Sẽ ra sao nếu bạn trả lời CÓ thay vì KHÔNG cho câu hỏi: “Bạn có khả năng sáng tạo?”
Đừng biến những giờ “brainstorm” thành giây phút “tra tấn” não bộ hay khi xem những chiến dịch truyền thông bạn phải thốt lên: “Chỉ có thể ở Phương Tây”.
Hãy nhớ rằng, dù bạn là một doanh nhân, một người làm marketing hay một giáo viên đang tìm cách cải thiện bài giảng của mình chỉ cần bật đúng công tắc đánh thức đứa trẻ sáng tạo mọi vấn đề đều có thể giải quyết.
Nguồn: Học viện Thương hiệu Plato